Tại sao chúng ta không nên tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam ?

vienthong2

New Member
Gặp gỡ cấp cao Việt - Trung về Biển Đông

Hôm qua tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc, chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây.

Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đã trình bày lập trường và chủ trương của phía Trung Quốc về việc phát triển quan hệ song phương và vấn đề trên biển. Trước đó, Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân.

Hai bên cho rằng, quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt-Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.



Hai bên nhấn mạnh cần kiên trì đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển theo đúng phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị; áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông; tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước; đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm ký kết “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc”; thúc đẩy việc thực hiện “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các công việc tiếp theo, cố gắng sớm đạt tiến triển thực chất.
 

vienthong2

New Member
Mỹ phê phán Trung Quốc dùng vũ lực ở Biển Đông

Thượng viện Mỹ hôm qua nhất trí thông qua nghị quyết có nội dung phê phán hành động sử dụng vũ lực của các tàu Trung Quốc tại Biển Đông.

Không chỉ phê phán Trung Quốc, nghị quyết này còn đồng thời kêu gọi một tiến trình đa phương và hòa bình để giải quyết các tranh chấp. Trung Quốc vốn luôn từ chối việc đàm phán đa phương về các tranh chấp trên Biển Đông và chỉ muốn thương lượng trực tiếp với từng nước liên quan.
Đặc biệt, nghị quyết của Thượng viện Mỹ ủng hộ việc quân đội Mỹ tiếp tục có các hoạt động hỗ trợ cho quyền tự do hàng hải tại các vùng biển và không phận quốc tế ở Biển Đông, AFP cho hay.

Các nghị sĩ Mỹ tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ cho giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp lãnh hải tại vùng biển này, đồng thời yêu cầu các bên kiềm chế cũng như không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề liên quan tới tranh chấp.
Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, khẳng định các nước Đông Nam Á đang quan ngại sâu sắc trước những hành động "hăm dọa" của Trung Quốc. Ông nói rằng việc Thượng viện Mỹ đưa ra nghị quyết này là một bước tiến quan trọng trong việc hình thành một cơ chế đa phương nhằm giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Trước đó, trong cuộc tiếp xúc giữa hai nước tại Hawaii hôm 25/6, Mỹ kêu gọi Trung Quốc giảm tình trạng căng thẳng ở Biển Đông thông qua đối thoại.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Thái Bình dương Kurt Campbell, sau cuộc đối thoại với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải, cho hay ông đã thể hiện với phía Trung Quốc rằng Mỹ đánh giá cao vai trò của Bắc Kinh trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
"Chúng tôi muốn giảm tình trạng căng thẳng và luôn đặc biệt quan tâm tới việc duy trì hòa bình và ổn định. Chúng tôi đang tìm kiếm sự đối thoại giữa các bên liên quan", ông Campbell nói.
Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết nói trên trong bối cảnh các vụ va chạm trên biển gần đây giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng. Việt Nam cũng như Philippines đều bất bình trước các hành động vi phạm chủ quyền từ phía Trung Quốc. Giới quan sát cho rằng động thái của Trung Quốc là một bước trong toan tính biến đường yêu sách 9 đoạn vô lý tại Biển Đông thành hiện thực.

---------- Post added at 09:49 PM ---------- Previous post was at 09:44 PM ----------

Tranh chấp ở Biển Đông 'có thể dẫn tới xung đột'

Một cuộc xung đột ở quy mô lớn hơn đang nhen nhóm từ những tranh chấp rất nguy hiểm trên Biển Đông suốt thời gian qua, các nhà phân tích quốc phòng Australia cảnh báo.
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/06/the-gioi-nhan-dinh-ve-cang-thang-bien-dong/


Các chính phủ trong khu vực đang chưa tìm được tiếng nói chung về các vùng biển tranh chấp vốn được cho là có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn, một nhóm chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc tế Lowy của Australia nhận định. Những phân tích và dự đoán của nhóm chuyên gia được đưa vào một bản báo cáo có tên "Khủng hoảng Niềm tin: Những cường quốc chính và An ninh hàng hải tại Ấn Độ-châu Á Thái Bình Dương", với người chủ biên là Rory Medcalf.
Phần lớn các vụ va chạm gây căng thẳng xảy ra trên Biển Đông, với các bên tham gia tranh chấp gồm Việt Nam, Trung Quốc (gồm Đài Loan), Philippines, Brunei và Malaysia. Các quan chức Việt Nam và Trung Quốc mới đây đã gặp gỡ trực tiếp tại Bắc Kinh để nói về những va chạm trên biển vừa qua. "Tình hình đang lắng dịu sau một thời gian căng thẳng, nhưng không ai biết điều gì sẽ xảy ra", WSJ dẫn lời của nhóm nghiên cứu.
Nếu một cuộc chiến tranh được châm ngòi, Mỹ và các cường quốc khác sẽ không thể đứng ngoài. Ảnh hưởng của cuộc chiến sẽ lan rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Viện Lowy cảnh báo. Hải quân Mỹ vốn hoạt động trong các vùng biển ở châu Á và đang tiến hành tập trận chung với Philippines, sắp tới là với Australia.
Sức ép về tài nguyên, những tranh chấp chủ quyền, chủ nghĩa dân tộc và những căng thẳng giữa quân đội Mỹ - Trung là tâm điểm của một viễn cảnh hỗn loạn có thể xảy ra. Đây là nhận định của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Lowy, dựa trên việc tham vấn các chuyên gia an ninh tại Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ.
Một trong những vấn đề được chỉ ra trong bản báo cáo của Viện Lowy là việc Trung Quốc không sẵn sàng cho phép các kênh liên lạc thường xuyên với các lực lượng nước ngoài. "Có một nhu cầu cấp thiết trong việc cải thiện và thực sự sử dụng các kênh liên lạc giữa Trung Quốc với các cường quốc quân sự khác", chuyên gia Medcalf nói.
Nhận định chung của nhóm chuyên gia thuộc Viện Lowy là các tuyến đường biển tại Ấn Độ-châu Á Thái Bình Dương đang ngày càng trở nên chật chội, là chủ đề gây tranh cãi và rất dễ bị tổn thương bởi xung đột vũ trang. Các lực lượng hải quân và không quân tại khu vực này đang được tăng cường, trong bối cảnh sức nặng chiến lược trong cán cân kinh tế đang thay đổi theo hướng lệch đông.
Nhóm chuyên gia của Viện Lowy đưa ra bản báo cáo khi Australia nhận thức rõ đòi hỏi của việc phải triển khai lại các nguồn lực quân sự để bảo vệ tốt hơn cho các cơ sở hạ tầng năng lượng, và sẵn sàng đối phó với các cường quốc châu Á, trong đó có việc Trung Quốc đang mở rộng tầm ảnh hưởng chiến lược tại khu vực.
Trong thời gian gần đây, Biển Đông - nằm giữa Ấn Độ-dương và Thái Bình Dương - liên tục "dậy sóng" vì những tranh chấp chủ quyền vùng nước và các đảo. Các vụ việc tàu Trung Quốc cắt cáp và cản trợ hoạt động của các tàu thăm dò địa chấn Việt Nam, cũng như các va chạm giữa Trung Quốc với Philippines khiến tình hình Biển Đông trở nên nóng hơn lúc nào hết, các nhà phân tích nhận xét.
-----

PS: Các thông tin về biển Đông trên các báo tôi sẽ update trong topic này để mọi người tiện theo dõi. :)

---------- Post added at 09:56 PM ---------- Previous post was at 09:49 PM ----------

Việt Nam đề nghị Trung Quốc không gây phức tạp thêm tình hình

Trong cuộc gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc ngày 25/6, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn đề nghị Trung Quốc thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Trung.


Dưới đây là trả lời của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn với báo chí Việt Nam về nội dung cuộc gặp gỡ.
- Ngày 25/6, tại Bắc Kinh, với tư cách là đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Thứ trưởng đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc để chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây. Nội dung thông điệp của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam là gì?

- Nội dung thông điệp tập trung vào 3 điểm chính sau:

1. Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác của khu vực và thế giới.



2. Bày tỏ quan ngại về những vụ việc vừa qua ở Biển Đông; đồng thời khẳng định rõ lập trường của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông, đề nghị các bên nghiêm túc thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” DOC, giải quyết tranh chấp và các vấn đề nảy sinh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.



