Những hiểu Biết Về KIM DUNG

1life1love

New Member
Kim Dung (金庸 Jin Yong; sinh vào năm 1924) là một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại, và cũng là người đồng sáng lập của nhật báo Hồng Kông Minh Báo.

Từ năm 1955 đến 1972 ông đã viết tổng cộng 15 cuốn tiểu thuyết. Sự nổi tiếng của những bộ truyện đó khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất. 300 triệu bản in (trên 1 tỷ nếu tỉnh cả bản lậu) đã đến tay độc giả của Trung Hoa đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, châu Á và đã được dịch ra các tiếng Việt, Hàn, Nhật, Thái, Anh, Pháp, Indonesia. Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình, trò chơi điện tử.

Tên ông được đặt cho tiểu hành tinh 10930 Jinyong (1998 CR2).
 

1life1love

New Member
Ðề: Những hiểu Biết Về KIM DUNG

TIỂU SỬ

Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung (查良鏞 Cha Lieng Yung, Louis Cha), sinh tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc, trong một gia đình khoa bảng danh giá. Ông cố Tra Thận Hành là nhà thơ nổi tiếng đời nhà Thanh, ông nội Tra Tự Thanh làm tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô.

Thuở nhỏ, ông học tiểu học ở quê Hải Ninh, rồi học trung học ở Hàng Châu. Năm lên tám tuổi, ông đọc bộ truyện Hoàng Giang nữ hiệp, từ đó đã mơ ước viết truyện võ hiệp. Năm 15 tuổi, ông viết cuốn sách luyện thi vào lớp đệ thất (năm đầu trung học) được nhiều người mua, có thể nói đó là tác phẩm đầu tay. 16 tuổi, ông viết truyện trào phúng Cuộc du hành của Alice có ý châm biếm thầy hiệu trưởng nên bị đuổi học.

Sau đó ông học Luật quốc tế tại trường Chính trị Quốc gia Trùng Khánh, chưa tốt nghiệp lại bị đuổi vì tố cáo một vụ bê bối trong trường. Ông xin làm việc tại Thư viện trung ương, ở đó ông đọc nhiều sách, trong đó có Ivanhoe của Walter Scott, Ba người lính ngự lâm, Bá tước Monte-Cristo của Alexandre Dumas (cha), những truyện này đã ảnh hưởng đến văn phong của ông.

Năm 1946, ông về Hàng Châu làm phóng viên cho tờ Đông Nam nhật báo, sau sang Thượng Hải học Luật quốc tế, rồi trúng tuyển làm phiên dịch của tờ Đại công báo. Năm 1948, tờ Đại công báo ra phụ bản tại Hồng Kông, ông được cử sang làm việc ở đó, dịch tin quốc tế. Năm 1950, trong cuộc Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, gia đình ông bị quy thành phần địa chủ, cha ông bị đấu tố, từ đó ông mất liên lạc với gia đình.

Năm 1952, ông sang làm việc cho tờ Tân vấn báo, phụ trách mục Chuyện trà chiều. Ông viết một số kịch bản phim như Lan hoa hoa, Tuyệt đại giai nhân. Năm 1955, ông bắt đầu viết truyện võ hiệp đầu tay là Thư kiếm ân cừu lục, đăng hàng ngày trên Tân vấn báo, bút danh Kim Dung cũng xuất hiện từ đây. Hai chữ "Kim Dung" 金庸 là chiết tự từ chữ "Dung" 鏞, tên thật của ông.

Năm 1959, cùng với bạn học phổ thông Trầm Bảo Tân, ông lập ra Minh Báo. Ông vừa viết tiểu thuyết, vừa viết các bài xã luận. Qua những bài xã luận của ông, Minh Báo càng ngày được biết đến và là một trong những tờ báo được đánh giá cao nhất. Năm 1972 sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng, ông đã chính thức nghỉ hưu và dành những năm sau đó biên tập, chỉnh sửa các tác phẩm văn học của mình. Lần hoàn chỉnh đầu tiên là vào năm 1979.

Cũng lúc đó, các tiểu thuyết võ hiệp của ông đã được nhiều độc giả biết điến. Các tác phẩm đã được chuyển thể thành phim truyền hình.

