Tuyển tập truyên ngắn của O.henry

darkknight

Member
Chiếc lá cuối cùng





Trong một quận nhỏ phia đông Washington, các con đường chạy ngoằn nghoèo một cách điên dại, cắt quãng thành những dải nhỏ gọi là “vùng”. Những “vùng” này lọt thỏm trong những góc và đường cong lạ kì. Một con đương cắt ngang với chính nó một, hai lần. Một hoạ sĩ đã có lần khám phá là con đường có thể có giá. Ví dụ như khi một nhân viên thu ngân cầm hoá đơn của mầu vẽ, giấy và vải, sau khi đi dọc theo đường này bỗng thấy mình đã đi vòng lại chỗ cũ mà không hề thu được một xu nào cả!
Thế nên đám hoạ sĩ chẳng bao lâu đã kéo đến phường Greenwich, săn lùng phòng cho thuê có cửa sổ thông ra hướng bắc, góc mái kiểu thế kỷ 18, gác lửng kiểu Hà Lan, và giá thuê lại rẻ. Sau đấy họ mang vào vài lọ hợp kim thiếc, một hai cái chảo nấu ăn dã chiến, và thế là một “quần cư” thành hình.
Hai cô Sue và Johnsy cùng thuê chung một căn phòng đơn giản ở tầng trên cùng của một toà nhà ba tầng lụp xụp. “Johnsy” thực ra là tên thân mật của California. Họ đã gặp nhau tại một hiệu ăn trên đường Số Tám, và khám phá ra là họ có những sở thích tương đồng về nghệ thuật, rau diếp xoắn trộn dấm, và thời trang với tay áo giám mục. Thế là họ cùng thuê chung một căn phòng.
Đấy là vào tháng 5. Vào tháng 11, có một kẻ ngoại nhập mang theo giá lạnh nhưng vô hình, mà các bác sĩ gọi là Viêm Phổi, rình rập trong “quần cư”, móng vuốt giá băng quệt vào đây đó. Tên giặc đã ngang nhiên hoành hành khu phía đông, hạ gục nhiều nạn nhân, nhưng hắn chỉ mới đặt chân chầm chậm qua các lối ngõ như bàn cờ của mấy “vùng” nhỏ hẹp phủ đầy rêu.
Bạn sẽ không xem Thần Viêm Phổi như một quân tử già đầy hào hiệp. Người con gái nhỏ vốn đã mất máu vì những trận gió ở California thì lẽ ra không đáng cho một kẻ bất tài già nua bận tâm đến. Nhưng hắn đã tấn công Johnsy. Thế là cô nằm bẹp, không mấy cử động, trên chiếc giường sắt, xuyên qua khung cửa sổ kiểu Hà Lan nhìn ra bức tường trơ trụi của căn nhà gạch kế bên.
Một buổi sáng, vị bác sĩ đầy bận rộn mời Sue ra hành lang. Ông đang vẩy cái nhiệt kế thăm bệnh để mực thuỷ ngân trong đó hạ xuống.
- Cơ may khỏi bệnh của cô ấy áng chừng chỉ một phần mười. Và cơ may này là tuỳ vào việc cô ấy có ý chí muốn sống hay không. Với cách con bệnh chỉ ngóng chờ công ty mai táng đến thì sách thuốc nào cũng vô dụng. Cô bạn nhỏ của cô đã bị ám ảnh là cô ấy sẽ không qua khỏi. Cô ấy có ý định gì không?
- Chị ấy... chị ấy muốn có ngày nào đó vẽ tranh phong cảnh vịnh Naples.
- Vẽ tranh à? Thật là điên rồ! Cô ấy có bận tâm nặng nề về việc gì không, chẳng hạn về một người đàn ông nào đó?
Cô Sue khịt mũi:
- Một người đàn ông à? Một người đàn ông thì có thể... mà không, bác sĩ ạ, không có chuyện như thế.
Vị bác sĩ nói:
- Thế thì là do cô ấy quá yếu rồi. Tôi sẽ cố làm mọi cách mà khoa học cho phép. Nhưng mỗi khi con bệnh của tôi bắt đầu nhẩm tính số lượng xe trong chuyến đưa đám của họ thì xem như hiệu lực của thuốc men chỉ còn một nửa. Nếu cô có cách khiến cho cô ấy hỏi han cô về thời trang mùa đông thì tôi có thể đoán chắc cơ may là một phần năm, thay vì là một phần mười.
Sau khi vị bác sĩ đi khỏi, Sue đi vào phòng vẽ và khóc cho đến khi cái khăn giấy Nhật tơi tả thành bột giấy. Rồi cô đường bệ đi vào phòng của Johnsy với cái giá vẽ, miệng huýt sáo một điệu dân ca Mỹ rộn ràng.
Johnsy vẫn nằm bẹp, xem chừng không động đậy chút nào dưới tấm vải giường, mặt hướng về cái cửa sổ. Sue ngưng huýt sáo, nghĩ là bạn mình đang ngủ. Cô sắp xếp giá vẽ và bắt đầu dùng viết và mực để vẽ hình minh hoạ cho một truyện để đăng trong một tạp chí. Trong khi các hoạ sĩ trẻ tuổi phải dọn đường cho Hội Hoạ bằng cách vẽ tranh cho truyện ấy để dọn đường cho Văn Chương. Khi Sue đang phác hoạ cái quần bảnh bao và gọng kính một tròng của một anh hùng (một tay cao bồi bang Idaho), cô nghe một tiếng nho nhỏ, lặp lại vài lần.
Cô đi vội đến bên mép giường. Johnsy đang mở mắt, nhìn ra cửa sổ, và đang đếm, đếm ngược: “mười hai”, và ít lâu sau: “mười một”, và sau đấy “mười”, rồi “chín”, rồi “tám” và “bảy” gần như liền nhau.
Sue nhìn chăm chú bên ngoài cửa sổ. Có gì ở ngoài đấy đâu mà đếm? Chỉ có một khoảng sân trống buồn nản, và bức tường trơ trụi của một căn nhà gạch xa hơn chừng mười thước. Một dây thường xuân thật già cỗi, gốc vặn vẹo mục nát, leo đến giữa bức tường gạch. Ngọn gió thu lạnh đã làm rơi rụng đám lá, phơi bầy các nhánh gần như trơ trụi bám vào mấy mảng gạch vụn vỡ. Sue hỏi?
- Cái gì vậy hở bồ?
Johnsy nói, gần như thì thầm:
- Sáu. Bây giờ rơi nhanh quá. Ba ngày trước còn gần cả trăm, đếm muốn nhức đầu. Nhưng giờ thì dễ rồi. Thêm chiếc nữa. Giờ chỉ còn lại năm.
- Năm cái gì, nói cho Sue của bồ nghe nào!
- Năm chiếc lá. Trên cây thường xuân. Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì mình cũng sẽ ra đi. Mình đã biết như thế ba ngày nay rồi. Bác sĩ không nói cho bạn biết à.
Sue càu nhàu, với giọng khinh miệt cao quý.
- Ô hay! Mình chưa bao giờ nghe có chuyện điên khùng như vậy. Mấy cái lá thường xuân thì có liên hệ gì đến việc bồ khỏi bệnh đâu nào? Và bồ vẫn thích cái cây này, cô nàng hư đốn ơi! Đừng có ngốc nghếch. Sáng nay ông bác sĩ nới với mình là cơ may của bồ khỏi bệnh hẳn... xem ông ấy nói gì nào... ông ấy nói cơ may chính xác là mười trong một! Đấy cũng bằng với cơ may chúng mình có ở New York để đáp tầu điện hay đi qua một toà nhà mới. Bây giờ ăn một tí cháo, rồi mua ít rượu vang porto cho cô bé đang bệnh, và thịt lợn cho chính tác giả ăn.
Johnsy vẫn dán mắt ra ngoài cửa sổ:
- Không cần phải mua rượu vang. Thêm một chiếc nữa. Không, mình không muốn ăn cháo. Thế là còn có bốn. Mình muốn xem chiếc lá cuối cùng trước khi trời tối. Khi ấy mình cũng sẽ ra đi.
Sue nghiêng mình trên cô:
- Johnsy ơi, bồ có thể hứa nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ khi mình làm việc được không? Ngày mai mình phải đi giao mấy bức vẽ. Mình cần ánh sáng, nếu không mình phải kéo rèm xuống.
Johnsy hỏi, giọng lạnh tanh:
- Bạn có thể vẽ trong phòng kia được không?
- Mình muốn ở kề bên bồ. Hơn nữa, mình không muốn bồ cứ nhìn mãi mấy chiếc lá thường xuân vô duyên đó.
- Cho mình biết khi nào bạn làm xong, vì mình muốn xem chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Mình chán chờ đợi rồi. Mình chán suy nghĩ. Mình muốn buông xuôi tất cả, và thả người trôi xuống, xuống nữa, như là một trong mấy chiếc lá mệt mỏi kia.
Johnsy nhắm mắt lại, mặt tái nhợt, năm yên như la một cái tượng bị sập đổ.
- Ráng ngủ đi. Mình muốn kêu ông Behrman lên để ngồi mẫu cho mình vẽ một ông thợ mỏ già cô độc. Mình chỉ đi một phút. Đừng cựa quậy cho đến khi mình trở lại.