3. Nêu một số kiến nghị cụ thể về việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, như việc duy trì tiếp xúc cấp cao, tổ chức phiên họp lần thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc tại Hà Nội…
- Nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, về việc giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị, là gì?
- Nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã được ghi nhận trong các Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là Tuyên bố chung tháng 10/2008 nhân dịp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc.



Theo đó, hai bên khẳng định quan tâm gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông, “tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và tinh thần “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), duy trì cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, căn cứ nguyên tắc và chế độ pháp lý đã được xác định bởi luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực thích hợp.



Trong quá trình đó, hai bên cùng nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định ở Biển Đông, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp. Hai bên đồng ý, với nguyên tắc dễ trước khó sau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước.


- Tiến trình đàm phán “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc” đã đến đâu?

- Như các bạn đã biết, sau khi hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc cuối tháng 12/2008, ta và Trung Quốc đã thỏa thuận chuyển trọng tâm đàm phán về công tác biên giới lãnh thổ sang vấn đề trên biển. Hai bên nhất trí trước khi đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể cần đàm phán ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Đó là những định hướng lớn, quan trọng mà hai bên cần tuân thủ.



Với tinh thần đó, từ đầu năm 2010 đến nay, ta và Trung Quốc đã tiến hành 6 vòng đàm phán cấp chuyên viên. Hai bên đã trao đổi ý kiến về một số nguyên tắc cơ bản như: nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông; những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam – Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì phải bàn bạc giữa các bên liên quan khác…
Dự kiến vòng đàm phán thứ 7 sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong thời gian sắp tới.

---------- Post added at 09:56 PM ---------- Previous post was at 09:56 PM ----------

Việt Nam đề nghị Trung Quốc không gây phức tạp thêm tình hình

Trong cuộc gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc ngày 25/6, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn đề nghị Trung Quốc thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Trung.


Dưới đây là trả lời của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn với báo chí Việt Nam về nội dung cuộc gặp gỡ.
- Ngày 25/6, tại Bắc Kinh, với tư cách là đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Thứ trưởng đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc để chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây. Nội dung thông điệp của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam là gì?

- Nội dung thông điệp tập trung vào 3 điểm chính sau:

1. Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác của khu vực và thế giới.



2. Bày tỏ quan ngại về những vụ việc vừa qua ở Biển Đông; đồng thời khẳng định rõ lập trường của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông, đề nghị các bên nghiêm túc thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” DOC, giải quyết tranh chấp và các vấn đề nảy sinh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.



3. Nêu một số kiến nghị cụ thể về việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, như việc duy trì tiếp xúc cấp cao, tổ chức phiên họp lần thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc tại Hà Nội…
- Nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, về việc giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị, là gì?
- Nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã được ghi nhận trong các Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là Tuyên bố chung tháng 10/2008 nhân dịp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc.



Theo đó, hai bên khẳng định quan tâm gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông, “tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và tinh thần “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), duy trì cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, căn cứ nguyên tắc và chế độ pháp lý đã được xác định bởi luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực thích hợp.



Trong quá trình đó, hai bên cùng nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định ở Biển Đông, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp. Hai bên đồng ý, với nguyên tắc dễ trước khó sau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước.


- Tiến trình đàm phán “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc” đã đến đâu?

- Như các bạn đã biết, sau khi hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc cuối tháng 12/2008, ta và Trung Quốc đã thỏa thuận chuyển trọng tâm đàm phán về công tác biên giới lãnh thổ sang vấn đề trên biển. Hai bên nhất trí trước khi đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể cần đàm phán ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Đó là những định hướng lớn, quan trọng mà hai bên cần tuân thủ.



Với tinh thần đó, từ đầu năm 2010 đến nay, ta và Trung Quốc đã tiến hành 6 vòng đàm phán cấp chuyên viên. Hai bên đã trao đổi ý kiến về một số nguyên tắc cơ bản như: nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông; những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam – Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì phải bàn bạc giữa các bên liên quan khác…
Dự kiến vòng đàm phán thứ 7 sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong thời gian sắp tới.

---------- Post added at 10:24 PM ---------- Previous post was at 09:56 PM ----------

tin khác: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/23580/trung-quoc-lai-gay-han-tren-bien-dong.html
 

vienthong2

New Member
Học giả Việt Nam nói về Biển Đông trên truyền hình Trung Quốc

Trả lời truyền hình Trung Quốc, tiến sĩ Vũ Cao Phan bình luận, phát biểu của lãnh đạo Việt Nam chỉ là những phản ứng tự vệ, không phải là lời lẽ đe dọa chiến tranh. Ông tin, cuộc tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình.

Dưới đây là nội dung trả lời của ông với Đài truyền hình Phượng Hoàng của Hong Kong, Trung Quốc, tuần trước do tiến sĩ gửi cho VnExpress.


- Sự thể hiện cứng rắn gần đây của Việt Nam ở Nam Hải (Biển Đông) biểu thị thái độ gì?
- Nếu chỉ nhìn vào riêng biệt các sự kiện xảy ra gần đây để đánh giá phản ứng và thái độ của Việt Nam thì sẽ không chính xác. Phải nhìn rộng ra một chút, nhìn xa ra một chút. Vài năm gần đây ngày càng có nhiều tàu đánh cá của phía Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu hết lưới cụ rồi đòi tiền chuộc. Như năm ngoái chẳng hạn, hàng chục tàu thuyền, hàng trăm ngư dân khu vực miền Trung bị bắt giữ. Đây vốn là vùng đánh cá truyền thống lâu đời và yên lành của ngư dân Việt Nam, bây giờ bỗng nhiên liên tục xảy ra những sự việc như vậy.​
Có lần truyền hình Việt Nam chiếu cảnh hàng trăm thân nhân của những người đánh cá đứng, ngồi lam lũ trên bờ biển khóc lóc ngóng lo chồng con trở về đã gây ra rất nhiều bức xúc trong dư luận xã hội (điều này chắc các bạn Trung Quốc không biết).



Nhà đương cục Việt Nam đã nhiều lần tiếp xúc với phía Trung Quốc về vấn đề đó nhưng hầu như không được đáp ứng. Lần này Trung Quốc hành động mạnh hơn thì phản ứng của Việt Nam cũng buộc phải mạnh hơn, không có gì quá bất thường. Trong tinh thần ấy, tôi nghĩ, phát biểu của lãnh đạo Việt Nam cũng chỉ là những phản ứng tự vệ, đâu có phải là lời lẽ đe dọa chiến tranh như các bạn vừa suy luận. Nếu người dân Trung Quốc thấy bất thường thì có lẽ là vì các bạn không biết đến các sự kiện trước đó như tôi vừa nói. Còn nếu gọi đây là một sự leo thang thì phải thấy là Việt Nam leo theo các bạn Trung Quốc. Đúng thế đấy, phía Trung Quốc luôn luôn leo lên trước.


- Theo ông, tranh chấp trên Nam Hải (Biển Đông) sẽ được giải quyết bằng vũ lực hay đàm phán?
- Ở Việt Nam loại câu hỏi như thế này hầu như không được đặt ra. Tôi nói hầu như nghĩa là không phải không có. Mặc dù Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh suốt hơn nửa thế kỷ qua nhưng không nhiều người nghĩ đến khả năng có một cuộc chiến tranh Trung - Việt vào lúc này vì những hòn đảo ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải). Về phía cá nhân, tôi tin cuộc tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình.​
Thứ nhất là vì Chính phủ hai nước luôn luôn cam kết sẽ giải quyết những tranh chấp này không phải bằng vũ lực mà thông qua con đường ngoại giao, đàm phán thương lượng.​
Thứ hai, cả hai nước đều đang ra sức phát triển kinh tế sau nhiều năm bị tàn phá bởi Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc và chiến tranh ở Việt Nam; và công cuộc xây dựng phát triển kinh tế này đang đạt được những kết quả khả quan, chắc là không bên nào muốn để chiến tranh một lần nữa kéo lùi sự phát triển của đất nước mình.​
Thứ ba, bối cảnh của một thế giới hiện đại - tôi muốn nói đến một dư luận quốc tế đã trưởng thành - sẽ mạnh mẽ góp sức ngăn ngừa một khả năng như vậy.​
Thứ tư, và điều này cũng rất quan trọng, là nếu chính phủ hai nước có nóng đầu một chút thì lý trí và tình cảm của nhân dân cả hai bên sẽ giúp cho họ tỉnh táo hơn, tôi tin như vậy. Tôi xin hỏi lại anh, chắc anh cũng không muốn có một cuộc chiến tranh chứ?​
Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra những va chạm, xung đột nhỏ.