Nhưng năm sau, ông tham gia giới chính trị Hồng Kông. Ông là thành viên của ủy ban phác thảo Đạo luật cơ bản Hồng Kông. Ông cũng là thành viên của Ủy ban chuẩn bị giám sát sự chuyển giao của Hồng Kông về chính phủ Trung Quốc.

Năm 1993, ông thôi làm chức chủ bút, bán tất cả các cổ phần trong Minh Báo.

Năm 2006, ông xuất bản cuốn tản văn đầu tiên.
 

1life1love

New Member
Ðề: Những hiểu Biết Về KIM DUNG

VINH DỰ

Ngoài các tiểu thuyết võ hiệp, ông còn viết các truyện lịch sử Trung Quốc. Ông đã được trao tặng nhiều huân chương danh dự.

Kim Dung đã được trao tặng huân chương OBE của Vương Quốc Anh năm 1981, và Légion d'honneur năm 1982, Commandeur de l'Ordre des Arts et des Lettres năm 2004 của chính phủ Pháp.

Ông cũng là giáo sư danh dự của nhiều trường đại học như Bắc Kinh, Triết Giang, Nam Khai, Hồng Kông, British Columbia cũng như là tiến sĩ danh dự của đại học Cambridge
 

1life1love

New Member
Ðề: Những hiểu Biết Về KIM DUNG

Hai câu thơ sắp thành tựa đề

Sau khi Kim Dung hoàn thành các tác phẩm của mình, một người bạn của ông là Nghê Khuông phát hiện rằng chữ đầu tiên của tựa đề 14 tiểu thuyết tạo thành hai câu thơ thất ngôn:

Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
 

1life1love

New Member
Ðề: Những hiểu Biết Về KIM DUNG

NHÂN VẬT NAM

Các nhân vật nam chính thường được khắc họa từ khi còn nhỏ, cốt truyện tiếp nối các gian nan, thử thách của họ trước khi đạt tới trình độ võ công cao nhất;

Trần Gia Lạc: Thư kiếm ân cừu lục
Viên Thừa Chí: Bích huyết kiếm
Quách Tĩnh: Anh hùng xạ điêu
Dương Quá: Thần điêu đại hiệp
Hồ Nhất Đao: Tuyết sơn phi hồ
Miêu Nhân Phượng: Tuyết sơn phi hồ/ Phi hồ ngoại truyện
Hồ Phỉ: Tuyết sơn phi hồ/ Phi hồ ngoại truyện
Trương Thúy Sơn: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Trương Vô Kỵ: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Địch Vân: Liên thành quyết
Tiêu Phong: Thiên long bát bộ
Đoàn Dự: Thiên long bát bộ
Hư Trúc: Thiên long bát bộ
Thạch Phá Thiên: Hiệp khách hành
Lệnh Hồ Xung: Tiếu ngạo giang hồ
Vi Tiểu Bảo: Lộc Đỉnh Ký
 

1life1love

New Member
Ðề: Những hiểu Biết Về KIM DUNG

NHÂN VẬT NỮ

Mặc dù nữ nhân vật trong nhiều tác phẩm võ thuật được tạo ra để minh hoạ cho tình yêu của các nhân vật nam, nhiều nhân vật nữ lại là trung tâm của cốt truyện, được miêu tả là những cá nhân không bị lệ thuộc, mạnh mẽ, độc lập, thông minh, và có võ thuật tài giỏi. Ví dụ, Hoàng Dung trong Anh hùng xạ điêu' không chỉ là người Quách Tĩnh yêu mến mà còn là một cô gái dí dỏm, thông minh hơn cả chồng mình sau này là Quách Tĩnh. Năng lực trí tuệ của cô cùng với sức mạnh cơ thể của Quách Tĩnh đã bổ sung cho nhau. Hoắc Thanh Đồng trong Thư kiếm ân cừu lục là một người giỏi võ, một người chị biết che chở, một đứa con có hiếu, và là một người sẵn sàng bảo vệ cho lợi ích của những người thân của cô. Công chúa Hương Hương dù không biết võ thuật nhưng cô đóng vai trò quan trọng trong câu truyện. Cuối truyện, cô tỏ ra không chỉ xinh đẹp mà còn đủ thông minh đế biết được sự thèm muốn của Càn Long. Cô có lòng cam đảm để hi sinh chính mình để bảo vệ giá trị của bộ tộc và cảnh báo Trần Gia Lạc trước những âm mưu của Càn Long. Ân Tố Tố, Triệu Mẫn và Chu Chỉ Nhược được miêu tả có sự can đảm, quyết tâm và thông minh bằng, nếu không nói là hơn các nhân vật nam khác trong Ỷ Thiên Đồ Long ký.