Ông già Behrman là một hoạ sĩ sống ở tầng trệt bên dưới phòng của họ. Ông đã quá sáu mươi, và có một chòm râu rậm như ông Moses hiện thân trên bức điêu khắc của Michael Angelo. Behrman là cả một sự thất bại trong nghệ thuật. Trong bốn mươi năm ông vung vẩy chiếc cọ mà không hề chạm gần đến vạt áo của Người Tình. Ông luôn luôn muốn vẽ nên một kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu. Trong vài năm nay ông không vẽ được gì ngoại trừ thỉnh thoảng ít nét quấy quá cho giới thương mại và quảng cáo. Ông kiếm tiền chút đỉnh bằng việc ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ trong quần cư khi họ không muốn trả theo giá của người mẫu chuyên nghiệp. Ông uống rượu gin lu bù, và vẫn nói đến kiệt tác sắp đến của ông. Còn lại thì Behrnam là một ông già nhỏ thó nhưng dữ tợn, hay chửi như té tát người nào tỏ ra yếu đuối, và xem mình như là con chó giữ nhà để bảo vệ cho hai hoạ sĩ trẻ sống ở tấng trên.
Sue tìm gặp Behrman khi ông nồng nặc mùi rượu dâu trong căn phòng nhỏ tối tù mù. Trong một góc là cái giá vẽ với khung vải trống trơn, suốt hai mươi lăm năm vẫn chờ đợi đường nét đầu tiên của một kiệt tác. Cô nói cho ông nghe về chuyện hão huyền của Johnsy, về việc cô nàng – quả thật nhẹ tênh và mỏng manh như một chiếc lá - sẽ trôi đi khi sự bám víu của cô vào trần thế vốn đã yếu sẽ yếu thêm.
Ông già Behrman, với cặp mắt đỏ sòng sọc, lớn tiếng kinh thường và chế diễu cho những điều tưởng tượng ngốc nghếch:
- Khốn khổ! ở đời sao lại có người ngu xuẩn muốn chết vì mấy cái lá rụng từ một dây leo vô duyên như vậy? Tao chưa bao giờ nghe có chuyện này. Không tao sẽ không ngồi làm mẫu cho một đứa ẩn cưa ngu ngốc như mày. Tại sao mày lại để ý tưởng khùng điên đấy đi vào đầu của nó? Ôi dào, cái con nhỏ Johnsy khốn khổ!
- Chị ấy đang yếu lắm, và cơn sốt làm cho đầu óc chị ấy trở nên bệnh hoạn đầy những mơ tưởng kỳ quái. Được rồi, nếu ông không muốn ngồi làm mẫu cho tôi cũng được. Nhưng tôi nghĩ ông là một ông già xấu tính – già vô tích sự.
Ông Behrman tru tréo lên:
- Mày đúng là đàn bà! Ai bảo tao không muốn ngồi làm mẫu? Đi lên đi. Tao sẽ đến. Cả nửa giờ đồng hồ rồi tao đã nói là tao sẵn sàng ngồi. Trời ơi! Đây không phải là chỗ cô Johnsy có thể năm bẹp dưỡng bệnh được. Một ngày nào đấy tao sẽ vẽ nên một kiệt tác, và bọn mình sẽ rời đi nơi khác. Trời ơi! Đúng là phải như thế.
Johnst đang ngủ khi họ lên. Sue buông cái rèm cửa xuống, ra dấu bảo Behrman đi vào phòng kia. Trong đấy, xuyên qua khung cửa sổ họ nhìn dây thường xuân với nỗi lo sợ. Rồi họ nhìn nhau một lúc, không nói lời nào. Một cơn mưa giá lạnh đang ập xuống dai dẳng, pha cùng với tuyết. Trong chiếc áo xanh cũ kỹ, Behrman ngồi làm mẫu, giả làm một thợ mỏ ẩn cư, ngồi trên một cái ấm lật ngược giả làm một tảng đá.
Khi Sue thức giấc vào buổi sáng sau giấc ngủ kéo dài một giờ, cô thấy Johnsy đang vô hồn nhìn cái rèm màu sậm đã buông xuống. Johnsy thì thào:
- Kéo rèm lên. Mình muốn nhìn.
Sue mệt mỏi làm theo bạn.
- Nhưng xem kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió xoáy dữ tợn suốt một đêm dài, vẫn còn một chiếc lá thường Xuân dựa trên bức tường gạch. Đấy là chiếc lá cuối cùng. Vẫn còn có mầu xanh thẫm gần cuống, nhưng với phần rìa te tua pha mầu vàng của sự tàn tạ, chiếc lá vẫn dũng cảm bám vào cái cành cao dăm bảy mét cách mặt đất.
Johnsy nói:
- Đấy là chiếc lá cuối cùng. Mình nghĩ chắc chắn nó đã rụng đêm qua. Mình nghe tiếng gió. Nó sẽ rụng hôm nay, và mình sẽ chết cùng lúc với nó.
Sue nghiêng khuôn mặt tóp của cô kề cận cái gối:
- Cưng ơi là cưng! Nếu cưng không nghĩ đến chính bản thân cưng thì nên nghĩ đến mình đây. Mình sẽ làm được gì chứ?
Nhưng Johnsy không trả lời. Nỗi cô đơn cùng cực nhất trên thế gian là một linh hồn chuẩn bị tiếp tục cuộc hành trình bí ẩn, xa thẳm. Điều mộng tưởng dường như đã ảm ảnh cô mạnh mẽ hơn khi những dây nối buộc cô với tình bạn và với trần thế đã bị lơi lỏng.
Ngày dần trôi, và dù qua khoảng không xám xịt, họ vẫn thấy chiếc lá đơn độc bám vào cuống của nó, dựa vào bức tường. Và rồi, khi màn đêm buông xuống, gió bắc lại thổi, trong khi mưa vẫn đập vào các cửa sổ, chảy ồng ộc xuống theo rìa mái nhà kiểu Hà Lan.
Khi đã có đủ ánh sáng buổi tinh sương, Johnsy, con người vô cảm, lại ra lệnh kéo cái rèm xuống.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đấy.
Johnsy nằm một hồi lâu nhìn nó. Và rồi cô gọi Sue, đang quậy nồi cháo ga trên cái bếp ga. Cô nói:
- Mình là đứa hư, Sue à. Có cái gì đó đã khiến chiếc lá vẫn ở đấy để cho thấy mình quả là độc ác. Muốn chết là một cái tội. Bây giờ bồ có thể mang cho mình chút cháo, và ít sữa pha chút rượu vang porto, và... không, mang trước cho mình cái gương soi cầm tay, rồi chèn ít cái gối quanh mình, rồi mình sẽ ngồi lên để xem bồ nấu nướng.
Một giờ sau, cô nói:
- Sue à, một ngày nào đấy mình sẽ vẽ cảnh vịnh Naples.
Ông bác sĩ đến vào buổi xế chiều, và khi ông trở ra Sue có cớ để đi ra ngoài hành lanh. Ông nắm lấy bàn tay gầy, run rẩy của Sue đặt trong tay ông.
- Cơ may ngang bằng. Với công chăm sóc tận tuỵ của cô, cô sẽ thắng. Và giờ tôi phải đến thăm một ca khác ở tầng dưới. Người bệnh là Behrman – tôi nghĩ chừng đâu là một hoạ sĩ. Cũng viêm phổi. Ông ta già cả, yếu đuối, cơn bệnh lại là cấp tính. Không có hi vọng gì, nhưng tôi sẽ đưa ông đến bệnh viện để được thoải mái hơn.
Ngày kế, ông bác sĩ bảo Sue:
- Cô ấy qua khỏi cơn nguy rồi. Cô đã thắng. Bây giờ chỉ cần dinh dưỡng và chăm sóc – chỉ có thế thôi.
Buổi chiều ấy, khi Johsy đang đan một cái khăn quàng len mầu lam thật đậm và xem vẻ rất vô dụng, Sue đến bên giường cô, đặt cánh tay quanh cô và cũng quanh mấy cái gối.
- Mình có chuyện này nói cho bồ biết, cái con chuột trắng ơi. Ông Behrman qua đời hôm nay ở bệnh viện vì chứng viêm phổi. Ông ấy nhuốm bệnh chỉ trong có hai ngày. Người gác dan tìm thấy ông sáng ngày đầu tiên trong căn phòng tầng dưới, ngất xỉu với cái chân đau đớn. Đôi giầy và quần áo ông ấy bị ướt cả, lạnh như nước đá. Họ không thể hiểu nổi ông đã đi đâu trong một đêm kinh hoàng như thế. Và rồi họ tìm thấy cái đèn bão, vẫn cháy, và một cái thang đã bị rời khỏi nơi cất giữ, vài cây cọ tơi tả, và nghiên mầu mới ít mầu xanh và vàng, bồ nhìn ra ngoài cửa sổ xem, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng trên bức tường đấy. Bồ có đặt nghi vấn tại sao nó không bao giờ bay lất phất khi có gió thổi không? Cưng ơi, đó là kiệt tác của ông Behrman đấy - ông đã vẽ nó đúng vào đêm chiếc lá cuối cùng rơi rụng.
 

