VinaSat - 1, bạn là ai?

nyz.papie

New Member
Người Việt Nam sử dụng sóng Việt Nam, đó là niềm tự hào to lớn được một “nhân vật” đặc biệt mang lại cho chúng ta trong hơn một năm qua.
MT đã có một cuộc “kết nối không dây” với nhân vật này.
VinaSat - 1, bạn là ai?
Mình là một Vệ tinh (VT) nhân tạo được phóng lên trên quỹ đạo địa tĩnh của trái đất. Ở quỹ đạo này, mình có chu kì quay quanh trái đất xấp xỉ với chu kì của trái đất xoay quanh mặt trời; do vậy mình được xem như đứng yên đối với một điểm trên mặt đất (Nên được gọi là VT địa tĩnh).

Phải “đi công tác xa” như vậy, bạn thường được trang bị những gì?
Về phần này thì mấy bạn khỏi lo. Trên người mình có rất nhiều phụ kiện như: anten thu phát sóng vi ba (microwave); tấm pin dùng năng lượng mặt trời cấp điện cho hệ thống; các bộ phát đáp (transponder) để thu và truyền lại tín hiệu xuống mặt đất; các khối điều khiển trung tâm dùng cho việc định vị quỹ đạo vệ tinh cũng như nhận lệnh điều khiển từ mặt đất... Toàn là “hàng” công nghệ cao không đó!
Hãy bật mí một chút về công việc của bạn?
Thông thường các Vệ tinh (VT) được phân thành 3 nhóm theo quỹ đạo là: LEO, MEO và GEO. LEO là nhóm vệ tinh có quỹ đạo thấp (độ cao từ 200km đến 500km), MEO là nhóm vệ tinh quỹ đạo trung bình (độ cao từ 5.000km đến 15.000km), GEO là nhóm vệ tinh theo quỹ đạo địa tĩnh hay gọi tắt là VT địa tĩnh (độ cao khoảng xấp xỉ 36.000km so với mặt đất)

Hoạt động cơ bản của mình là nhận tín hiệu phát từ các trạm mặt đất sau đó khuếch đại, giải điều chế, xử lí chất lượng tín hiệu, điều chế và phát trở lại mặt đất theo búp sóng (vùng phủ sóng) đã được thiết kế. Nói nôm na giống như một người trực tổng đài điện thoại tại các cơ quan đó.
Ngoài ra, mình được giám sát và điều khiển 24/24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần bởi 2 Trạm Điều khiển vệ tinh (TT&C), Trạm chính đặt tại xã Cát Quế, Hoài Đức, Hà Tây (Trạm Điều khiển Quế Dương) và Trạm dự phòng đặt tại xã Tân Định, Bến Cát, Bình Dương (Trạm điều khiển Bình Dương).
Thế bạn đã tham gia vào các “tác phẩm” nào?
Ngày 4 - 10 - 1957, Liên Xô cũ là nước đầu tiên phóng vệ tinh nhân tạo (SPUNIK 1) lên bầu trời. Tiếp sau đó, tháng 1 - 1958 Mỹ phóng VT EXPLORER 1 và đến cuối 1958, Mỹ lại tiếp tục phóng VT truyền thông SCORE lên quỹ đạo. Tuy nhiên mãi đến 1962, NASA mới phóng VT thương mại đầu tiên trên thế giới phục vụ cho việc truyền hình giữa Mỹ, Nhật và châu Âu.
Ngày 18/4/2009, Việt Namđã đưa “công dân” mang tên VINASAT - 1 của mình lên trên cao. Ngoài việc xác lập được lãnh thổ trên không của Việt Nam, là nền tảng để cung cấp các dịch vụ công nghệ cao, VINASAT - 1 còn mang đến những lợi ích vô cùng to lớn về kinh tế, chính trị xã hội...
Ồ, nhiều lắm. Này nhé, từ sóng điện thoại mà bạn đang sử dụng để tám với bạn bè, Internet không dây, cho đến sóng truyền hình bạn đang coi,... Ngoài ra mình còn được ứng dụng trong các lĩnh vực như quân sự, thương mại, khoa học...
Ở vị trí quỹ đạo 1320 đông và rất xa với mặt đất, chắc phạm vi phủ sóng của bạn rộng lắm ha?
Dĩ nhiên rồi, mình có thể “nhìn thấy” toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải, các quần đảo của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, cả một phần phía đông châu Úc nữa.
Dự định trong tương lai của bạn?
Tiếp tục đẩy mạnh các ứng dụng đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông. Mình nghĩ với lưu lượng phát triển thông tin như hiện nay thì trong một tương lai không xa, mình sẽ được làm việc chung với các đồng nghiệp khác như VinaSat - 2, VinaSat - 3 chẳng hạn.
t162424.jpg
Xin cám ơn VinaSat - 1 rất nhiều!
THANH HÀ
Xin chân thành cám ơn NGƯT - PGS. TS. Lê Tiến Thường (Khoa ĐIỆN - ĐIỆN TỬ trường ĐH Bách Khoa TP.HCM) đã cố vấn chuyên môn cho bài viết này.
 
Top