Các nữ nhân vật chính trong tác phẩm của Kim Dung gồm có:

Hương Hương công chúa: Thư kiếm ân cừu lục
Hoắc Thanh Đồng: Thư kiếm ân cừu lục
Lý Nguyên Chỉ: Thư kiếm ân cừu lục
Hạ Thanh Thanh: Bích huyết kiếm
A Cửu (Trường bình công chúa): Bích huyết kiếm
Hoàng Dung: Anh hùng xạ điêu
Tiểu long nữ: Thần điêu đại hiệp
Viên Tử Y: Phi hồ ngoại truyện
Trình Linh Tố: Phi hồ ngoại truyện
Miêu Nhược Lan: Tuyết sơn phi hồ
Ân Tố Tố: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Triệu Mẫn: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Tiểu Chiêu: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Chu Chỉ Nhược: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Thích Phương: Liên thành Quyết
Thủy Sinh: Liên thành Quyết
A Châu: Thiên long bát bộ
A Tử: Thiên long bát bộ
Vương Ngữ Yên: Thiên long bát bộ
Mộc Uyển Thanh: Thiên long bát bộ
Chung Linh: Thiên long bát bộ
Tiêu Trung Tuệ: Uyên ương đao
Lý Văn Tú: Bạch mã khiếu tây phong
Đinh Đang: Hiệp khách hành
A Tú: Hiệp khách hành
A Thanh: Việt Nữ kiếm
Nhậm Doanh Doanh: Tiếu ngạo giang hồ
Nhạc Linh San: Tiếu ngạo giang hồ
Nghi Lâm: Tiếu ngạo giang hồ
Song Nhi: Lộc Đỉnh ký
Tô Thuyên: Lộc Đỉnh ký
Tăng Nhu: Lộc Đỉnh ký
Phương Di: Lộc Đỉnh ký
Mộc Kiếm Bình: Lộc Đỉnh ký
Kiến Ninh công chúa: Lộc Đỉnh ký
A Kha: Lộc Đỉnh ký
 

1life1love

New Member
Ðề: Những hiểu Biết Về KIM DUNG

NGŨ TUYỆT

Thiên hạ ngũ tuyệt" (Võ Lâm Ngũ Bá) là năm nhân vật được coi như có võ công cao nhất trong Xạ điêu tam bộ khúc. Ở lần gặp thứ nhất Hoa Sơn luận kiếm (chuyện xảy ra trước bộ Anh hùng xạ điêu nhưng được nhắc lại) đã phân định Vương Trùng Dương là người võ công cao nhất. Ngũ tuyệt gồm có:

Vương Trùng Dương ở trung tâm (Trung Thần Thông)
Hoàng Dược sư ở phương Đông (Đông Tà)
Âu Dương Phong ở phương Tây (Tây Độc)
Đoàn Trí Hưng ở phương Nam (Nam Đế)
Hồng Thất Công ở phương Bắc (Bắc Cái)
Ngoài ra, Lâm Triều AnhCừu Thiên Nhận cũng được coi trọng mặc dù vắng mặt trong cuộc Hoa Sơn luận kiếm thứ nhất.

Lần Hoa Sơn luận kiếm thứ hai, được kể cuối bộ Anh hùng xạ điêu, không phân thắng bại vì Âu Dương Phong đã bị tẩu hỏa nhập ma còn Cừu Thiên Nhận rút lui. Tuy vậy, Chu Bá Thông, sư đệ của Vương Trùng Dương có thể coi là người có võ công giỏi nhất tại thời điểm đó.