darkknight

Member
Ðề: Tuyển tập truyên ngắn của O.henry

Món quà Giáng sinh​

Một đồng tám mươi bảy xu, đúng như vậy. Hàng ngày, cô cố gắng tiêu thật ít tiền khi đi chợ. Cô đi loanh quanh tìm mua thứ thịt và rau rẻ nhất cho bữa ăn hàng ngày, ngay cả lúc cảm thấy hết sức mệt mỏi cô vẫn cố tìm kiếm. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.
Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa. Không hề có sự nhằm lẫn, chỉ có một đồng tám mươi bảy xu, và ngày mai sẽ là lễ giáng sinh.
Cô sẽ không thể làm gì hơn,chỉ còn cách ngồi xuống và khóc mà thôi. Ở đó, trong một căn phòng nhỏ, tồi tàn, cô đang nức nở.
Della sống trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này với chồng của cô, James Dillingham Young, ở thành phố NEW YORK.
Họ có một phòng ngủ, một phòng tắm và một nhà bếp. James Dillingham Young may mắn hơn cô vì anh ấy có việc làm. Tuy vậy đó không phải là một công việc kiếm được nhiều tiền. Tiền thuê căn phòng này chiếm gần hết lương của anh ấy. Della đã cố gắng rất nhiều để tìm một công việc nhưng vận may đã không mỉm cười với cô. Tuy nhiên,cô rất hạnh phúc khi ôm "Jim", James Dillingham Young, trong tay mỗi khi anh trở về.
Della đã ngừng khóc. Cô lau khô mặt rồi đứng nhìn một chú mèo xám trên bức tường đồng màu với nó bên cạnh con đường tối ngoài cửa sổ.
Ngày mai là Noel và cô chỉ còn một đồng tám mươi bảy xu để mua cho Jim, Jim của cô, một món quà. Cô muốn mua một món quà thật sự có ý nghĩa, một thứ có thể biểu hiện được tất cả tình yêu cô dành cho anh.
Della chợt xoay người chạy đến bên chiếc gương treo trên tuờng. Mắt cô sáng lên.
Cho đến bây giờ, gia đình James Dillingham Young chỉ có hai vật quí giá nhất. Một thứ là chiếc đồng hồ vàng của Jim. Chiếc đồng hồ này trước đây thuộc sở hữu của cha anh ta và trước nữa là ông nội anh ta. Thứ còn lại là mái tóc của Della.
Della thả nhanh mái tóc dài óng mượt xuống lưng. Thật tuyệt đẹp, không khác nào như một chiếc áo khoác đang choàng qua người cô. Della cuộn tóc lên lại. Cô đứng lặng đi rồi thút thít một lát.
Della buớc chậm rãi qua các cửa hàng dọc hai bên đường rồi dừng lại trước bảng hiệu "Madame Eloise". Tiếp cô là một phụ nữ mập mạp, bà ta chẳng có một chút vẻ "Eloise" nào cả.
Della cất tiếng hỏi: "Bà mua tóc tôi không?"
"Tôi chuyên mua tóc mà", bà ta đáp và bảo: "hãy bỏ nón ra cho tôi xem tóc của cô đi"
Suối tóc nâu đẹp tuyệt vời buông xuống.
"Hai mươi đồng" bà ta định giá, bàn tay nâng niu mái tóc óng ả.
"Hãy cắt nhanh đi! Và đưa tiền cho tôi" Della nói.
Hai giờ tiếp theo trôi qua nhanh chóng. Cô tìm mua quà cho Jim trong các cửa hiệu trong niềm vui khôn tả. Cuối cùng cô cũng chọn được một thứ. Đó là môt sợi dây đồng hồ bằng vàng. Jim rất quí chiếc đồng hồ của mình nhưng rất tiếc là nó không có dây. Khi Della trông thấy sợi dây này cô biết rằng nó phải là của anh và cô phải mua nó.
Cô trả hai mươi mốt đồng để mua và vội vã trở về nhà với tám mươi bảy xu còn lại.
Đến nhà, Della ngắm mái tóc cực ngắn của mình trong gương và nghĩ thầm: "Mình có thể làm gì với nó đây?". Nửa giờ tiếp theo cô nhanh chóng chuẩn bị mọi thứ. Xong Della lại ngắm nghía mình trong gương lần nữa. Tóc của cô bây giờ toàn những sợi quăn quăn khắp đầu. "Chúa ơi, mình trông như một con bé nữ sinh ấy!" Cô tự nhủ "Jim sẽ nói gì khi thấy mình như thế này?"
Bảy giờ tối, bữa ăn đuợc chuẩn bị gần xong. Della hồi hộp chờ đợi, hy vọng rằng mình vẫn còn xinh đẹp trong mắt Jim.
Thế rồi cửa mở, Jim bước vào. Anh ấy trông rất gầy và cần có một cái áo khoác mới. Jim nhìn chằm chằm vào Della. Cô không thể hiểu được anh đang nghĩ gì, cô sợ. Anh ta không giận dữ, cũng chẳng ngạc nhiên. Anh đứng đó, nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ. Della chạy đến bên Jim òa khóc: "Đừng nhìn em như thế, anh yêu. Em bán tóc chỉ để mua cho anh một món quà. Tóc sẽ dài ra mà. Em phải bán nó thôi, Jim à. Hãy nói "giáng sinh vui vẻ", em có một món quà rất hay cho anh này!"
"Em đã cắt mất tóc rồi à?" Jim hỏi
"Đúng thế, em đã cắt và bán rồi, vì vậy mà anh không còn yêu em nữa ư? Em vẫn là em mà!" Della nói.
Jim nhìn quanh rồi hỏi lại như một kẻ ngớ ngẩn: "Em nói là em đã bán tóc à?"
"Đúng, em đã nói vậy, vì em yêu anh! Chúng ta có thể ăn tối được chưa, Jim?"
Chợt Jim vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên bàn. Anh nói: "Anh yêu em, Della, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở cái này ra em, sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy."
Della xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung suớng, liền sau đó những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống. Trong đó là một bộ kẹp tóc,những chiếc kẹp dành cho mái tóc óng ả của Della. Cô đã mơ ước có đuợc nó khi trông thấy lần đầu tiên qua cửa kính một gian hàng. Những cái kẹp rất đẹp và rất đắt tiền. Bây giờ chúng đã thuộc về cô nhưng tóc cô thì không còn đủ dài để kẹp nữa!
Della nâng niu món quà, mắt tràn đầy hạnh phúc. "Tóc em sẽ chóng dài ra thôi, Jim", nói xong cô chợt nhớ đến dây đồng hồ vàng định tặng cho Jim và chạy đi lấy.
"Đẹp không anh? Em đã tìm kiếm khắp nơi đấy, giờ thì anh sẽ phải thích thú nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi. Nhanh lên, đưa nó cho em, Jim, hãy nhìn nó với sợi dây mới này."
Nhưng Jim không làm theo lời Della. Anh ngồi xuống vòng tay ra sau đầu mỉm cuời nói: "Della, hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng yêu. Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp cho em. Giờ thì chúng ta có thể bắt đầu bữa tối được rồi em yêu"
Đó là một câu chuyện cảm động về tình yêu của hai bạn trẻ đã hết lòng yêu nhau.
 