- Bản chất của sự tranh chấp Trung - Việt, theo ông, là vấn đề kinh tế hay chủ quyền? Việt Nam nhìn nhận nguyên tắc "gác tranh chấp, cùng khai thác” như thế nào?
- Đây là một câu hỏi thú vị. Các sự kiện ở Biển Đông cho thấy có cả màu sắc tranh chấp về kinh tế lẫn tranh chấp chủ quyền. Quan sát khách quan thì thấy Trung Quốc có vẻ nghiêng về lý do kinh tế, còn Việt Nam nghiêng về lý do chủ quyền nhiều hơn. Cách nhìn vấn đề như vậy sẽ giải thích được tại sao Việt Nam không mặn mà lắm với việc “gác tranh chấp, cùng khai thác”.​
Ta thử phân tích xem tại sao nhé. Và đây là ý kiến của cá nhân tôi thôi. Lý do thứ nhất là tài nguyên thì có hạn, một khi khai thác hết rồi điều gì sẽ xảy ra? Liên quan đến nó là lý do thứ hai: “gác tranh chấp, cùng khai thác” mà các bạn vừa nêu mới chỉ là một nửa lời căn dặn của ông Đặng Tiểu Bình mà nguyên văn là: “Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác”, có đúng không? Như thế có nghĩa là khi đã cạn kiệt tài nguyên khai thác rồi, Việt Nam chẳng còn gì và Trung Quốc thì vẫn còn cái cơ bản là “chủ quyền”! Mà những hòn đảo và vùng biển ấy đâu chỉ có giá trị về tài nguyên?​
Tôi ủng hộ việc hai nước cùng hợp tác khai thác tài nguyên ở Biển Đông nhưng ít nhất trước đó cũng phải làm sáng tỏ đến một mức độ nhất định nào đó (nếu chưa hoàn toàn) vấn đề chủ quyền.​
Về câu hỏi của các bạn là bản chất của cuộc tranh chấp Việt - Trung là gì, kinh tế hay chủ quyền thì tôi đã phát biểu như vậy. Nhưng nếu cho tôi được phát triển theo ý mình thì tôi nói rằng, bản chất của cuộc tranh chấp này là chính trị. Quan hệ Việt - Trung không yên tĩnh đã từ mấy chục năm nay rồi và nó là một dòng gần như liên tục, trước khi xuất hiện vấn đề biển đảo những năm gần đây, có phải vậy không? Để giải quyết nó, các nhà lãnh đạo cần phải ngồi lại với nhau, ở cấp cao nhất ấy, một cách bình đẳng, bình tĩnh, thẳng thắn và chân thành. Vấn đề hóc búa đấy. Đương đầu với sự thật không dễ dàng, nhưng sẽ dễ dàng nếu xuất phát từ thiện chí mong muốn một sự bền vững thực chất cho tình hữu nghị Việt - Trung.

- Theo ông, tương lai phát triển của quan hệ Trung - Việt sẽ như thế nào? Làm cách nào để có thể duy trì quan hệ hữu hảo giữa hai nước?
- Tôi là một người có nhiều năm công tác ở Hội Hữu nghị Việt - Trung, có nhiều mối quan hệ gắn bó với Trung Quốc và nói một cách rất chân thành là tôi yêu Trung Quốc, khâm phục Trung Quốc và thậm chí có thể gọi là “thân Trung Quốc” cũng được. Vì thế, điều mong muốn thường trực của tôi là làm sao xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp, thật sự tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Chắc các bạn cũng muốn vậy. Nhưng có không ít việc phải làm. Có việc phải bắt đầu lại. Trước hết, như tôi đã nói là phải ngồi lại với nhau. Có vị bảo với tôi là ngồi mãi rồi còn gì. Không, ngồi như vậy chưa được, ngồi như vậy không được. Ngồi thế không phải là ngồi thẳng.​
Về phần mình với mong muốn như vậy, tôi xin được gửi gắm đôi điều giống như là những lời tâm sự đến các bạn:​
Thứ nhất là, vấn đề đàm phán song phương giữa hai nước. Tôi nghĩ đàm phán song phương cũng tốt, cũng cần thiết. Những nơi có tranh chấp đa phương như quần đảo Trường Sa (Nam Sa) thì cần phải đàm phán nhiều bên còn như quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) là vấn đề của riêng hai nước Việt Nam và Trung Quốc lại khác.​
Nhưng Chính phủ các bạn lại tuyên bố Hoàng Sa dứt khoát là của Trung Quốc, không phải là vấn đề có thể đưa ra đàm phán. Vậy thì còn cái gì nữa để mà “song phương” ở đây? Chính tuyên bố ấy của Trung Quốc đã đóng sập cánh cửa “con đường song phương”. Tình trạng tranh chấp Hoàng Sa rất giống với tình trạng tranh chấp của đảo Điếu Ngư, giữa Trung Quốc và Nhật Bản mà ở đấy, địa vị của Trung Quốc hoàn toàn giống như địa vị của Việt Nam ở Hoàng Sa lúc này. Chẳng lẽ Trung Quốc lại có một tiêu chuẩn kép cho những cuộc tranh chấp giống nhau về bản chất sao?​
Thứ hai là, chúng ta thường nói đến sự tương đồng văn hóa giữa hai nước như là một lợi thế cho việc chung sống hữu nghị bên nhau giữa hai dân tộc. Điều đó đúng một phần, nhưng mặt khác, văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa ứng xử có sự khác biệt lớn với Trung Quốc. Nếu văn hóa ứng xử của người Trung Quốc là mạnh mẽ, dứt khoát, quyết đoán (và do đó thường áp đặt?), nặng về lý trí, thì văn hóa ứng xử của người Việt Nam là nhẹ nhàng, khoan dung, nặng về tình, ơn thì nhớ lâu, oán thì không giữ. Hình như các bạn Trung Quốc chưa hiểu được điều này ở người Việt Nam. Cần phải hiểu được như vậy thì quan hệ giữa hai bên mới dễ dàng.​
Tôi có thể lấy một ví dụ. Những sự kiện ở Nam Kinh, ở Lư Cầu Kiều xảy ra đã hơn bảy chục năm rồi. Nhưng mỗi khi có vấn đề với Nhật Bản, người Trung Quốc lại xuống đường biểu tình, đầy căm thù nhắc lại những sự kiện ấy. Người Việt Nam thì không như vậy. Phát xít Nhật đã góp phần gây ra nạn đói giết chết hàng triệu người Việt Nam năm 1945, và trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1965 – 1975, người Mỹ, người Hàn Quốc đã gây rất nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam. Nhưng sau chiến tranh, chính những người lính các nước này khi trở lại Việt Nam đã rất ngạc nhiên bắt gặp những nụ cười niềm nở thân thiện của người dân. Có lẽ nhờ thái độ, cách ứng xử đó của người Việt Nam chăng mà Mỹ, Nhật, Hàn cuối cùng đã trở thành những đối tác kinh tế và thương mại lớn, và là những nước viện trợ hàng đầu cho Việt Nam sau chiến tranh?​
Nói như thế vì tôi thấy rằng, cách ứng xử nặng nề của phía Trung Quốc đối với Việt Nam đã và đang đẩy những người Việt Nam vốn rất yêu quý Trung Quốc ra xa các bạn, chứ không phải là Việt Nam cố đi tìm liên minh để chống Trung Quốc.​
Lấy thêm một ví dụ nữa nhé! Bây giờ chúng ta đã có thể hiểu bản chất sự kiện (cũng có thể gọi là cuộc chiến tranh) tháng 2/1979 rồi. Người Việt Nam đã muốn quên đi, và khi tiếp xúc với các bạn Trung Quốc vẫn luôn giữ một sự niềm nở chân tình. Trái lại người Trung Quốc rất hay nói đến sự kiện đó. Các bạn biết không, năm 2009, tôi chẳng để ý đó là năm gì, giở báo, mạng của các bạn mới biết là đã 30 năm kể từ 1979. Không phải chỉ vào tháng 2 đâu mà suốt cả năm 2009 người ta nói về sự kiện này. Hàng mấy trăm bài viết, nhiều bài trên mạng mà nhìn vào chỉ muốn khóc. Lời lẽ thật tàn tệ. Thôi, cho chuyện này qua đi …​
Thứ ba là, quan hệ giữa hai nước chúng ta thậm chí phải trở nên đặc biệt vì chúng ta có sự tương đồng văn hóa, lịch sử, là láng giềng không thể cắt rời, từng hoạn nạn có nhau (bản thân tôi là một người lính trong chiến tranh Việt Nam, tôi không thể nào quên sự giúp đỡ chí tình của nhân dân Trung Quốc về cả vũ khí, lương thực mà mình trực tiếp được sử dụng). Hai nước chúng ta lại đang cùng cải cách mở cửa, phát triển kinh tế. Chừng ấy lý do là quá đủ để quan hệ này trở nên hiếm có, trở nên đặc biệt. Tôi nói như vậy là muốn phát biểu thêm rằng, hai nước còn một lý do tương đồng nữa là cùng thể chế chính trị, cùng ý thức hệ, điều hay được người ta nhắc đến. Nhưng theo ý kiến cá nhân tôi - của riêng tôi thôi nhé - thì không cần nhấn mạnh điểm tương đồng này. Nó tồn tại như một điều kiện, một lý do thế thôi, không cần nhấn mạnh như cách hai nước vẫn làm. Giữa các nước có cùng ý thức hệ kiểu này vẫn xảy ra xung đột, chiến tranh vì quyền lợi quốc gia như chúng ta đã biết đấy thôi. Thực tế là quyền lợi quốc gia cao hơn ý thức hệ. Chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận vậy để khỏi dối lòng nhau. Hơn nữa, giả dụ một ngày nào đó một trong hai nước chúng ta có một thể chế chính trị khác thì sao, chúng ta lúc ấy còn cần duy trì quan hệ láng giềng tốt nữa không? Vẫn cần chứ, rất cần. Vậy thì …​
Tôi rất sẵn lòng cùng các bạn làm tất cả những gì để hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa đã hiểu biết càng hiểu biết nhau hơn nữa, đã gần gũi càng gần gũi nhau hơn nữa. Cám ơn Đài Truyền hình Phượng Hoàng đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này.​


