BÀI 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (tiếp theo)

quangthoai

New Member
Thứ ba, ngày 30 tháng sáu năm 2009

BÀI 16

Nhãn: GIÁO KHOA - 12CB
BÀI 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (tiếp theo)
III. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ NGẪU PHỐI
1. Quần thể ngẫu phối
- Quần thể ngẫu phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên
- Quá trình giao phối ngẫu nhiên là nguyên nhân làm cho quần thể đa hình (đa dạng) về kiểu gen và kiểu hình
- Các quần thể ngẫu phối được phân biệt với các quần thể khác cùng loài bởi tần số tương đối các alen, các kiểu gen, các kiểu hình
2. Định luật Hacđi-Vanbec và trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
- Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng 1 quần thể giao phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Gọi p là tần số tương đối của alen A
- Gọi q là tần số tương đối của alen a
- Quần thể được gọi là cân bằng di truyền khi đáp ứng được công thức:
P2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1
p2: tần số kiểu gen AA
2pq: tần số kiểu gen Aa
q2: tần số kiểu gen aa
Ví dụ: một quần thể có cấu trúc di truyền là
0.68AA + 0.24 Aa + 0.08 aa = 1
Tính tần số tương đối của các alen của quần thể trên? Quần thể trên có cân bằng không?




ĐIỀU KIỆN NGHIỆM ĐÚNG CỦA ĐỊNH LUẬT HACĐI – VANBEC
- Quần thể phải có kích thước lớn, số lượng cá thể nhiều.
- Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau 1 cách ngẫu nhiên.
- Không có đột biến và chọn lọc tự nhiên.
Tuy nhiên trên thực tế rất khó có thể đáp ứng được tất cả các điều kiện trên nên tần số alen và thành phần kiểu gen của một quần thể liên tục bị biến đổi
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Nêu đặc điểm cơ bản của quần thể ngẫu phối
2. Nêu ý nghĩa và điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec
3. Bài tập 2 trang 73 SGK
 
Top