darkknight

Member
Ðề: Tuyển tập truyên ngắn của O.henry

Tiền Và Thần Tình yêu​

Nghe có tiếng xe hơi đậu, ông Anthony Rockwall - nhà công nghiệp, chủ hãng xà phòng Eureka nay đã nghỉ hưu - ngẩng lên, nhìn qua cửa sổ phòng đọc sách. Thấy người hàng xóm ở kế bên phải - lão quí tộc G.Van Schuylight Suffolk Jones - bước xuống xe, ông tức cười. Như thường lệ, vừa chạm mặt pho tượng Ý thời Phục hưng đặt trước tiền sảnh dinh cơ của ông, lão quí tộc lại nhăn tít cái mũi khoằm khoặm lại.
Cựu hoàng xà phòng lắc đầu: ”Khó chịu với cái bức tượng cổ ấy làm gì cơ chứ; phải lão đừng để ý, ta đã tặng nó cho viện bảo tàng rồi... Hè tới đây, ta sẽ cho sơn lại ngôi nhà này, không biết lúc ấy cái mũi vẹt của lão còn chun tới đâu nữa!”.
Vươn vai đứng dậy bước ra cửa phòng, với cái giọng rền vang như chuông vỡ, ông gọi to: ”Mike!”; và khi nghe có tiếng đáp, ông bảo: “Nói với con trai ta, có đi đâu thì cũng phải vào đây một lúc đã, nhé!”.
Và, khi con trai ông - một tay xóc xóc xâu chìa khóa trong túi quần, tay kia vò đầu nhưng quần áo vẫn tươm tất - bước vào, ông đặt tờ báo sang một bên, soi mói nhìn anh. Đột nhiên, ông hỏi:
- Richard, xà phòng con vẫn dùng, con trả thế nào?
Richard bối rối. Mới ra trường, về nhà chưa đến sáu tháng, chưa hiểu hết tính khí của ông già, anh lúng túng cứ như một cô gái khi đến dự buổi khiêu vũ đầu tiên trong đời.
Anh lắp bắp:
- Đâu chừng... sáu đô la một tá, bố à!
- Còn quần áo con vẫn mặc?
- Dạ… cỡ sáu mươi đô; cũng vừa phải thôi...
Ngồi nhỏm dậy, vẻ dứt khoát, ông già bảo:
- Con thuộc giới thượng lưu. Bố nghe nói giới trẻ thượng lưu vẫn xài xà phòng loại hai mươi bốn đô một tá, và quần áo chúng mặc không thứ nào dưới một trăm đô; con đâu có thiếu tiền, tội gì phải dè sẻn! Hiện nay, không phải vì tư vị mà bố vẫn xài xà phòng Eureka loại cũ; đó là loại tốt nhất đấy. Đừng có vì hà tiện mười xu mà đi mua loại xà phòng tồi; đối với thanh niên ở thế hệ của con, với vị trí xã hội như con, xài xà phòng loại năm mươi xu một bánh thì cũng cho là được đi. Bố đã nói, con thuộc giới thượng lưu; người ta vẫn thường nói là phải phấn đấu cả ba đời mới chen chân được vào giới đó, bố không tin như vậy. Cũng như dầu để nấu xà phòng, tiền bạc bôi trơn tuốt; tiền bạc sẽ đặt con vào giới thượng lưu. Nói không quá đáng chứ, nhờ có tiền, bố mới là bố, bố thô lỗ, bố cục mịch không khác mấy lão ở kế nhà mình, vậy mà bố còn phải vãi tiền ra mới được xem là cùng giới với họ…
- Cũng có thứ mà tiền không làm được đâu, bố à! – Richard rầu rĩ đáp.
Ông già tỏ ra phật ý:
- Thời buổi này mà con còn nói vậy à? Bố sẵn sàng đánh cuộc đấy. Con cứ thử tra từ đầu đến cuối quyển đại từ điển bách khoa xem, có thứ gì mà con không mua được bằng tiền không; bố đố con đấy...
Vẻ bứt rứt, Richard đáp:
- Có đấy bố; có một thứ mà không tiền bạc nào mua được.
Ông Anthony kêu lên:
-Thật vậy sao? Đâu, con nói thử đi, có thứ gì mà tiền bạc không thể mua được đâu nào?
Richard lắc đầu.
Ông già quạu:
-Bố kêu con vào là vì chuyện ấy đấy; từ hai tuần nay bố để ý thấy hình như con có chuyện gì không ổn. Có gì mà phải buồn cơ chứ. Bố chỉ nhón tay một cái là thu được ngay mười một triệu đô la trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ, không tính của chìm. Nếu con muốn, chiếc du thuyền Rambler thả neo trong vịnh kia sẽ là của con; đổ than vào, chỉ cần hai ngày là con có thể tắm biển ở Bahamas...
Richard hiểu ý ông già muốn nói gì; anh nói giọng uể oải:
- Bố đoán gần đúng rồi đấy.
- A! - ông già nheo mắt, reo lên- Vậy thì nói đi, cô ta tên gì nào?
Richard đi đi lại lại quanh phòng; ông già tuy hay lớn tiếng nhưng coi bộ từng trải, dễ gần, có thể trút bầu tâm sự được.
Thấy Richard không trả lời, ông già lại đoán:
- Con chưa biết tên cô ta à; sao không hỏi? Bố tin là cô ta ngã vào vòng tay con ngay ấy chứ! Con có tiền này, đẹp trai này, lịch thiệp này, tay con không hôi mùi xà phòng này, con có học này... cô ta còn muốn gì nữa, hả?
- Con không có cơ hội gần gũi cô ấy. – Richard rầu rĩ đáp.
- Cơ hội...- Ông già kêu lên: - Sao không tạo cơ hội? Mời cô ta đi dạo ở công viên, đưa cô ta về nhà sau khi xem lễ, đón cô ta sau buổi hòa nhạc... Ôi dào, cơ với chả hội!
- Bố không biết ấy chứ… trong tầng lớp cô ta, giờ giấc sít sao lắm, được sắp đặt trước hàng mấy ngày... Không cưới được cô ấy, đối với con, thị trấn này chẳng khác gì chốn ngục tù u ám... Con không viết thư cho cô ấy được đâu, làm như vậy không được đâu!
- Thôi đi, ý con muốn nói tiền bố cho con chưa đủ để mua một hai giờ trò chuyện tay đôi với cô ta chứ gì?
- Trễ rồi bố à! Trưa ngày kia là cô ấy đi châu Âu học trong hai năm. Ngày mai con sẽ gặp riêng cô ấy được ít phút. Lúc này cô ấy đang ở nhà bà dì ở Larchmont, con không đến đó được, nhưng cô ấy đã nhận lời cho con đi taxi đến đón cô ấy ở ga xe lửa trung tâm lúc 8g30, từ đó tụi con phải đi thật nhanh đến rạp Wallace. Mẹ cô ấy và mấy người nữa sẽ đợi sẵn ở đó để cùng vào xem kịch với tụi con. Bố thử nghĩ, trong hoàn cảnh ấy, với sáu, bảy phút, con làm sao nói chuyện được với cô ấy, nói được gì nào? Rồi trong khi xem kịch hoặc cả sau đó nữa, còn cơ hội nào để con bày tỏ với cô ấy đây? Không, không còn cơ hội nào nữa đâu! Tiền bạc của bố không giúp gì được đâu, không mua được phút nào đâu! Nếu mua được, hẳn người giàu đã bỏ tiền ra mua để được sống lâu hơn... Từ bây giờ cho đến lúc cô ấy lên đường, không hy vọng gì kiếm ra thời gian để gặp riêng cô ấy được đâu!
Ông Anthony nheo mắt:
- Được rồi, được rồi, Richard. Giờ thì con có thể xuống câu lạc bộ chơi được rồi đấy. Bố hy vọng là con không quá si ngốc đến mức quên cả vui chơi... À, thỉnh thoảng con cũng nên vào đền thắp vài nén nhang cầu thần Mazuma phù hộ… - Ngừng một chút, ông tiếp - Tất nhiên là con không thể dùng tiền mua thêm thời gian cho mình hoặc ra lệnh cho thời gian ngừng trôi, nhưng bố thì đã nhiều lần bố trông thấy Thần Thời gian vấp té dập cả chân khi bước qua mấy cái mỏ vàng đấy!
Tối đó, lúc ông già đang đọc tờ báo buổi chiều thì cô Ellen tới; chẳng mấy chốc, cuộc chuyện trò giữa hai anh em đã xoay quanh chuyện thằng cháu si tình.
Ông già che miệng ngáp:
- Nó nói với tôi cả rồi, và tôi cũng đã nói với nó là tiền bạc của tôi là để lo cho nó, nhưng nó không tin là tiền bạc có thể lo được. Nó nói tiền bạc cũng chẳng ích gì. Nó nói là dù cho có cả chục ông triệu phú cùng xúm vào cũng không thể nào lay chuyển nổi các ước lệ xã hội...
Cô Ellen nóng nảy:
- Anh Anthony này, anh đừng nói đến chuyện tiền bạc nữa, có được không! Đối với tình yêu chân thành thì tiền bạc có ý nghĩa gì cơ chứ! Anh phải biết, tình yêu có sức mạnh vạn năng. Phải chi nó chịu nói sơm sớm một chút... Em biết, cô ta không từ chối thằng Richard nhà mình đâu. Giờ thì trễ quá rồi, thằng bé đâu còn dịp nào để ngỏ ý với cô ta nữa chứ! Tiền bạc của anh làm sao mua được hạnh phúc cho nó!
Tám giờ tối hôm sau, cô Ellen lục trong chiếc hòm mọt đục, lấy ra một chiếc nhẫn vàng trông là lạ, đem đến cho Richard. Cô bảo:
- Đây là chiếc nhẫn mẹ cháu để lại cho cô. Mẹ cháu nói là nó đem lại may mắn trong tình yêu, và dặn cô trao lại cho cháu khi nào cháu tìm được người yêu. Tối nay, cháu nhớ đeo vào tay...
Richard thành kính cầm chiếc nhẫn, ướm vào ngón tay út; nó hơi lỏng, vào quá đốt thứ hai một tí mới dừng lại. Với phong thái chững chạc của một người đã trưởng thành, anh cởi nhẫn ra, cất vào túi áo vét, xong, anh quay điện thoại gọi taxi.
Tám giờ ba mươi hai phút, anh nhìn thấy Lantry đứng lẫn trong đám đông trước cửa nhà ga. Thấy anh, cô gái nói nhanh:
- Mình phải nhanh nhanh lên mới được, đừng để mẹ phải đợi lâu!
- Tới rạp Wallace, càng nhanh càng tốt. – Richard ra lệnh cho tài xế.
-
Theo đường Bốn mươi hai, xe đổ ra đại lộ Broadway, xuôi theo làn đường dành riêng cho xe con. Đến đường Ba mươi tư, Richard đập vai tài xế, bảo dừng lại. Anh xin lỗi cô bạn, xuống xe:
- Tôi bị rớt chiếc nhẫn. Chờ tôi một phút, tôi thấy chỗ nó rơi rồi. Nhẫn mẹ tôi để lại, để mất... tôi không đành lòng...
Chưa đến một phút, anh đã quay trở lại, chiếc nhẫn trên tay.
Nhưng, trong khoảng thời gian chưa đến một phút đó, không biết từ đâu, một chiếc xe to kềnh đã đậu chắn ngay phía trước chiếc taxi. Tài xế lách sang trái, cố vượt qua, nhưng vướng phải chiếc xe tải chất đầy hàng hóa; anh ta lùi xe, tính lách sang phải, lại đụng nhằm chiếc xe chở bàn ghế tủ giường lổn ngổn đậu ở phía sau, lái xe không biết đã bỏ đi đâu; hết đường xoay trở, tài xế rủa thầm trong bụng, ôm vô-lăng chịu trận giữa cái mớ xe cộ vô ý thức đó.
Cô Lantry nóng nảy giục:
- Đi đi chứ, trễ quá rồi!
-
Richard nhổm lên, nhìn quanh. Cả một rừng xe – nào taxi, nào xe tải, xe con, xe tải nặng... đậu bít cả giao lộ mênh mông nơi các con đường Ba mươi tư, đại lộ số Sáu, đại lộ Broadway cắt nhau; đã vậy, từ các đường nhánh, xe cộ cứ ùn ùn đổ tới, cản sau xe trước chạm cản trước xe sau, cả cửa xe cũng bị ép cứng, không tài nào mở ra được.
Richard ngồi xuống, lắc đầu:
-Mình bị kẹt xe rồi. Ít ra cũng phải cả tiếng đồng hồ mới giải tỏa được cái mớ bòng bong này... Cũng tại tôi, phải chi chiếc nhẫn không rớt thì đâu đến nỗi...
Cô Lantry hỏi:
- Chiếc nhẫn đâu, anh cho xem…Tôi không trách anh đâu; vả lại tôi chỉ lo mẹ mong, chứ kịch thì cũng chẳng có gì đáng để xem...
Mười một giờ tối. Cửa phòng ông Anthony có tiếng gõ. Đang nằm trên giường xem dở quyển truyện phiêu lưu, ông già quát:
- Vào đi!
Đó là cô Ellen. Cô nói, không giấu nổi vẻ náo nức:
- Anh Anthony, tụi nó đính hôn rồi; cô ấy nhận lời cầu hôn của thằng Richard nhà mình rồi!…Tụi nó kẹt xe suốt hai tiếng đồng hồ, và thằng bé nhà mình đã không bỏ lỡ cơ hội...
Ngừng một chút để thở, cô nói tiếp:
- Nào, anh Anthony, giờ thì anh hết khoe của nhé! Chỉ cần một biểu tượng của tình yêu, chỉ cần một chiếc nhẫn tượng trưng cho tình yêu chân thành, chung thủy cũng đủ để thằng Richard nhà mình tìm thấy hạnh phúc... Tiền bạc thì làm sao bù được với tấm chân tình kia chứ!
Ông Anthony ngắt lời:
- Đủ rồi, đủ rồi; chỉ cần thằng bé đạt được ý nguyện là tôi mừng rồi. Tôi đã bảo, nếu nó cần thì tốn kém bao nhiêu tôi cũng không tiếc...
Cô Ellen cố cãi:
- Nhưng thử hỏi trong chuyện này, tiền bạc có đem lại được điều gì tốt đẹp không nào?!
Ông Anthony Rockwall dài giọng:
- Thôi nào, cô em; tôi đang đọc đến chỗ tên cướp bị đắm tàu đây này; để xem tiền bạc có thể cứu hắn thoát chết đuối được không... Cô để tôi đọc hết chương này đã, có được không?
Chuyện đến đây là hết. Tự thâm tâm, tôi mong là độc giả cũng hài lòng với hạnh phúc của Richard. Tuy nhiên, tôi nghĩ, nói gì thì nói, tỏ tường ngành ngọn vẫn hơn.
Sáng hôm sau, trước dinh cơ ông cựu hoàng xà phòng xuất hiện một người mặc áo ngắn tay, thắt chiếc cà-vạt xanh lốm đốm; anh ta rung chuông và được mời ngay vào phòng đọc sách.
Vớ tập ngân phiếu trên bàn, ông Anthony xé một tờ:
- Đây, năm ngàn tiền mặt, thưởng cho anh về khoản dầu để nấu xà phòng...
Kelly, người mặc áo ngắn tay, nói:
-Tôi còn phải xuất thêm ba trăm đô ngoài kế hoạch nữa đó: thuê thêm chiếc xe hàng với mấy chiếc taxi hết năm đô, chiếc xe tải nặng và mấy chiếc tải nhẹ mất mười đô. Mấy người chạy mô-tô đòi mười đô, đội bốc vác đòi hai mươi đô. Cảnh sát giao thông quất tôi nặng nhất, hai người trước, mỗi người năm mươi đô; hai người sau, một người hai mươi, một người hai mươi lăm... nhưng... họ cũng làm ra trò đấy chứ, ngài Rockwall? Cũng may mà ngài Thị trưởng không nhìn thấy cảnh kẹt xe... Chẳng tập dượt gì mà giờ giấc đâu đó khít rim; đúng hai tiếng đồng hồ, không sai chạy lấy một giây...
- Một ngàn ba trăm đô, anh cầm lấy. Thưởng thêm cho anh một ngàn, còn ba trăm là để bù vào số tiền túi của anh. Anh không chê tiền chứ, anh Kelly?
- Tôi ấy à? Cứ có tiền thì bắt tôi làm mọi tôi cũng làm.
Ông Anthony gọi giật lại khi Kelly vừa ra đến cửa:
- Tôi quên hỏi, ở chỗ kẹt xe, anh có trông thấy một chú bé bụ bẫm, trần truồng, giương cung bắn vãi ra bốn hướng không?
Kelly ngơ ngác:
- Sao, ông nói sao? Bắn tên vãi ra ấy à? Dààà… tôi không thấy, nhưng nếu có hẳn nó đã bị cảnh sát bắt nhốt từ trước rồi...
-Dễ gì bắt được nó – ông Anthony cười - Thôi chào anh, Kelly!
 