---------- Post added at 11:34 AM ---------- Previous post was at 11:31 AM ----------

THẾ GIỚI
Thứ tư, 29/6/2011, 11:01 GMT+7

email.gif
E-mail
print.gif
Bản In
Trung Quốc phủ nhận hoạt động trái phép ở biển Nhật

Bắc Kinh hôm qua bác bỏ thông tin cho rằng một tàu nghiên cứu hải dương của nước này đã hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

"Vào ngày 23/6, một con tàu nghiên cứu khoa học của Trung Quốc đi ngang qua vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản để tới các vùng biển ở ngoài xa, nhằm thực hiện các hoạt động nghiên cứu môi trường hải dương", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trong họp báo chiều qua.

Ông Hồng cho biết thêm rằng khi đi ngang qua khu vực nói trên, con tàu của Trung Quốc không thực hiện một hoạt động nghiên cứu nào cả, và Trung Quốc đã thông báo rõ điều này với phía Nhật Bản.
Tuyên bố của ông Hồng được đưa ra sau khi Nhật Bản hôm 24/6 cho hay một con tàu của Trung Quốc đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Nhật. Nghiêm trọng hơn, con tàu này còn thực hiện các hoạt động tại khu vực nói trên mà không xin phép, khiến Tokyo phải lên tiếng phản đối thông qua các kênh ngoại giao.
Trong khi đó, giới truyền thông Trung Quốc đưa tin con tàu nghiên cứu hải dương đang thực hiện một nhiệm vụ tại Thái Bình Dương, nhằm khảo sát các vùng biển để phát hiện nước nhiễm xạ sau sự cố hạt nhân ở nhà máy điện Fukushima I của Nhật Bản.
Những trao đổi qua lại nói trên giữa Bắc Kinh và Tokyo là sự kiện mới nhất trong chuỗi các vụ việc liên quan tới chủ quyền lãnh hải giữa hai quốc gia láng giềng. Đôi bên tranh chấp chuỗi đảo mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên vùng biển phía đông Trung Quốc.
Tokyo lâu nay theo dõi chặt chẽ các hoạt động của lực lượng hải quân đang lớn mạnh của Trung Quốc. Tuần trước, các máy bay và hệ thống cảnh báo sớm của Nhật theo sát việc đoàn 11 chiến hạm của Trung Quốc, sau cuộc diễn tập ở tây Thái Bình Dương, đi qua vùng nước phía nam đảo Okinawa của Nhật Bản. Ảnh chụp của quân đội Nhật còn cho thấy một vật thể dường như là máy bay không người lái đầu tiên của Trung Quốc phía trên các chiến hạm.
Lời qua tiếng lại giữa Bắc Kinh và Tokyo diễn ra trong bối cảnh các nước trong khu vực đang quan tâm sâu sắc trước thái độ ngày càng cứng rắn của Trung Quốc, trong vai trò của một thế lực hải quân mới nổi.

---------- Post added at 11:35 AM ---------- Previous post was at 11:34 AM ----------

THẾ GIỚI
Thứ tư, 29/6/2011, 11:01 GMT+7

email.gif
E-mail
print.gif
Bản In
Trung Quốc phủ nhận hoạt động trái phép ở biển Nhật

Bắc Kinh hôm qua bác bỏ thông tin cho rằng một tàu nghiên cứu hải dương của nước này đã hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

"Vào ngày 23/6, một con tàu nghiên cứu khoa học của Trung Quốc đi ngang qua vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản để tới các vùng biển ở ngoài xa, nhằm thực hiện các hoạt động nghiên cứu môi trường hải dương", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trong họp báo chiều qua.

Ông Hồng cho biết thêm rằng khi đi ngang qua khu vực nói trên, con tàu của Trung Quốc không thực hiện một hoạt động nghiên cứu nào cả, và Trung Quốc đã thông báo rõ điều này với phía Nhật Bản.
Tuyên bố của ông Hồng được đưa ra sau khi Nhật Bản hôm 24/6 cho hay một con tàu của Trung Quốc đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Nhật. Nghiêm trọng hơn, con tàu này còn thực hiện các hoạt động tại khu vực nói trên mà không xin phép, khiến Tokyo phải lên tiếng phản đối thông qua các kênh ngoại giao.
Trong khi đó, giới truyền thông Trung Quốc đưa tin con tàu nghiên cứu hải dương đang thực hiện một nhiệm vụ tại Thái Bình Dương, nhằm khảo sát các vùng biển để phát hiện nước nhiễm xạ sau sự cố hạt nhân ở nhà máy điện Fukushima I của Nhật Bản.
Những trao đổi qua lại nói trên giữa Bắc Kinh và Tokyo là sự kiện mới nhất trong chuỗi các vụ việc liên quan tới chủ quyền lãnh hải giữa hai quốc gia láng giềng. Đôi bên tranh chấp chuỗi đảo mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên vùng biển phía đông Trung Quốc.
Tokyo lâu nay theo dõi chặt chẽ các hoạt động của lực lượng hải quân đang lớn mạnh của Trung Quốc. Tuần trước, các máy bay và hệ thống cảnh báo sớm của Nhật theo sát việc đoàn 11 chiến hạm của Trung Quốc, sau cuộc diễn tập ở tây Thái Bình Dương, đi qua vùng nước phía nam đảo Okinawa của Nhật Bản. Ảnh chụp của quân đội Nhật còn cho thấy một vật thể dường như là máy bay không người lái đầu tiên của Trung Quốc phía trên các chiến hạm.
Lời qua tiếng lại giữa Bắc Kinh và Tokyo diễn ra trong bối cảnh các nước trong khu vực đang quan tâm sâu sắc trước thái độ ngày càng cứng rắn của Trung Quốc, trong vai trò của một thế lực hải quân mới nổi.
 

Boom

Active Member
Ðề: Tại sao chúng ta không nên tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam ?

Học giả Việt Nam nói về Biển Đông trên truyền hình Trung Quốc

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/20...noi-ve-bien-dong-tren-truyen-hinh-trung-quoc/

Trả lời truyền hình Trung Quốc, tiến sĩ Vũ Cao Phan bình luận, phát biểu của lãnh đạo Việt Nam chỉ là những phản ứng tự vệ, không phải là lời lẽ đe dọa chiến tranh. Ông tin, cuộc tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình.

