Kỹ Thuật Leo Núi

[ẹc]

...
Staff member
Nếu như bạn muốn làm những việc mà bạn luôn nghĩ là mình không bao giờ thực hiện được, hãy leo núi!

Tuần tới Shay, anh làm chung Phòng Thí Nghiệm, đi leo núi ở Indian Creek một tuần. Anh này ăn chơi chuyên nghiệp lắm, cuối tuần nào cũng lái xe đi Joshua Tree Park, Red Rock hay ít nhất cũng là Mission Gorge để leo núi. Thế nên mỗi thứ sáu, khi Shay hỏi bằng câu tiếng Việt: 'Bạn làm jì cuối thuần nầy?' thì tôi cứ chọc: 'Doing research (cái này là do sợ ông Prof. nghe thấy mình đi chơi, chứ cuối tuần mà làm research gì). I told you that you should sublet your apartment every weekends because you always go climbing those days'. Shay rất vui tính và hay nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt, thế là tôi cũng học được một số câu Hebrew (tiếng của người Israel). Sau này tôi mới biết Shay Harnoy theo tiếng Herbew nghĩa là ngọn núi đẹp.

Rotation%20of%20IMG_3111.JPG

Để leo núi thì bạn phải sắm một bộ dụng cụ bao gồm:

+ Giày leo núi chuyên dụng (climbing shoe, đầu hơi nhọn để bám vào vách núi).
+ Dây thừng (rope, dài khoảng 150m, phải luôn đảm bảo là dây không bị thắt nút và bị rối, không lo lắng về việc dây dứt đâu, nếu có đứt sẽ được lãnh khối tiền bảo hiểm).
+ Thắt lưng leo núi (waistbelt, chức năng làm thắt lưng an toàn).
+ Móc an toàn (belay, kết nối giữa dây thừng và thắt lưng an toàn).
+ Móc leo (gear, giữ dây thừng vào các móc có sẵn trên vách núi).
+ Phấn (chalk, nhằm giúp tay không bị mồ hôi làm trơn trượt khi bám vào vách núi).
+ Camalot (để nhét vào các khe (crack) làm điểm tựa, nếu mà khe nhỏ, bỏ tay vào, sau đó nắm tay lại làm cams cũng được, nếu sau đó không rút tay ra được thì là chuyện khác).
+ Nón bảo hiểm (climbing helmet).

Tổng cộng thì tốn khoảng 200$ (chưa kể dây thừng, gear, và cams). Ăn chơi hơi tốn kém, nhưng mà tôi thì sài chùa bộ dụng cụ của Shay cho khỏi tốn tiền đầu tư ;-) Trong phòng thí nghiệm có anh Ben người Đài Loan chịu chơi, đi làm internship về, sắm liền một bộ leo núi và học hỏi anh Shay liền.

Quan trọng nhất là thể lực tốt và tinh thần quyết tâm.

Thông thường phải chọn các vách đá vững chắc (dựa theo bản đồ các vách núi để climbing), các vách núi này đã được các tay chuyên nghiệp kiểm định và treo các móc cố định vào vách đá.

Nếu có nhiều người xem, càng tốt.

Bước chuẩn bị:

+ Kiểm tra dây thừng để đảm bảo không bị dính nối.
+ Đeo thắt lưng bảo hộ, thắt belay giữa thắt lưng và dây thừng.
+ Đeo các móc gear xung quanh thắt lưng, đeo túi phấn.
+ Mang giầy leo núi, nhúng tay vào phấn leo núi.


Một tay leo núi giỏi trong nhóm sẽ leo đầu tiên để treo dây an toàn vào các móc cố định trên vách đá. Khi leo sẽ cần một người khác giữ dây an toàn phòng trường hợp bị rơi ra khỏi vách núi khi leo.