darkknight

Member
Ðề: Tuyển tập truyên ngắn của O.henry

Tên Trộm Hoàn Lương

Viên cai ngục đến xưởng giày trong nhà giam, nơi Jimmy Valentine đang cần mẫn khâu mũi giày, để đưa anh ta lên phòng giám đốc. ở đấy, viên giám đốc nhà giam giao cho Jimmy tờ lệnh được tha vừa được ngài Thống đốc Tiểu bang phê chuẩn sáng nay. Jimmy thờ ơ cầm lấy tờ giấy, không nói gì. Anh bị kêu án bốn năm và đã ở đây được mười tháng. Đối với một người quen biết rộng như Jimmy thì cái án ấy chả bõ bèn gì, " xoay" một cái là ra ngay !
Ông Giám đốc nhà giam nói :
- Thế nào, anh Valentine ? Sáng mai anh được ra rồi đấy. Hãy tự răn mình và tỏ ra là một người đàn ông chân chính. Tôi biết tự thâm tâm anh không phải là người xấu. Hãy thôi đừng trộm két sắt nữa và cố sống cho nghiêm chỉnh xem nào.
- Thưa ngài, tôi ư ? Tôi trộm két sắt ư ? - Jimmy trố mắt, ngạc nhiên hỏi.
Ông Giám đốc cười :
- Thôi đi ! Hừ, không với chả có. Thế cái vụ ở Springfield ai làm ? Tại sao anh phải vào đây ? Anh thì chạy tội là giỏi nhất !
Jimmy vẫn tỉnh bơ chối :
- Ái chà ! Không đâu, thưa ngài. Tôi chưa bao giờ đặt chân tới Springfield cả.
Ông Giám đốc nhà giam dễ dãi cười, quay sang bảo người cai ngục :
- Cronin, anh đưa cậu ta về phòng. Báo chuẩn bị đồ đạc phóng thích cho cậu ta và bảy giờ sáng mai đưa cậu ta đến đây. Valentine ! Hãy nhớ lời tôi nhé !
Bảy giờ mười lăm phút sáng hôm sau. Valentine đứng trước cửa nhà giam. Anh mặc một bộ complet cắt thật vụng về, chân mang đôi giày cứng nhắc thường phát cho những người tù được phóng thích.
Hồi nãy, viên thư ký nhà giam đưa cho anh một vé tàu và năm đô-la với hi vọng của nhà nước rằng với số tiền ân huệ ấy, anh sẽ có thể làm lại cuộc đời trở nên một công dân lương thiện. Ông Giám đốc nhà giam mời anh điếu xì gà rồi bắt tay thật chặt.
Valentine, người tù số 9762, được vào sổ như sau : " Lệnh tha của Thống đốc" .
Thế là Jimmy Valentine đường hoàng trở về với những con đường đầy ánh nắng.
Chẳng màng đến tiếng chim hót líu lo, đến cành lá xanh tươi đang vẫy gọi bên đường, đến hương hoa thơm ngát từ khu vườn gần đấy, Valentine đi một mạch đến quán ăn. Tại đây, anh tận hưởng hương vị tuyệt vời của tự do bằng cách chén sạch nguyên con gà quay vàng rộm, uống cạn chai vang trắng, rồi khoan khoái phì phà điếu xì gà đắt tiền, đắt hơn nhiều so với điếu của viên Giám đốc nhà giam vừa tặng. No nê, thỏa mãn, anh nhàn tản đi đến nhà ga, điệu nghệ búng đồng xu con vào chiếc nón của người hành khất mù đứng trước sân ga, rồi nhanh nhẹn lên tàu. Ba tiếng đồng hồ sau đó, anh xuống tàu ở một ga nhỏ hiu quạnh, nằm gần ranh giới tiểu bang. Dừng chân ở quán cà phê mang tên Mike Dolan, Jimmy bước vào thân mật tay bắt mặt mừng ông chủ quán đang đứng sau quày.
Ông chủ quán nói :
- Xin lỗi cậu, Jimmy, tớ không thể xoay sở sớm hơn được. Có ý kiến phản đối việc tha cậu ở Springfield nên tay Thống đốc Tiểu bang rét quá suýt nữa hắn thôi không giải quyết đấy. Thế nào, khỏe chứ ?
Jimmy cười :
- Khoẻ. Có chìa khóa cho tôi không đấy ?
Cầm lấy chìa khóa, Jimmy lên lầu, ra mãi căn phòng nhỏ phía sau. Đồ vật trong phòng vẫn y nguyên. Trên sàn nhà vẫn còn hột nút áo của ông Chánh thanh tra Ben Price, lúc ông ấy cùng đám cảnh sát dưới quyền ập vào túm lấy anh.
Hạ chiếc giường xếp xuống, Jimmy mở ngăn bí mật trong vách, lấy ra chiếc vali bám bụi. Anh thận trọng đặt lên bàn, mở nắp, rồi đứng im, khoan khoái ngắm bộ đồ nghề mở két sắt độc nhất vô nhị của anh, bộ đồ nghề mở két hữu hiệu nhất miền Đông nước Mỹ. Nó đầy đủ các cơ phận, làm bằng loại thép cứng nhất, thiết kế theo mẫu mới nhất. Nào khoan, nào đục, nào kẹp, nào kềm, có một số bộ phận do đích thân Jimmy vẽ kiểu. Anh rất tự hào về bộ đồ nghề này. Anh đã phải trả hết 900 đô để đặt làm theo ý riêng của mình ở một chỗ chuyên làm dụng cụ cho giới giang hồ.
Nửa giờ sau, Jimmy xuống lầu, ra cửa. Giờ đây, anh mặc bộ complet vừa vặn, kiểu mới, tay xách chiếc vali.
Người chủ quán nháy mắt, hỏi :
- Đi làm sớm thế ?
- Làm gì ? - Jimmy ra bộ ngơ ngác, - Ơ hay, cái cậu này. Tôi chỉ là một nhân viên công ty bánh ngọt và chế biến lương thực New York đấy, nhớ chưa ?
Người chủ quán gật lia lịa, rối rít mời Jimmy uống rượu, nhưng anh từ chối, Jimmy không bao giờ uống rượu.
Một tuần sau ngày Valentine, người tù số 9762, được phóng thích, một vụ trộm lớn được tiến hành rất khéo ở Richmond, bang Indiana. Không một dấu vết để lại. Hai tuần sau, lại thêm một vụ khác. Lần này chiếc két bị trộm là loại hiện đại nhất, có gắn cả thiết bị báo động chống trộm, thế mà cánh cửa dày cộm của nó vẫn bị mở toang như người ta mở cửa sổ đón gió hè. Vụ trộm này xảy ra ở Logansport, số của cải bị mất trộm trị giá khoảng 1500 đô, trong tủ còn có nhiều hối phiếu và tiền xu lẻ nhưng không hề bị tên trộm mó tay vào. Cảnh sát bắt đầu quan tâm, nhưng mãi đến vụ trộm ở ngân hàng Jefferson City, số thất thoát lên cao, thì ông Chánh thanh tra Ben Price mới chịu xuất quân. So sánh dấu vết tại hiện trường, ông phát hiện ngay một nét tương tự về phong cách thực hiện của các vụ án. Ông tuyên bố :
- Chính thằng Jimmy Valentine chứ không ai khác ! Hắn lại giở trò rồi đấy. Xem cái núm khóa kia kìa - nó bị kéo tung ra cứ như người ta nhổ củ cải vào tháng mưa ấy. Kiểu ấy thì chỉ có cái kích hiện đại của thằng Valentine mới làm nổi thôi. Lại xem mấy thanh ngang kia kìa, chỉ khoan có một lỗ là bung ngay thế kia thì ngoài thằng Valentine ra chẳng có ai làm nổi !
Ông Ben Price đã thuộc lòng tính nết Jimmy. Ông nắm cả những thói quen nhỏ nhất của tên trộm tài hoa này qua những lần điều tra vụ cướp ở Springfield vừa qua. Jimmy thường đánh theo lối nhảy cóc. Đánh nhanh, rút lẹ, lẩn đi thật xa, rồi lại ra tay tiếp, lần sau táo bạo hơn lần trước. Hắn không cần phụ tá. Giới chủ ngân hàng phần nào nhẹ nhõm khi nghe tin ông Ben Price lại lên đường lần theo dấu vết tên trộm quỷ quái ấy.
Một chiều nọ, Jimmy Valentine tay xách vali, xuống xe tại một thị trấn nhỏ, tên là Elmore. Đấy là một thị trấn hẻo lánh, cách đường xe lửa xuyên Mỹ trên năm dậm, thuộc bang Arkansas. Trông anh ta như một sinh viên năm cuối bậc đại học, thích thể thao, đang trên đường về quê thăm nhà. Bước chậm rãi trên lề đường lót ván, anh dừng chân ở khách sạn.
Bỗng một thiếu nữ băng qua đường, đi ngang trước mặt anh, rồi rẽ vào căn nhà có treo tấm biển " Ngân hàng Elmore" . Tình cờ cô liếc mắt nhìn anh. Thế là tâm hồn anh như choáng ngợp bởi ánh mắt diệu kỳ ấy, đầu óc bay bổng tận đâu đâu. Anh như đã biến thành một người nào khác. Cô thiếu nữ thẹn thùng cúi gầm mặt, hai má ửng hồng. Chả lẽ ở Elmore này, ăn vận như thế, ... đẹp trai như thế, hiếm lắm !
Jimmy vội túm ngay lấy một cậu bé con đang ngồi chơi trên bậc thềm gần đấy, giả vờ đang có ý muốn mua cổ phiếu của ngân hàng ở đây, nên phải hỏi để nắm tình hình. Cứ mỗi câu hỏi, anh ta lại giúi vào tay cậu bé đồng mười xu. Một lúc sau, cô gái đi ra, lần này không thèm để mắt đến chàng trai tay xách vali vẫn còn đứng đấy.
Jimmy nháy mắt, hỏi cậu bé :
- Hình như là cô Polly Simpson đấy phải không?
- Không đâu, chính là cô Annabel Adams đấy chứ. Bố cô ấy là chủ ngân hàng này.
Jimmy đến khách sạn gần đấy, đăng ký mướn phòng với tên Ralph Spencer. Anh nhẩn nha ở quày tiếp tân, gợi chuyện với anh nhân viên khách sạn, nói cho anh ta hay rằng mình muốn ở lại thị trấn Elmore này để làm ăn bằng việc kinh doanh giày, liệu có sống nổi không ?
Người nhân viên tiếp tân nhìn vẻ bên ngoài bảnh bao của Jimmy ra dáng kính nể. Anh ta nhiệt tình cho biết :