Dưới đây là nội dung trả lời của ông với Đài truyền hình Phượng Hoàng của Hong Kong, Trung Quốc, tuần trước do tiến sĩ gửi cho VnExpress.​
- Sự thể hiện cứng rắn gần đây của Việt Nam ở Nam Hải (Biển Đông) biểu thị thái độ gì?
- Nếu chỉ nhìn vào riêng biệt các sự kiện xảy ra gần đây để đánh giá phản ứng và thái độ của Việt Nam thì sẽ không chính xác. Phải nhìn rộng ra một chút, nhìn xa ra một chút. Vài năm gần đây ngày càng có nhiều tàu đánh cá của phía Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu hết lưới cụ rồi đòi tiền chuộc. Như năm ngoái chẳng hạn, hàng chục tàu thuyền, hàng trăm ngư dân khu vực miền Trung bị bắt giữ. Đây vốn là vùng đánh cá truyền thống lâu đời và yên lành của ngư dân Việt Nam, bây giờ bỗng nhiên liên tục xảy ra những sự việc như vậy.​
Có lần truyền hình Việt Nam chiếu cảnh hàng trăm thân nhân của những người đánh cá đứng, ngồi lam lũ trên bờ biển khóc lóc ngóng lo chồng con trở về đã gây ra rất nhiều bức xúc trong dư luận xã hội (điều này chắc các bạn Trung Quốc không biết).​
vk.jpg
Tàu thăm dò Viking II do Việt Nam điều hành, bị tàu Trung Quốc quấy rối trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 9/6. Ảnh: PetroTimes.
Nhà đương cục Việt Nam đã nhiều lần tiếp xúc với phía Trung Quốc về vấn đề đó nhưng hầu như không được đáp ứng. Lần này Trung Quốc hành động mạnh hơn thì phản ứng của Việt Nam cũng buộc phải mạnh hơn, không có gì quá bất thường. Trong tinh thần ấy, tôi nghĩ, phát biểu của lãnh đạo Việt Nam cũng chỉ là những phản ứng tự vệ, đâu có phải là lời lẽ đe dọa chiến tranh như các bạn vừa suy luận. Nếu người dân Trung Quốc thấy bất thường thì có lẽ là vì các bạn không biết đến các sự kiện trước đó như tôi vừa nói. Còn nếu gọi đây là một sự leo thang thì phải thấy là Việt Nam leo theo các bạn Trung Quốc. Đúng thế đấy, phía Trung Quốc luôn luôn leo lên trước.​
- Theo ông, tranh chấp trên Nam Hải (Biển Đông) sẽ được giải quyết bằng vũ lực hay đàm phán?
- Ở Việt Nam loại câu hỏi như thế này hầu như không được đặt ra. Tôi nói hầu như nghĩa là không phải không có. Mặc dù Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh suốt hơn nửa thế kỷ qua nhưng không nhiều người nghĩ đến khả năng có một cuộc chiến tranh Trung - Việt vào lúc này vì những hòn đảo ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải). Về phía cá nhân, tôi tin cuộc tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình.​
Thứ nhất là vì Chính phủ hai nước luôn luôn cam kết sẽ giải quyết những tranh chấp này không phải bằng vũ lực mà thông qua con đường ngoại giao, đàm phán thương lượng.​
Thứ hai, cả hai nước đều đang ra sức phát triển kinh tế sau nhiều năm bị tàn phá bởi Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc và chiến tranh ở Việt Nam; và công cuộc xây dựng phát triển kinh tế này đang đạt được những kết quả khả quan, chắc là không bên nào muốn để chiến tranh một lần nữa kéo lùi sự phát triển của đất nước mình.​
Thứ ba, bối cảnh của một thế giới hiện đại - tôi muốn nói đến một dư luận quốc tế đã trưởng thành - sẽ mạnh mẽ góp sức ngăn ngừa một khả năng như vậy.​
Thứ tư, và điều này cũng rất quan trọng, là nếu chính phủ hai nước có nóng đầu một chút thì lý trí và tình cảm của nhân dân cả hai bên sẽ giúp cho họ tỉnh táo hơn, tôi tin như vậy. Tôi xin hỏi lại anh, chắc anh cũng không muốn có một cuộc chiến tranh chứ?​
Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra những va chạm, xung đột nhỏ.​
- Bản chất của sự tranh chấp Trung - Việt, theo ông, là vấn đề kinh tế hay chủ quyền? Việt Nam nhìn nhận nguyên tắc "gác tranh chấp, cùng khai thác” như thế nào?
- Đây là một câu hỏi thú vị. Các sự kiện ở Biển Đông cho thấy có cả màu sắc tranh chấp về kinh tế lẫn tranh chấp chủ quyền. Quan sát khách quan thì thấy Trung Quốc có vẻ nghiêng về lý do kinh tế, còn Việt Nam nghiêng về lý do chủ quyền nhiều hơn. Cách nhìn vấn đề như vậy sẽ giải thích được tại sao Việt Nam không mặn mà lắm với việc “gác tranh chấp, cùng khai thác”.​
Ta thử phân tích xem tại sao nhé. Và đây là ý kiến của cá nhân tôi thôi. Lý do thứ nhất là tài nguyên thì có hạn, một khi khai thác hết rồi điều gì sẽ xảy ra? Liên quan đến nó là lý do thứ hai: “gác tranh chấp, cùng khai thác” mà các bạn vừa nêu mới chỉ là một nửa lời căn dặn của ông Đặng Tiểu Bình mà nguyên văn là: “Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác”, có đúng không? Như thế có nghĩa là khi đã cạn kiệt tài nguyên khai thác rồi, Việt Nam chẳng còn gì và Trung Quốc thì vẫn còn cái cơ bản là “chủ quyền”! Mà những hòn đảo và vùng biển ấy đâu chỉ có giá trị về tài nguyên?​
Tôi ủng hộ việc hai nước cùng hợp tác khai thác tài nguyên ở Biển Đông nhưng ít nhất trước đó cũng phải làm sáng tỏ đến một mức độ nhất định nào đó (nếu chưa hoàn toàn) vấn đề chủ quyền.​
Về câu hỏi của các bạn là bản chất của cuộc tranh chấp Việt - Trung là gì, kinh tế hay chủ quyền thì tôi đã phát biểu như vậy. Nhưng nếu cho tôi được phát triển theo ý mình thì tôi nói rằng, bản chất của cuộc tranh chấp này là chính trị. Quan hệ Việt - Trung không yên tĩnh đã từ mấy chục năm nay rồi và nó là một dòng gần như liên tục, trước khi xuất hiện vấn đề biển đảo những năm gần đây, có phải vậy không? Để giải quyết nó, các nhà lãnh đạo cần phải ngồi lại với nhau, ở cấp cao nhất ấy, một cách bình đẳng, bình tĩnh, thẳng thắn và chân thành. Vấn đề hóc búa đấy. Đương đầu với sự thật không dễ dàng, nhưng sẽ dễ dàng nếu xuất phát từ thiện chí mong muốn một sự bền vững thực chất cho tình hữu nghị Việt - Trung.​
- Theo ông, tương lai phát triển của quan hệ Trung - Việt sẽ như thế nào? Làm cách nào để có thể duy trì quan hệ hữu hảo giữa hai nước?
- Tôi là một người có nhiều năm công tác ở Hội Hữu nghị Việt - Trung, có nhiều mối quan hệ gắn bó với Trung Quốc và nói một cách rất chân thành là tôi yêu Trung Quốc, khâm phục Trung Quốc và thậm chí có thể gọi là “thân Trung Quốc” cũng được. Vì thế, điều mong muốn thường trực của tôi là làm sao xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp, thật sự tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Chắc các bạn cũng muốn vậy. Nhưng có không ít việc phải làm. Có việc phải bắt đầu lại. Trước hết, như tôi đã nói là phải ngồi lại với nhau. Có vị bảo với tôi là ngồi mãi rồi còn gì. Không, ngồi như vậy chưa được, ngồi như vậy không được. Ngồi thế không phải là ngồi thẳng.​
Về phần mình với mong muốn như vậy, tôi xin được gửi gắm đôi điều giống như là những lời tâm sự đến các bạn:​
Thứ nhất là, vấn đề đàm phán song phương giữa hai nước. Tôi nghĩ đàm phán song phương cũng tốt, cũng cần thiết. Những nơi có tranh chấp đa phương như quần đảo Trường Sa (Nam Sa) thì cần phải đàm phán nhiều bên còn như quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) là vấn đề của riêng hai nước Việt Nam và Trung Quốc lại khác.​
Nhưng Chính phủ các bạn lại tuyên bố Hoàng Sa dứt khoát là của Trung Quốc, không phải là vấn đề có thể đưa ra đàm phán. Vậy thì còn cái gì nữa để mà “song phương” ở đây? Chính tuyên bố ấy của Trung Quốc đã đóng sập cánh cửa “con đường song phương”. Tình trạng tranh chấp Hoàng Sa rất giống với tình trạng tranh chấp của đảo Điếu Ngư, giữa Trung Quốc và Nhật Bản mà ở đấy, địa vị của Trung Quốc hoàn toàn giống như địa vị của Việt Nam ở Hoàng Sa lúc này. Chẳng lẽ Trung Quốc lại có một tiêu chuẩn kép cho những cuộc tranh chấp giống nhau về bản chất sao?​
Thứ hai là, chúng ta thường nói đến sự tương đồng văn hóa giữa hai nước như là một lợi thế cho việc chung sống hữu nghị bên nhau giữa hai dân tộc. Điều đó đúng một phần, nhưng mặt khác, văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa ứng xử có sự khác biệt lớn với Trung Quốc. Nếu văn hóa ứng xử của người Trung Quốc là mạnh mẽ, dứt khoát, quyết đoán (và do đó thường áp đặt?), nặng về lý trí, thì văn hóa ứng xử của người Việt Nam là nhẹ nhàng, khoan dung, nặng về tình, ơn thì nhớ lâu, oán thì không giữ. Hình như các bạn Trung Quốc chưa hiểu được điều này ở người Việt Nam. Cần phải hiểu được như vậy thì quan hệ giữa hai bên mới dễ dàng.​
Tôi có thể lấy một ví dụ. Những sự kiện ở Nam Kinh, ở Lư Cầu Kiều xảy ra đã hơn bảy chục năm rồi. Nhưng mỗi khi có vấn đề với Nhật Bản, người Trung Quốc lại xuống đường biểu tình, đầy căm thù nhắc lại những sự kiện ấy. Người Việt Nam thì không như vậy. Phát xít Nhật đã góp phần gây ra nạn đói giết chết hàng triệu người Việt Nam năm 1945, và trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1965 – 1975, người Mỹ, người Hàn Quốc đã gây rất nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam. Nhưng sau chiến tranh, chính những người lính các nước này khi trở lại Việt Nam đã rất ngạc nhiên bắt gặp những nụ cười niềm nở thân thiện của người dân. Có lẽ nhờ thái độ, cách ứng xử đó của người Việt Nam chăng mà Mỹ, Nhật, Hàn cuối cùng đã trở thành những đối tác kinh tế và thương mại lớn, và là những nước viện trợ hàng đầu cho Việt Nam sau chiến tranh?​
Nói như thế vì tôi thấy rằng, cách ứng xử nặng nề của phía Trung Quốc đối với Việt Nam đã và đang đẩy những người Việt Nam vốn rất yêu quý Trung Quốc ra xa các bạn, chứ không phải là Việt Nam cố đi tìm liên minh để chống Trung Quốc.​
Lấy thêm một ví dụ nữa nhé! Bây giờ chúng ta đã có thể hiểu bản chất sự kiện (cũng có thể gọi là cuộc chiến tranh) tháng 2/1979 rồi. Người Việt Nam đã muốn quên đi, và khi tiếp xúc với các bạn Trung Quốc vẫn luôn giữ một sự niềm nở chân tình. Trái lại người Trung Quốc rất hay nói đến sự kiện đó. Các bạn biết không, năm 2009, tôi chẳng để ý đó là năm gì, giở báo, mạng của các bạn mới biết là đã 30 năm kể từ 1979. Không phải chỉ vào tháng 2 đâu mà suốt cả năm 2009 người ta nói về sự kiện này. Hàng mấy trăm bài viết, nhiều bài trên mạng mà nhìn vào chỉ muốn khóc. Lời lẽ thật tàn tệ. Thôi, cho chuyện này qua đi …​
Thứ ba là, quan hệ giữa hai nước chúng ta thậm chí phải trở nên đặc biệt vì chúng ta có sự tương đồng văn hóa, lịch sử, là láng giềng không thể cắt rời, từng hoạn nạn có nhau (bản thân tôi là một người lính trong chiến tranh Việt Nam, tôi không thể nào quên sự giúp đỡ chí tình của nhân dân Trung Quốc về cả vũ khí, lương thực mà mình trực tiếp được sử dụng). Hai nước chúng ta lại đang cùng cải cách mở cửa, phát triển kinh tế. Chừng ấy lý do là quá đủ để quan hệ này trở nên hiếm có, trở nên đặc biệt. Tôi nói như vậy là muốn phát biểu thêm rằng, hai nước còn một lý do tương đồng nữa là cùng thể chế chính trị, cùng ý thức hệ, điều hay được người ta nhắc đến. Nhưng theo ý kiến cá nhân tôi - của riêng tôi thôi nhé - thì không cần nhấn mạnh điểm tương đồng này. Nó tồn tại như một điều kiện, một lý do thế thôi, không cần nhấn mạnh như cách hai nước vẫn làm. Giữa các nước có cùng ý thức hệ kiểu này vẫn xảy ra xung đột, chiến tranh vì quyền lợi quốc gia như chúng ta đã biết đấy thôi. Thực tế là quyền lợi quốc gia cao hơn ý thức hệ. Chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận vậy để khỏi dối lòng nhau. Hơn nữa, giả dụ một ngày nào đó một trong hai nước chúng ta có một thể chế chính trị khác thì sao, chúng ta lúc ấy còn cần duy trì quan hệ láng giềng tốt nữa không? Vẫn cần chứ, rất cần. Vậy thì …​
Tôi rất sẵn lòng cùng các bạn làm tất cả những gì để hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa đã hiểu biết càng hiểu biết nhau hơn nữa, đã gần gũi càng gần gũi nhau hơn nữa. Cám ơn Đài Truyền hình Phượng Hoàng đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này.​
 