Ở lần Hoa Sơn luận kiếm thứ ba, được kể cuối bộ Thần điêu hiệp lữ, không còn Cừu Thiên Nhận và Kim Luân Pháp Vương vì đã chết. Hồng Thất Công và Âu Dương Phong cũng đã mất sau trận kịch đấu bất phân thắng bại. Kết cuộc, Chu Bá Thông, Quách Tĩnh và Dương Quá thế chỗ Vương Trùng Dương, Hồng Thất Công và Âu Dương Phong trong danh sách ngũ tuyệt:

Chu Bá Thông ở trung tâm (Trung Ngoan Đồng)
Hoàng Dược Sư ở phương Đông (Đông Tà)
Dương Quá ở phương Tây (Tây Cuồng)
Nhất Đăng ở phương Nam (Nam Tăng)
Quách Tĩnh ở phương Bắc (Bắc Hiệp)

Nhất Đăng là pháp hiệu của Đoàn Trí Hưng sau khi thoái vị và trở thành hòa thượng.
 

1life1love

New Member
Ðề: Những hiểu Biết Về KIM DUNG

ĐỘC CÔ CẦU BẠI

Độc Cô Cầu Bại là nhân vật độc nhất trong các tác phẩm của Kim Dung. Nhân vật này chưa bao giờ xuất hiện trong tác phẩm, nhưng có võ công tuyệt hảo. Chỉ có tên được nhắc đến trong Anh Hùng Xạ Điêu, Thần điêu đại hiệp, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh Ký.
 

1life1love

New Member
Ðề: Những hiểu Biết Về KIM DUNG

Nhân vật lịch sử phỏng theo

Kim Dung đã phỏng theo nhiều nhân vật lịch sử vào các tác phẩm của mình. Ông tự do thêm các chi tiết hội thoại, hành động mà trong tiểu sử của những nhân vật này không đề cập đến. Ví dụ như Đà Lôi là con út của Thành Cát Tư Hãn xuất hiện là bạn thời thơ ấu của Quách Tĩnh; Vi Tiểu Bảo trở thành bạn của vua Khang Hy

Hoàn Nhan A Cốt Đả: Thiên long bát bộ
Gia Luật Hồng Cơ: Thiên long bát bộ
Thành Cát Tư Hãn: Anh hùng xạ điêu
Đà Lôi: Anh hùng xạ điêu
Gia Luật Sở Tài: Thần Điêu hiệp lữ
Toàn Chân giáo, xuất hiện nhiều trong Xạ Điêu tam bộ khúc, gồm:
Vương Trùng Dương người sáng lập ra giáo phái Toàn Chân.
Mã Ngọc, Khâu Xứ Cơ, Vương Xứ Nhất, Lưu Xứ Huyền, Đàm Xứ Đoan, Hách Đại Thông, Tôn Bất Nhị: bảy đệ tử của Vương Trùng Dương.
Hốt Tất Liệt: Thần điêu đại hiệp
Chu Nguyên Chương: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Trần Hữu Lượng: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Khang Hi: Lộc Đỉnh ký
Càn Long: Thư kiếm ân cừu lục
Vương quốc Đại Lý
Đoàn Chính Minh, Đoàn Chính Thuần và Đoàn Dự (hay còn gọi là Đoàn Chính Nghiêm): Thiên long bát bộ
Đoàn Trí Hưng: Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp
 

1life1love

New Member
Ðề: Những hiểu Biết Về KIM DUNG

Môn phái, bang hội

Nhiều môn phái, bang hội trong các tác phẩm của Kim Dung được nhắc lại nhiều lần. Có những phái có thật ngoài đời mặc dù các chi tiết đã được Kim Dung thêm nhiều. Các môn phái, bang hội, giáo phái hay gặp nhất trong các tác phẩm của Kim Dung là:

Thiếu Lâm
Võ Đang
Côn Luân
Không Động
Nga Mi
Minh Giáo
Cái Bang

Ngũ Nhạc kiếm phái bao gồm
Tung Sơn
Thái Sơn
Hoa Sơn
Hành Sơn
Hằng Sơn

Đại Lý Đoàn Thị
 
Top