- Vâng, mở hàng giày ở đây sống lắm ! Hiện ở đây chưa có nơi nào kinh doanh giày cả. Trước nay mặt hàng này chỉ được bày bán ở cửa hàng tạp hóa và vật tư ở đằng kia. Việc kinh doanh buôn bán tại đây đang có chiều hướng phát triển khá. Hi vọng rằng sau khi cân nhắc thiệt hơn, ông sẽ quyết định lập nghiệp ở đây. Dân cư nơi đây hiền và hiếu khách lắm !
Jimmy cười :
- Vâng. Cảm ơn nhiều. Tôi sẽ ở lại vài ngày xem sao. ồ, không cần gọi bồi làm gì, tự tôi xách lấy được rồi.
Thế là Ralph Spencer, con phượng hoàng thoát xác cất cánh lên cao từ đống tro tàn của người tù Valentine - đống tro tàn phát xuất từ ngọn lửa tình nồng cháy qua lần đầu gặp gỡ. Jimmy quyết định lập nghiệp ở thị trấn nhỏ tên Elmore này. Hiệu giày của anh hoạt động tốt, có lãi.
Về mặt quan hệ xã hội, Jimmy cũng thành công không kém, anh quen biết nhiều, và hơn cả, sở nguyện của anh cũng đã thành. Annabel Adams nay là bạn anh và tình cảm của anh dành cho nàng ngày càng say đắm.
Đến cuối năm ấy, có thể tóm tắt hoàn cảnh sống của chủ hiệu giày Ralph Spencer như sau : anh được hầu hết cư dân trong thị trấn tin yêu, cửa hàng giày của anh ngày càng thịnh vượng. Trên tất cả, anh vừa đính hôn với cô Annabel Adams và đám cưới sẽ cử hành trong hai tuần nữa. Ông Adams, chủ ngân hàng Elmore, bố vợ tương lai của anh, rất hài lòng với chàng rể quý. Phần Annabel, cô yêu anh bao nhiêu thì quý trọng anh chừng ấy. Lúc này, Ralph Spencer gần như là thành viên chính thức của gia đình Adams. Ngày nào anh cũng đến chơi nhà bố vợ và nhà cô chị của Annabel.
Một hôm, Jimmy ngồi viết thư cho một người bạn ở St. Louis :
Billy thân mến,
Tớ muốn tối thứ tư tới đây, lúc chín giờ, cậu đến quán Sullivan ở Little Rock gặp tớ. Nhờ cậu giúp cho một việc. Ngoài ra, tớ muốn tặng cậu bộ đồ nghề của tớ. Tớ biết cậu khoái muốn chết khi có được một bộ như thế, làm bộ khác phải mất hơn nghìn đô-la là cái chắc. Billy ạ, tớ đã bỏ nghề rồi - được hơn năm nay. Hiện tớ đang có một cửa hàng, một cuộc sống lương thiện và hai tuần nữa tớ sẽ làm đám cưới với một cô gái tuyệt diệu nhất trên đời này. Cậu biết không ? Tớ đã nhận thức rằng chỉ lương thiện mới sống đời được, và tớ đã nhất quyết từ nay sẽ không tơ hào của ai một đồng xu nhỏ. Cưới vợ xong, tớ sẽ bán tất rồi dọn về miền Tây sinh sống, chỉ ở đấy mới hi vọng tớ sẽ không bị quấy rầy vì những tai tiếng cũ của mình. Tớ nói thật đấy ! Vợ tớ đúng là một nàng tiên. Nàng tin ở tớ hết lòng và chính vì thế tớ sẽ cố hết sức không làm một điều gì để phụ lòng tin ấy. Nhớ đến quán Sully s nhé. Tớ cần cậu lắm, và tớ sẽ đem bộ đồ nghề đến cho cậu.
Bạn cậu,
Jimmy
Vào tối thứ hai ấy. lúc Jimmy đang ngồi viết những dòng cuối cùng gởi cho bạn, thì Ben Price ngồi lắc lẻo trên chiếc xe ngựa thồ chạy đến Elmore. Đến nơi, ông lặng thinh, kín đáo rảo quanh một vòng để nắm tình hình qua chiếc gương trong cửa hàng tạp hóa nằm đối diện với tiệm giày của Ralph Spencer. Ông chăm chú quan sát thật kỹ dung mạo và dáng điệu của ông chủ trẻ. Ben Price thích thú cười :
- Thế đấy, Jimmy, chú mày lại sắp đi cưới con gái chủ ngân hàng cơ đấy !
Sáng hôm sau, Jimmy đến dùng điểm tâm bên nhà vợ. Hôm nay, anh định đi Little Rock để sắm sửa mấy món đồ chuẩn bị cho đám cưới và mua một món quà thật đáng giá cho Annabel. Kể từ lúc định cư ở Elmore đến nay, đây là lần đầu tiên anh rời thị trấn đi xa. Có lẽ không hề gì, vì tính từ vụ " làm ăn" cuối cùng đến nay đã ngót một năm rồi.
Điểm tâm xong, cả nhà Annabel đều kéo nhau đi tiễn chân Spencer - ông Adams, Annabel, cả cô chị của Annabel cùng hai cô gái nhỏ mới lên năm và lên chín. Họ đến khách sạn nơi Jimmy ở để anh lấy hành lý - chiếc vali dạo ấy. Rồi tất cả kéo nhau đến ngân hàng. ở đấy, xe ngựa đang chờ Jimmy cùng với người xà ích tên Dolph Gibson để đưa anh ra ga. Ông Adams mời chàng rể quý vào ngân hàng chơi chốc lát, ông muốn khoe mọi người chiếc tủ sắt hiện đại ông vừa cho lắp đặt xong dưới tầng hầm. Đám nhân viên ngân hàng cúi chào anh răm rắp.
Đấy là một két sắt khá lớn được gắn chìm vào vách. Cửa tủ rất chắc chắn, mỗi lần quay tay nắm là ba thanh thép lớn đâm sâu, gắn chặt vào vách tủ. Trên cửa còn có cả núm khóa hẹn giờ tự động. Ông Adams phổng mũi giải thích những tính năng hiện đại của chiếc két sắt cho chàng rể quý, nhưng anh ta tỏ ra không quan tâm lắm. Hai bé gái, cháu May và Agatha, con gái của người chị Annabel, tỏ vẻ thích thú lắm. Chúng trố mắt nhìn lớp thép bóng loáng, mấy núm điều khiển tròn xoe trên cửa.
Trong khi mọi người đang lắng nghe ông Adams giải thích về cách đóng mở cửa, Ben Price từ từ bước vào, ông ta tì tay lên mặt quày bình thản nhìn quanh. Cô nhân viên đến hỏi, ông đáp đang chờ người quen.
Bỗng có tiếng phụ nữ la thất thanh, không khí hoảng hốt bao trùm lấy khu hầm để tủ sắt. Nhân lúc người lớn đang ham chuyện, cô bé May, chín tuổi, đùa nghịch đẩy Agatha vào trong tủ rồi đóng sập cửa lại. Cô bé còn bắt chước ông ngoại, kéo tay khóa rồi vặn mấy núm điều khiển trên cửa.
Ông Adams vội nhào đến chụp lấy tay nắm lay mạnh, nhưng muộn rồi. Ông hốt hoảng kêu lên :
- Chết rồi ! Không tài nào mở được. Lại chưa kịp chỉnh số hẹn giờ mới chết!
Người mẹ thất đảm hét hớn.
Ông Adams run rẩy trấn an con gái :
- Giữ bình tĩnh đi nào ! Agatha cháu ơi ! - Ông cố gọi thật lớn - Cháu nghe ông nói không ?
Trong bầu không khí im lặng đến nghẹt thở, mọi người nghe rõ tiếng khóc la của cô bé đang bị nhốt trong hầm tối.
Người mẹ khóc nức nở, cuống quýt lên :
- Ôi, phải làm gì kia chứ! Hãy phá cửa ra ngay !
Ông Adams thất vọng, lắc đầu :
- Con ơi, phải đến mãi Little mới có người mở được loại cửa này. Ông Ralph Spencer, ta phải làm sao đây ? Con bé đến chết mất ! Trong ấy ngộp lắm và đầy bóng tối nữa, con bé đến chết vì khiếp sợ thôi !
Người mẹ lúc này như phát cuồng lên, chị đập mạnh đôi tay yếu ớt vào cánh cửa thép nặng nề dầy cộm như muốn phá tung nó ra để cứu con mình. Có người hoảng quá, định lấy cốt mìn phá cửa. Nhưng làm như vậy thì còn gì cháu bé bên trong. Annabel ngước mắt nhìn Jimmy, ánh mắt khẩn khoản đầy hi vọng. Hi vọng, vì đối với nàng, người yêu của nàng có thể làm được tất cả, ngay cả những điều kỳ diệu nhất.
- Anh Ralph, hãy giúp chị ấy đi anh.
Jimmy nhìn sâu vào mắt nàng, miệng nở một nụ cười khó hiểu. Đối với anh, yêu cầu của nàng chính là mệnh lệnh của trái tim anh. Anh nói :
- Annabel, em hãy cho anh đoá hồng trên áo em.
Cô bỡ ngỡ, không tin vào tai mình, nhưng vẫn đưa tay gỡ lấy cánh hồng trên áo, trao cho người yêu. Jimmy cẩn thận cài cánh hồng vào túi, rồi bắt đầu xắn tay áo. Chính qua hành động xắn áo ấy, nhân vật Ralph Spencer đã chết, và tên trộm tài danh Jimmy Valentine đã trỗi dậy từ đống tro tàn quá khứ.
Anh nói ngắn, gọn :
- Mọi người tránh ra hết đi !
Anh mở toác chiếc vali mang theo. Và từ lúc ấy đối với anh, chung quanh như không có ai. Bằng những hành động rất chính xác, nhanh gọn, anh lấy đồ nghề ra, sắp xếp theo thứ tự sử dụng, vừa làm vừa huýt sáo nho nhỏ. Đấy là một thói quen cố hữu của anh lúc đang " hành sự" . Mọi người nhìn anh trân trối.
Chỉ một phút sau, mũi khoan nhỏ của Jimmy ăn thật ngọt vào cánh cửa thép. Mười phút sau, cánh của mở toang. Anh đã phá cả kỷ lục chính anh lập nên qua các lần mở trước.
Cô bé Agatha té xỉu trong vòng tay mẹ. Không việc gì.
Jimmy Valentine cầm lấy áo khoác vắt trên ghế đi nhanh ra cửa. Anh nghe có tiếng kêu " Anh Ralph !" thật thân thương nhưng xa vắng làm sao. Anh vội bước đi.
Bỗng có người chắn lối anh đi.
Jimmy cười, vẫn nụ cười khó hiểu ấy :
- A, xin chào ông Ben. Ông đã đến đấy ư ? Thôi ta đi nào, đến mãi bây giờ tôi mới thấy được rằng cuộc sống thật phù du vô ích.
Nhưng ông Ben Price cứ đứng yên. Ông ta nói :
- Ông Ralph Spencer, ông nhầm rồi đấy ! Tôi không hề quen ông. Hình như xe đang chờ ông ngoài ấy ?
Nói xong, ông quay lưng đi thẳng.
 