vienthong2

New Member
'
Tôi bất ngờ về hiệu ứng buổi phỏng vấn của đài Phượng Hoàng'

Là học giả Việt Nam duy nhất được mời tham dự trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hong Kong, Trung Quốc) về sự kiện biển Đông, tiến sĩ Vũ Cao Phan chia sẻ với VnExpress xung quanh nội dung bài phát biểu gây nhiều chú ý trong và ngoài nước này.


- Đài truyền hình Phượng Hoàng (Trung Quốc) đặt vấn đề phỏng vấn ông trong bối cảnh nào?
- Phượng Hoàng là đài truyền hình vệ tinh toàn cầu, một trong những đài có ảnh hưởng đặc biệt với giới người Hoa nói chung. "Nhất Hổ nhất tịch đàm" là một đại talk show liên tuyến toàn cầu mỗi tháng một kỳ, truyền phát đến hơn 150 quốc gia do người dẫn chương trình nổi tiếng Hồ Nhất Hổ chủ trì, phát vào tối thứ bảy và phát lại vào chiều chủ nhật.
Nhân sự kiện nóng lên ở biển Đông, đài Phượng Hoàng muốn tổ chức một talk show và mời một số học giả ở các đầu cầu Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đại Lục và Việt Nam tham gia theo cách liên tuyến.
Ở Việt Nam, Đài Phượng Hoàng đã đề nghị Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học xã hội) cử một học giả tham gia và Viện đã giới thiệu tôi. Tôi nghĩ đây là cơ hội để bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề biển Đông, để nhân dân Trung Quốc biết được cái gì đúng, cái gì không đúng xung quanh việc này.