Sau kiểm tra cẩn thận belay và các dụng cụ lần cuối, người leo núi sẽ hỏi 'belay on?', người giữ dây an toàn kiểm tra mọi thứ lần nữa và thông báo 'on belay', khi đó người leo núi mới được bắt đầu hành trình leo.

Người leo lần đầu tiên sẽ phải treo dây thừng an toàn vào các móc khóa trên vách đá từng mức một. Nếu bị rơi, thì dây thừng sẽ móc vào móc khóa gần nhất để giữ cho người leo không bị rơi thẳng xuống đất. Người leo đầu tiên gặp rất nhiều khó khăn, nhất là có tâm lý không được hổ trợ an toàn khi leo từ mức cao nhất hiện thời (đã móc dây an toàn) và mức cao kế tiếp (chưa móc dây an toàn).

Người giữ dây an toàn đầu kia phải luôn tập trung và giữ dây an toàn không quá căng hay quá chùng. Khi leo, người leo có thể ra lệnh 'take' hay 'give' để cho người giữ dây an toàn biết là kéo dây căng hay cho thêm dây. Khi người leo đầu tiên lên đỉnh, anh ta phải móc dây vào khóa cao nhất và tháo dây ở các mức thấp hơn rên đường đi xuống.



Sau đó các người tiếp theo sẽ lần lượt leo vách núi. Lần này sẽ an tâm hơn nhiều vì dây an toàn đã được treo ở móc cao nhất, do đó sẽ nếu có rơi thì cũng sẽ không bị rơi xa như người leo ban đầu. Hiển nhiên Shay luôn là người leo đầu tiên và tôi luôn là người leo cuối cùng (để học tập được nhiều kinh nghiệm mà).

Khó khăn khi leo là phải tìm được điểm tựa cho chân và tay, phối hợp các điểm tựa để tạo lực leo. Đòi hỏi luôn cẩn thận và tập trung cao độ.


Leo núi tập cho ý chí luôn vững. Khi vượt qua từng mức cao, bạn sẽ cảm giác tự tin hẳn lên. Còn khi lên đến đỉnh, ngắm xuống một vùng bao la bên dưới, thì thật sướng không thể tả. Mỗi lần leo lên đỉnh là tôi ngồi lì trên đó, đợi chừng nào bị kêu xuống thì mới thôi.



Bước xuống vách cũng khá hứng thú và dễ hơn khi leo nhiều. Hai chân chỉa ra, dựa vào vách đá, rơi gần như tự do. Cảm giác hơi sờ sợ, nhưng sướng.

Độ khó của vách núi được đáng giá từ mức thấp nhất 5.5 đến mức cao nhất 5.15. Shay leo được vách 5.11 rồi, còn tôi thì mới lẹt đẹt 5.7. Shay có bạn cùng phòng là Nathan, anh này leo được 5.11+, choáng quá. Nathan và Shay có thể leo các vách núi nhiều cliff liên tiếp, nghĩa là phải leo lên cao liên tục.



Vùng núi Shay hướng dẫn tôi leo là Mission Gorge, các vách ở đây đa số độ khó thấn để cho người mới tập tành như tôi thể hiện (haha). Còn nếu muốn đi xa thì phải lên Joshua Tree Park (4h lái xe) hay Red Rock (gần Las Vegas) hoặc Utah (8h lái là ít). Ngoài ra còn có Lake Tahoe, Yosemite với rất nhiều vách núi và cảnh đẹp.



Cái được nhất sau khi leo núi là ý chí luôn tiến lên, có nhiều lúc tưởng chừng không thể leo được, nhưng vẫn phải leo lên (vì không lẽ kêu cho xuống, dù gì cũng phải giữ thể diện cho nước nhà chứ). Khi lên đỉnh, suy nghĩ lại là tại sao mình làm được, sướng không thể tả.

Nghe nói học dù lượn còn sướng hơn nữa.

Credit : http://blog.360.yahoo.com/blog-g5vvQZU1bqjdCdNMXw3VaEmp_Q--?cq=1&p=576
 
Top