darkknight

Member
Ðề: Tuyển tập truyên ngắn của O.henry

Những quả tim và những bàn tay​

Tại nhà ga Denver có một nhóm hành khách đổ xô lên chuyến tầu tốc hành của hãng B&M đi về miền đông. Trong một ngăn toa, một cô gái trẻ rất đẹp, ăn mặc thanh lịch, đang ngồi giữa những tiện nghi xa xỉ dành cho hành khách thường phải di chuyển. Trong số những người mới lên tàu là hai người đàn ông; một người điển trai với vẻ mặt và cử chỉ hiên ngang và thẳng thắn; người kia bù xù, mặt lầm lì, cao lớn, quần áo lôi thôi lếch thếch. Cả hai bị còng tay lại với nhau.
Khi hai người đi dọc theo hành lang trong toa tàu để tìm chỗ ngồi, họ thấy chỉ có băng ghế đối diện với cô gái là còn trống. Hai người ngồi xuống đấy. Cô gái liếc nhìn họ trong một thoáng xa xôi không bận tâm, rồi, với một nụ cười dễ mến làm gương mặt cô sáng lên và một mầu hồng dịu ánh trên đôi má, cô chìa ta một bàn tay nhỏ ủ trong một chiếc găng tay mầu xám. Khi cô nói với giọng ngọt ngào và từ tốn, ta có thể nhận ra là cô đã từng nói với người nghe, và từng nghe người nghe đó nói:
- À, anh Easton, nếu anh cho phép em được mở lời, em xin nói. Có khi nào anh nhận ra bạn cũ anh đã gặp ở miền Tây không?
Người trai trẻ hơi giật nẩy người khi nghe giọng nói, dường như có một chút bối rối nhưng kịp trấn tĩnh ngay được., rồi đưa bàn tay trái của anh nắm lấy những ngón tay của cô. Anh mỉm cười:
- Đây là cô Fairchild. Xin lỗi cho tay phải, hiện đang bận.
Anh nâng bàn tay phải của anh lên một tí, với cái "số tám" bóng loáng cột chung vào bên trái của người đồng hành. Ánh mắt đang tươi vui của cô gái dần đối thành nét hãi hùng hoang mang. Màu hồng mờ dần trên đôi má cô. Đôi môi cô hé mở trong vẻ đau khổ mơ hồ. Easton, với tiếng cười nhỏ như thế lấy làm vui thú, định cất tiềng tiếp khi người kia cắt ngang. Con người lầm lì đã quan sát nét mặt của cô gái qua khoé mắt sắc sảo của anh.
- Cô à, tôi xin lỗi đã chen vào câu chuyện, nhưng tôi thấy là cô có quen biết với sếp Sĩ quan Tư Pháp (marshal - cấp chỉ huy có nhiệm vụ thi hành án toà như tầm nã tội phạm, giải tù nhân, và các nhiệm vụ khác mà toà án phán quyết) này. Nếu cô yêu cầu sếp nói giúp tôi một tiếng khi chúng tôi đến nơi, ông ấy sẽ sẵn lòng, và như vậy sẽ đỡ cho tôi rất nhiều. Ông ấy đang giải tôi đến nhà tù Leavenworth. Tôi bị bảy năm vì tội làm bạc giả.
Cô gái thở phào, nét hồng trở lại trên gương mặt cô.
- À! Thế là anh đang thi hành nhiệm vụ đấy à? Một Sĩ quan Tư Pháp!
Easton nói giọng nhẹ nhàng:
- Em Fairchild mến, anh phải làm việc gì đấy. Tiền có thể làm ra tất cả, và em biết đấy, phải có tiền để theo kịp với đám đông ở Washington. Anh thấy có thông báo tuyển dụng ở miền Tây và... à, cái chức sĩ quan Tư Pháp không được cao như Đại Sứ, nhưng...
Giọng cô gái ấm đi:
- Chức đại sứ không còn kêu nữa. Anh hẳn biết điều ấy. Và bây giờ anh là một trong số những anh hùng miền Tây xông pha đấy, anh cưỡi ngựa, bắn súng và lăn xả vào mọi hiểm nguy. Khác với cuộc sống ở Washington. Đám bạn bè cũ hẳn phải nhớ nhung anh đấy.
Đôi mắt cô gái mở to, trầm trồ nhìn chiếc còng tay sáng bóng.
Người đàn ông kia nói:
- Cô ạ, cô đừng lo cho họ. Mọi sĩ quan Tư Pháp đều phải bị còng chung với tù nhân để giữ cho tù không trốn thoát. Ông Easton biết rõ nhiệm vụ của ông ấy.
Cô gái hỏi:
- Em có thể gặp lại anh ở Washington không?
Easton nói:
- Phải còn lâu. Anh e rằng thời bay nhảy của anh đã qua rồi.
- Em yêu miền Tây.
Cô gái nói, không có vẻ gì liên quan đến câu chuyện. Đôi mắt cô long lanh dìu dịu. Cô nhìn ra ngoài cửa sổ toa tầu. Cô bắt đầu nói một cách chân thật và giản đơn, không còn lớp bóng loáng của kiểu cách và cử chỉ:
- Mẹ em và em đi nghỉ hè ở Denver. Bà trở về nhà tuần trước vì cha đang bệnh. Em có thể sống mà cảm thấy hạnh phúc ở miền Tây. Em nghĩ khí hậu ở đây hợp với em. Tiền bạc không phải là tất cả. Nhưng thiên hạ luôn luôn lẫn lộn nhiều việc và vẫn thường ngu xuẩn...
Con người lầm lì cắt ngang:
- Nè ông sĩ quan, như vậy là không công bằng gì hết! Tôi cần uống thức gì đó, với lại cả ngày chưa được hút điếu nào. Ông nói chuyện xong chưa? Ông dẫn tôi đi vào toa hút thuốc đi chứ! Tôi thèm gần chết một điếu thuốc.
Cả hai hành khách bị còng tay vào nhau đứng dậy, Easton với cùng nụ cười chậm chạp trên môi. Anh nói nhỏ: - Anh không thể từ chối lời yêu cầu về thuốc lá. Nó là bạn của kẻ xấu số. Xin chào em Fairchild. Vì nhiệm vụ, mong em hiểu nhé!
Anh đưa bàn tay để từ giã.
Cô lại tròng vào kiểu cách và cử chỉ:
- Tiếc quá anh không đi về phía đông. nhưng em đoán anh phải đi Leavenworth.
- Đúng thế. Anh pahri đi Leavenworth.
Hai người lướt dọc hành lang về phía toa hút thuốc.
Hai hành khách ngồi gần đấy đã nghe hầu hết câu chuyện. Một người nói:
- Ông Sĩ quan ấy thật tế nhị. Một vài anh miền Tây xem ra có vẻ được đấy.
Người kia nói:
- Nhưng trông tuổi còn khá trẻ so với chức vụ ấy phải không?
- Còn trẻ á? Tại sao... Ô hay! Anh không để ý sao? Anh có bao giờ biết một sĩ quan Tư pháp nào lại còng tội phạm vào tay phải của họ không?
 