- Cuộc phỏng vấn được thực hiện như thế nào, thưa ông?
- Chương trình được thực hiện theo phương thức ghi hình trước, phát sóng sau (cách nhau hai ngày). Trước khi ghi âm, ghi hình, đài Phượng Hoàng gửi cho tôi câu hỏi và đề nghị trả lời bằng văn bản. Tôi chuẩn bị trả lời bằng cả tiếng Việt, tiếng Trung và yêu cầu tất cả những gì tôi nói trong văn bản này không được cắt bỏ. Nếu thỏa mãn yêu cầu ấy tôi mới tham gia và họ đồng ý. Họ cho biết thời lượng chương trình dành cho tôi khoảng 30 phút.
Nhưng hôm đó buổi truyền hình có nhiều học giả ở nhiều đầu cầu cùng tham gia, không đủ 30 phút cho tôi. Trong buổi truyền hình, tôi chỉ trả lời hai câu hoàn chỉnh, câu 3 (bản chất của sự tranh chấp Trung - Việt) do sắp hết thời lượng nên bị cắt để chuyển sang câu 4 mà đài cho rằng quan trọng hơn. Câu này cơ bản tôi nói được đúng ý, nhưng không đủ thời gian nói hết. Tôi hơi tiếc câu 3, câu tôi tâm đắc nhất thì lại không có thời gian nói. Tuy nhiên tôi hy vọng toàn bộ phần trả lời của tôi sẽ được họ đưa lên mạng như tôi đã đề nghị. Hiện tôi cũng chưa biết điều này có thực hiện được không.
Tôi cũng không được xem chương trình phát sóng vì Việt Nam không bắt được đài Phượng Hoàng, nên không biết diễn biến thực tế trên trường quay như thế nào, việc đưa thông tin câu trả lời của tôi đến đâu. Tôi đã gửi bản tiếng Việt và bản tiếng Trung phần trả lời bằng văn bản sang nhờ một số bạn ở Trung Quốc đối chiếu với chương trình được phát.
Các bạn cho biết, về cơ bản phù hợp với những nội dung đã phát trên truyền hình và họ còn cho biết truyền hình một mặt đưa lời của tôi (bằng tiếng Việt vì tiếng Hán của tôi không được lưu loát lắm), một mặt hiển thị câu trả lời của tôi bằng chữ Trung Quốc theo văn bản mà tôi gửi sang. Văn bản này đã được bạn Phó Thiên Phóng, một người giỏi tiếng Hán hiệu đính. Điều này cũng thể hiện tính khách quan của phía Phượng Hoàng.
- Mặc dù không ghi hình trực tiếp, nhưng ông có thể cảm nhận điều gì về không khí của buổi truyền hình?

- Tôi cảm nhận không khí trường quay có vẻ nóng, trong đó một học giả nói về Việt Nam khá gay gắt. Lúc ấy tôi định trả lời ngay, nhưng rất tiếc là họ đã chuyển qua đầu phía Đài Loan.
Trong chương trình, tôi cũng thấy vui khi có người Trung Quốc nói: "Hai nước chúng ta phải nắm tay nhau để đến giữa thế kỷ này Việt Nam và Trung Quốc đều là những xã hội khá giả". Tôi nghe loáng thoáng tiếng người ở đầu dây của một nước khác nói: "Hai nước Việt - Trung cần phải ngồi lại với nhau để tìm ra nguyên nhân, cùng nhau thỏa thuận để thúc đẩy quan hệ tốt đẹp, không nên để xảy ra tranh chấp dẫn đến vũ lực".


- Sau khi chương trình lên sóng, ông nhận được phản hồi thế nào từ khán giả, nhất là người Trung Quốc?
- Tôi nghĩ chắc là tích cực. Trong thế giới người Hoa, đài Phượng Hoàng là một trong những đài có vị thế cao nhất nên tôi rất muốn họ biết được những điều trung thực đã xảy ra ở biển Đông. Vài người bạn của tôi bảo rằng buổi phát hình thứ hai người xem đông hơn. Có lẽ do hiệu ứng của buổi phát hình đầu tiên đã kéo mọi người đến chăng?
Ý định của tôi tham gia chương trình này là muốn đưa thông tin đến với các bạn Trung Quốc, chứ không hướng đến người xem Việt Nam vì mình không xem được chương trình và những điều tôi nói mọi người đều biết rồi. Nhưng tôi rất ngạc nhiên về hiệu ứng bài trả lời truyền hình của mình đối với trong nước. Hiện riêng trên mạng có đến hàng trăm nghìn người truy cập vào bài phỏng vấn và mới qua một tuần tôi nhận được hàng trăm cuộc điện thoại, tin nhắn, chủ yếu là người trong nước, nhưng cũng có không ít người Việt ở nước ngoài.
Tôi nhớ, có hai cuộc điện thoại, một ở phía nam, một ở nước ngoài gọi về, đều là giọng nữ, vừa nói vừa như muốn khóc. Họ cảm ơn tôi đã giúp họ hiểu tình hình. Họ còn nói từ bây giờ có thể tự tin hơn nhiều lắm.


- Trong bài phỏng vấn, ông nói khi hai nước ngồi với nhau thì phải “NGỒI THẲNG", điều đó có ý nghĩa gì?

- Rất nhiều người đã hỏi tôi câu này. Câu trả lời của tôi đơn giản thôi. Thẳng lưng sẽ thẳng lòng, thẳng thắn và trung thực. Thẳng lưng giúp nhìn cao, thấy xa. Thẳng lưng sẽ thấy mình lớn hơn và tự tin hơn, loại đi cái mặc cảm nhược tiểu nếu có.


- Là phó chủ tịch hội Hữu nghị Việt Trung, ông đánh giá thế nào về cách nhìn nhận của số đông người Trung Quốc về vấn đề biển Đông?

- Cuối năm ngoái chúng tôi có một cuộc trao đổi thẳng thắn với các học giả Trung Quốc, tôi nhận thức rằng có những điều các bạn biết, có những điều không biết. Khi tôi đưa thông tin, các bạn tỏ ra hơi ngạc nhiên, chứng tỏ họ không có đủ thông tin. Rất nhiều học giả Trung Quốc thông qua báo chí, trang mạng phát biểu quan điểm giống như quan điểm của Chính phủ. Có thể họ không nắm được thông tin, hoặc có thể cố tình nói thế. Tuy nhiên vẫn có những ý kiến khác lạ.
Gần đây tôi đọc được thông tin về một học giả Trung Quốc, thiếu tướng Kiều Lương, nêu một ý kiến thế này: "Cách suy nghĩ về biển Đông của người Trung Quốc chúng ta chưa rõ ràng. Chúng ta chưa xem các quan điểm, tuyên bố chủ quyền của chúng ta thế này có phù hợp với luật pháp quốc tế nói chung, hay công ước về biển nói riêng chưa. Ngay cả khái niệm cùng khai thác mà ta nêu ra, ta nhấn mạnh thì ta đã có ý tưởng thực tế, thiết kế như thế nào, đã bàn bạc với các nước chưa, hay mới chỉ là khẩu hiệu suông". Chính họ cũng ngờ ngợ về việc tuyên bố chủ quyền trong vùng nội thủy đường lưỡi bò.


- Vậy làm thế nào để người dân Trung Quốc tiếp cận được với sự thực khách quan?
- Vừa rồi bài trả lời phỏng vấn của tôi có bản tiếng Hán, tôi không biết đưa bản tiếng Hán vào kênh nào của Việt Nam để người Trung Quốc có thể đọc được. Chúng ta không có một kênh tiếng Hán nào, thật đáng tiếc.
Vấn đề này rất quan trọng, chúng ta đưa thông tin không phải tuyên truyền gì cả, chúng ta chỉ cần nói đúng. Nếu những sự kiện xảy ra vừa rồi, ta có kênh để nhân dân Trung Quốc biết được không có gì đột xuất cả, càng không có chuyện Việt Nam đe dọa dùng vũ lực. Nếu người Trung Quốc biết chuyện thuyền cá Việt Nam nhiều lần bị bắt, bị chuộc đòi tiền, giàn khoan bị áp lực thế này thế kia, thì họ sẽ hiểu không phải tự nhiên Việt Nam phản ứng.

- Để giải quyết tình hình căng thẳng ở biển Đông, theo ông chúng ta nên có hành động như thế nào?

- Tôi từng nói chúng ta không thể chống con sào xuống Thái Bình Dương để đẩy con thuyền Việt Nam ra xa khỏi Trung Quốc. Hai nước trở thành láng giềng đó là sự ấn định của của tạo hóa lịch sử, không thể thay đổi được. Chúng ta không có cách nào khác là chấp nhận vị trí địa lý mà mình có, từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nước bạn, có lợi cho hai bên. Vấn đề là chúng ta phải ở tư thế như thế nào, phải xử sự ra sao thì lại là câu chuyện tưởng dễ mà khó. Nhưng tôi là một người lạc quan, tôi rất tin mọi sự sẽ được giải quyết theo hướng tích cực.

---------- Post added at 11:10 AM ---------- Previous post was at 10:52 AM ----------

'Giọng điệu cực đoan từ Trung Quốc chỉ là thiểu số'

Phản ứng của Việt Nam đối với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền ở biển Đông là mạnh mẽ nhất trong vòng 20 năm qua. Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Thông tin đối ngoại trao đổi với VnExpress xung quanh quan điểm thông tin về sự kiện biển Đông.

- Sau các vụ tàu Trung Quốc cắt cáp, nhiều báo đài Trung Quốc đưa tin không đúng sự thật, đổ lỗi cho Việt Nam, thậm chí dùng lời lẽ thiếu thiện chí. Về phía báo chí Việt Nam, ông đánh giá thế nào?

- Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã phát triển tốt trong 20 năm qua, là tài sản chung mà hai dân tộc đều cần gìn giữ. Gần đây, chỉ sau khi Trung Quốc có những hành động gây hấn, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở ngay trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta thì báo chí Việt Nam mới nói nhiều, nói rõ ràng, cụ thể, nói đúng bản chất vấn đề. Tiếng nói của các cơ quan báo chí trong nước rất đúng, kịp thời và cần thiết. Phản ứng của chúng ta trong vấn đề này là mạnh mẽ nhất trong 20 năm qua.
Còn các báo đài của Trung Quốc, chúng tôi theo dõi trong 2 năm gần đây thì thấy họ vẫn thường xuyên nói về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Điều đáng tiếc là một số báo đài của Trung Quốc, kể cả các báo chính thống, thỉnh thoảng đăng ý kiến của một số nhân vật là chuyên gia, tướng lĩnh có lời nói cổ vũ cho tâm lý dân tộc cực đoan, xúc phạm dân tộc Việt Nam, thậm chí đe dọa và kêu gọi dùng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
So với báo chí của Trung Quốc, báo chí Việt Nam kiềm chế hơn, không có lời lẽ khiêu khích, xúc phạm nước bạn. Kể cả khi họ nói sai và vu cáo chúng ta thì chúng ta cũng trao đổi lại ôn hòa, có lý có tình, có sức thuyết phục.
Duong-luoi-bo.jpg
Nhiều quốc gia lên tiếng phản đối bản đồ đường yêu sách 9 đoạn (hay đường lưỡi bò) của Trung Quốc . Ảnh: T.L. - Mặt hạn chế trong việc kiềm chế của chúng ta là có thể dẫn đến việc chưa tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Ông nghĩ sao?

- Những vấn đề bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và vấn đề tranh chấp ở Biển Đông nói riêng, chúng ta ít đưa lên mặt báo là nhằm giữ gìn và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa 2 nước. Nhưng Trung Quốc lại nói nhiều về vấn đề này và họ không nêu đúng thực trạng, bản chất vấn đề. Họ công bố nhiều tài liệu nghiên cứu, đưa bằng nhiều thứ tiếng trên mạng, nên cộng đồng quốc tế cũng biết được lập trường của Trung Quốc nhiều hơn.
Trong vấn đề Biển Đông, lập trường của Việt Nam thường xuyên được khẳng định lại, đó là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
"Qua các thông tin rộng rãi trên báo chí Việt Nam và các nước, các học giả, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam". Mặc dù vậy, trên thực tế thực hiện, chúng ta chưa tổ chức tốt việc đưa ra các bằng chứng và lập luận một cách đầy đủ, có hệ thống và liên tục để người dân trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài biết. Chúng ta cũng chưa giới thiệu nhiều bằng các thứ tiếng nước ngoài để cộng đồng quốc tế được biết. Đó là hạn chế trong công tác thông tin đối ngoại của chúng ta.
Tuy nhiên, sau các sự kiện vừa qua ở Biển Đông, khi báo chí của chúng ta lên tiếng mạnh mẽ, thì báo chí nước ngoài cũng nói rất nhiều. Các cơ quan báo chí, thông tấn lớn trên thế giới như BBC, Reuters, AFP... đưa tin nhiều về vấn đề này khiến dư luận quốc tế hiểu hơn về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Điều đáng mừng là qua các thông tin rộng rãi trên báo chí Việt Nam và các nước, các học giả, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam.
Đây là một bài học cho thông tin đối ngoại của chúng ta. Trong mọi trường hợp, chúng ta cần chủ động thông tin. Vì nếu chúng ta không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời, không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương.

- Trong hoàn cảnh hiện nay, theo ông, cần có cách ứng xử như thế nào trước những thông tin mang tính cực đoan xuất hiện trên báo chí Trung Quốc?

- Chúng ta phải kiên quyết khẳng định và bảo vệ chủ quyền của mình, đây là vấn đề không bao giờ nhân nhượng được. Chúng ta cần tranh luận lại, bác bỏ những thông tin không đúng sự thật, những lập luận sai trái trên báo Trung Quốc.
Trong thời gian vừa qua, cái dở của các phương tiện đại chúng Trung Quốc là đã để những tiếng nói cực đoan xuất hiện trên báo chí. Giọng điệu của một số tướng lĩnh, học giả có tư tưởng cực đoan xúc phạm, đe dọa Việt Nam chỉ là những tiếng nói THIỂU SỐ, KHÔNG đại diện cho 1,4 tỷ dân và hơn 80 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tiếng nói cực đoan xuất hiện trên phương tiện đại chúng Trung Quốc hoàn toàn không có lợi cho quan hệ hai nước, trái với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. Trung Quốc đang để những tư tưởng cực đoan len lỏi vào trong công luận và cả trong chính giới. Về bản chất, tôi cho rằng, tuy chỉ là tiếng nói thiểu số nhưng nó đại diện cho tư tưởng bành trướng, cực đoan mà trong tương lai sẽ phá hoại lợi ích của chính Trung Quốc. Suy cho cùng, những tiếng nói này chỉ mang lại bất lợi cho dân tộc Trung Quốc.

- Về mặt thông tin đối ngoại, theo ông, cần tiếp tục làm gì để người dân Trung Quốc tiếp cận được những thông tin khách quan từ phía Việt Nam trong vấn đề Biển Đông?

- Nhiệm vụ của thông tin đối ngoại Việt Nam bây giờ là nói rõ cho dư luận trong và ngoài nước hiểu về chủ quyền của Việt Nam, về lập trường chính nghĩa của Việt Nam. Chúng ta có chính nghĩa, có cơ sở pháp lý, có bằng chứng lịch sử rõ ràng về việc quản lý Hoàng Sa và Trường Sa từ cách đây nhiều thế kỷ. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 cũng đã nói rõ về chủ quyền của các nước ven biển. Còn yêu sách của Trung Quốc thể hiện tập trung ở bản đồ đường lưỡi bỏ là hoàn toàn VÔ LÝ, KHÔNG có căn cứ pháp lý và KHÔNG có căn cứ lịch sử.
Quả thực, đối với người dân Trung Quốc thì thông tin của chúng ta đến được với họ và làm cho họ hiểu là tương đối khó khăn do nhiều năm nay họ gần như chỉ nghe một chiều khiến người dân họ hiểu nhầm. Phải làm thế nào để họ nhận thức lại là nhiệm vụ rất khó khăn. Cái khó nhất của chúng ta là chuyển thông tin trực tiếp đến người Trung Quốc.
Thông tin đối ngoại của chúng ta còn hạn chế về ngôn ngữ. Rất cần những thông tin, bài báo Việt Nam chuyển ngữ sang tiếng Trung và các thứ tiếng khác. Những việc này tuy không quá tốn kém nhưng lâu nay chưa được coi trọng lắm.
Nhưng mặt khác, ta cũng có thể có nhiều cách như qua các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ngoài, của chính Trung Quốc. Vừa rồi đài truyền hình Phượng Hoàng có phỏng vấn nhà nghiên cứu Việt Nam, tiến sĩ Vũ Cao Phan. Học giả này đã trình bày vấn đề tranh chấp Biển Đông rất thuyết phục, mềm mỏng, chuẩn xác, đúng nguyên tắc, coi trọng tình hữu nghị với Trung Quốc. Đồng thời ông đã nói ra được những cái dở, cái sai trong thông tin tuyên truyền Trung Quốc.
- Số lượng học giả, tình nguyện viên nghiên cứu về Biển Đông của chúng ta không thiếu. Theo ông, cần làm gì để tận dụng nguồn lực này?
- Chủ trương của Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo là phát huy sức mạnh của cả dân tộc và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Chúng ta cần khuyến khích các nghiên cứu, đóng góp của các học giả để làm dày thêm hồ sơ về Biển Đông. Các cơ quan nhà nước cần nỗ lực hơn nữa để tập hợp các học giả, có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với nghiên cứu về Biển Đông.
 
Top