darkknight

Member
Ðề: Tuyển tập truyên ngắn của O.henry

Khi người ta yêu​

Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó.
Đó là tiền dề câu chuyện của chúng tôi. Qua truyện này, chúng ta sẽ rút ra được một kết luận từ tiền đề dó, đồng thời cũng chứng tỏ tiền đề đó không đúng. Đó là một điều mới mẻ về lô-gích và là một nghệ thuật kể chuyện có phần nào còn cổ hơn cả Vạn lý trường thành của Trung Quốc.
Giô Lerơbi ra đời ở vùng đồng bằng có nhiều cây sồi cổ thụ thuộc miền Mítđơn Oét, trong lòng rung động những xúc cảm hội họa. Hồi sáu tuổi, Giô vẽ một bức tranh về cái máy bơm của thành phố, có một công dân danh tiếng vội vã đi ngang qua. Sự nỗ lực này được đóng vào khung và treo ở tủ kính một hiệu thuốc, đứng bên cạnh bông lúa mì và một dãy số lẻ. Hai mươi tuổi, chàng rời quê hương lên Niu Yoóc, với một chiếc nơ thắt lỏng lẻo và một số tiền lưng buộc chặt hơn đôi chút.
Điliơ Cơradơ quê ở một làng miền Nam, trồng rất nhiều thông. Nàng lướt đôi tay trong sáu khoảng tám trên phím đàn dương cầm một cách đầy hứa hẹn đến nỗi họ hàng thân thuộc cố góp nhặt đủ những đồng tiền mỏng đặt trong cái mũ mỏng của nàng để cho nàng lên miền Bắc theo nốt việc học đàn. Họ sẽ chẳng thấy nàng theo nốt được việc học hành, nhưng đó lại là câu chuyện của chúng ta.
Giô và Điliơ gặp nhau trong một xưởng vẽ, một số sinh viên nghệ thuật và âm nhạc thường họp nhau ở đó để tranh luận về cách vẽ phối hợp màu sáng vả tối, về Vácne (1), âm nhạc, tác phẩm của Rembrăng (2), tranh vẽ và Uôntoiphơn, giấy trang trí tường, Sôpanh và chè hương Ô long.
Giô và Điliơ yêu nhau - hay là người nọ yêu người kia, tuỳ các bạn, - và chỉ sau một thời gian ngắn, họ đã lấy nhau, vì, xin hãy xem ở đoạn trên, khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó.
Hai vợ chồng Lorơbi bắt đầu công việc tề gia nội trợ trong một gian gác. Đó là một gian riêng biệt, trông na ná như một nốt la giáng chúc cái đuôi xuống phím đàn dương cầm. Họ sống rất hạnh phúc, vì họ đều có Nghệ thuật của mình và người này có người kia ở bên. Tôi khuyên chàng thanh niên giàu có hãy đem bán tất cả những thứ gì mình có để lấy tiền cho người nghèo, hãy làm một người gác cổng để được hưởng đặc quyền sống trong một gian nhà cùng với Nghệ thuật và với Điliơ của mình.
Những người sống trong một gian nhà như vậy nhất định sẽ xác nhận lời quả quyết của tôi rằng hạnh phúc của họ là hạnh phúc duy nhất thật sự. Nếu một căn nhà hạnh phúc thì không bao giờ quá chật hẹp, hãy hạ cái tủ áo nằm xuống thành một bàn bi-a, hãy để bệ lò sưởi trở thành một xuồng máy, bàn viết thành một buồng ngủ dự phòng, chậu rửa mặt thành đàn dương cầm loại dây thẳng đứng; hãy để bốn bức tường hoà hợp với nhau để bạn và Điliơ của bạn sống ở giữa. Nhưng nếu một căn nhà thuộc loại khác thì nó cần phải rộng lớn, bạn bước vào ở Cồng Vàng (4), treo mũ tại Hetơrớt (5), treo áo choàng ở Onót (6) và ra khỏi nhà ở Labrađo (7).
Giô đang học vẽ ông Medixtơ danh tiếng, chắc bạn cũng biết tiếng ông ta. Học phí cao, bài học nhẹ nhàng, những cái đó cùng với những điểm sáng nhất trên bức tranh đã nhẹ nhàng đưa ông Medixtơ tới đỉnh cao danh tiếng. Điliơ theo học ông Rôdơnxtốc, chắc bạn từng biết ông ta nổi danh là một người gây được bão táp trên những phím đàn dương cầm như thế nào rồi.
Chừng nào tiền nong vẫn còn, họ rất hạnh phúc. Tất cả… đều là như vậy - nhưng tôi không phải là người thích chỉ trích đâu. Mục đích của họ rất rõ ràng, đã được xác định, Giô phái sớm sáng tác được những bức tranh mà những ông già lịch sự, có bộ ria mép mỏng dính và những quyển sổ tay dày cộp sẽ cùng nhau bao vây xưởng vẽ của chàng để giành được đặc quyền mua tranh. Điliơ sẽ phải luyện tập cho thật quen thuộc với nàng âm nhạc, rồi có thể coi thường nàng âm nhạc để khi nhìn thấy những chỗ ngồi gần dàn nhạc và những lô không bán được vé thì Điliơ sẽ kêu đau cổ họng, ăn tôm hùm trong buồng ăn riêng ở nhà và từ chối việc bước lên sân khấu.
Nhưng tốt nhất, theo tôi, là cuộc sống gia đình trong một gian nhà nhỏ: những cuộc trò chuyện linh hoạt, thắm thiết sau một ngày làm việc, những bữa ăn ấm cúng và những bữa điểm tâm ngon lành, nhẹ nhàng; các cao vọng kế tiếp nhau, cao vọng này xen lẫn vào cao vọng khác, sự giúp đỡ lẫn nhau và cảm hứng tương đồng, và, xin bỏ qua sự vô nghệ thuật của tôi, những cái bánh xăng-đuých kẹp đầy pho-mát trộn ô-liu vào lúc mười một giờ khuya.
Nhưng sau một thời gian ngắn, con tàu nghệ thuật đi chậm lại. Đôi khi xảy ra như vậy, ngay cả khi người bẻ ghi nào đó chưa vẫy cờ ra hiệu ngừng. Mọi thứ đều đội nón ra đi mà không có cái gì bước về nhà cả, như những người tầm thường thường nói. Họ thiếu tiền trả học phí cho ông Medixtơ và ông (8) Rôdơnxtốc. Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó. Vì thế, Điliơ bảo rằng nàng phải đi dạy nhạc để giữ được tiếng bát đĩa vẫn vang lên trong nhà.
Nàng ra phố hai ba ngày cố tìm chỗ dạy nhạc. Một buổi tối, nàng mừng rỡ về nhà.
“Anh Giô thân yêu ơi, - nàng vui vẻ lên tiếng, - em đã có một học sinh rồi. Trời, những người đáng yêu nhất đời! Con gái viên tướng… tướng A.B. Pinhcơni... ở phố Bảy mươi mốt (9). Một toà nhà tráng lệ vô cùng, anh Giô ạ... anh phải nhìn thấy cái cửa phía trước! Bidăngtin (10), em nghĩ rằng hẳn anh sẽ gọi như thế. Còn ở trong nhà nữa chứ! Trời, anh Giô ơi, em chưa từng bao giờ trông thấy một nơi nào như thế.
Cô học trò của em tên là Clemơntin. Em đã mê cô bé quá đi rồi. Cô bé thật mảnh dẻ..., bao giờ cũng mặc đồ trắng, cử chỉ rất mực dịu dàng, hết sức giản dị! Mới chỉ mười tám tuổi. Em sẽ dạy ba buổi một tuần. Anh thử đoán xem, anh Giô! Mỗi buổi năm đôla. Em không băn khoăn chút nào đâu, vì hễ có được hai ba em học trò nữa thì em lại tiếp tục học ông Rôdơnxtốc. Nào hãy xoá những nếp nhăn trên trán đi, anh thân yêu, chúng ta sẽ ăn một bữa thật tuyệt nhé”.
- Em Điliơ, với em, thế là ổn đấy, - Giô vừa nói vừa dùng con dao ăn và cái thìa tấn công vào hộp đỗ, - nhưng còn anh. Em nghĩ là anh bằng lòng cho em đi chen vai thích cánh để kiếm tiền, trong lúc anh vẫn vui chơi quanh quẩn trong những miền nghệ thuật cao quý ư? Không bao giờ em ạ, anh thề trên đống xương của Benvenutô Xêlini (11). Anh nghĩ rằng mình có thể đi bán báo hoặc làm công nhân rải đường dề kiếm lấy một hai đôla.
Điliơ bước lại gần, đu vào cổ chồng:
- Anh Giô thân yêu, anh ngốc nghếch quá. Anh phải tiếp tục theo học. Không phải là em từ bỏ âm nhạc để đi làm việc khác đâu trong lúc dạy nhạc, em vẫn học. Em vẫn luôn luôn gần gũi âm nhạc của em. Với mười lăm đôla một tuần, chúng ta có thề sống sung sướng như những nhà triệu phú. Anh không được nghĩ đến việc bỏ học ông Medixtơ.
- Được rồi, nhưng anh không muốn em phải đi dạy học. Đó không phải là nghệ thuật. Làm như thế, em thật tốt quá.
- Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó.
- Ông Medixtơ đã khen ngợi cái nền trời trong bức phác họa anh vẽ ở công viên. Và ông Tincơn đã đồng ý cho anh treo hai bức tranh tại tủ kính bày hàng của ông ta. Có thể anh sẽ bán được một bức, nếu may ra có một tên ngu ngốc sẵn tiền nào đó nhìn thấy những bức tranh đó.
- Em tin anh nhất định bán được tranh, - Đíliơ dịu dàng nói. - Còn bây giờ thì chúng ta hãy cảm ơn viên tướng Pinhcơni và món thịt bê rán của ông ta.
Suốt cả tuần tiếp đó, hai vợ chồng Lerơbi đều ăn điểm tâm sớm. Giô đang say sưa vẽ ở công viên Trung ương (12) những bức kí hoạ rất cần đến ánh mặt trời buổi sáng. Điliơ nấu nướng cho Giô ăn no nê trước khi chàng đi, khen ngợi và hôn chàng vào lúc bảy giờ. Nghệ thuật là một bà chủ gia đình thu phục được lòng người. Chàng phần nhiều về nhà vào lúc bảy giờ tối.
Cuối tuần, Điliơ hân hoan thắng lợi tung ba tờ năm đôla lên giữa cái bàn kích thước 8 x 10 insơ trong căn phòng khách kích thước 8 x 10 bộ. Nàng nói, vẻ hơi mệt mỏi:
“Em mệt vì Clemơntin. Em sợ cô ta không tập luyện chuyên cần, dạy một đoạn nhạc, em phải bảo đi bảo lại nhiều lần. Cô ta bao giờ cũng mặc toàn đồ trắng, mặc như thế thì phải tẻ nhạt thôi. Nhưng tướng Pinhcơni là một ông già đáng quý nhất! Em muốn anh quen biết ông ta, anh Giô ạ. Thỉnh thoảng ông ta đến chỗ em và Clemơntin ở bên cạnh đàn pianô, - anh biết không, ông ấy góa vợ - và đứng ở đấy, tay vuốt chòm râu trắng xoá. Ông ta bao giờ cũng hỏi: “Những nốt móc đôi, móc ba tiến bộ đến đâu rồi?”
Anh Giô ạ, em muốn anh nhìn thấy lớp ván lót ngoài mặt tường trong căn phòng khách đó. Và những cái rèm cửa Atrakhan (13) nữa chứ! Clemơntin húng hắng ho, rất ngộ nghĩnh. Em mong cô ta được khoẻ hơn vẻ bề ngoài của cô ta.
Ồ, em đã thực sự quấn quýt cô ta rồi, cô ta rất dịu dàng, dòng dõi cao quý. Người anh của tướng Pinhcơni đã có lần làm đại sứ ở Bôlivia”.
Còn Giô, với dáng điệu của Môngtơ Crixtô, rút ra mấy tờ giấy bạc: một tờ mười đôla, một tờ năm, một tờ hai và một tờ một đôla, tất cả đều mới tinh. Chàng đặt bên cạnh món tiền của Điliơ, và báo tin:
- Bán được bức tranh màu nước vẽ cái đài kỉ niệm hình bút tháp cho một người ở thành phố Piơriơ rồi, em ạ!
- Anh đừng nói đùa với em, không phải ở Piơriơ.
- Đúng ở đấy mà. Anh ước gì em trông thấy ông ta, em Điliơ ạ. Một ông béo phệ, quàng một cái khăn len to tướng và có một cái tăm bằng lông nhím. Ông ta nhìn thấy bức tranh ở tủ kính của ông Tincơn. Thoạt tiên, ông ta tưởng là vẽ cái cối xay gió, nhưng dù sao ông ta cũng đã mua bức tranh. ông ta đặt một bức nữa... một bức tranh sơn dầu vẽ kho hàng Léccơuônnơ để mang theo về... Những giờ dạy nhạc! Ồ, anh nghĩ trong đó vẫn còn đôi chút Nghệ thuật.
Điliơ niềm nở nói:
- Em rất sung sướng thấy anh vẫn tiếp tục học. Anh nhất định thành công đấy, anh thân yêu ạ. Ba mươi ba đôla. Từ trước đến nay, chưa bao giờ chúng ta có nhiều tiền như thế này. Tối nay, chúng ta sẽ ăn sò huyết.
Tối thứ bảy sau, Giô về nhà trước. Chàng trải mười tám đôla lên trên mặt bàn trong phòng khách, rồi đi rửa những vết bẩn, tựa như thuốc vẽ màu sẫm, bám đầy tay.
Nửa giờ sau, Điliơ về, bàn tay phải của nàng quấn trong bó băng và vải xô, chẳng ra hình thù gì cả.
Sau câu chào hỏi thường lệ, Giô hỏi :
- Sao lại thế này, em Điliơ?
Điliơ cười, nhưng không vui lắm. Nàng giải thích:
- Sau buổi học, Clemơntin cứ năn nỉ mời em ăn bánh mì nướng, rưới bơ nóng. Một cô gái kì khôi thế đấy! Bánh mì nướng, rưới bơ nóng vào lúc năm giờ chiều. Tướng Pinhcơni cũng có mặt. Giá anh thấy ông ta tíu tít lấy đĩa ăn hâm nóng, anh Giô ạ, cứ như trong nhà không có một người đầy tớ nào ấy. Em biết Clemơntin không được khoẻ lắm, cô ta rất hay xúc động. Lúc rưới bơ, cô bé đánh đổ rất nhiều nước bơ sôi lên bàn tay và cổ tay em. Rát ghê lắm, anh Giô ạ. Clemơntin rất hối hận! Còn tướng Pinhcơni!... Anh Giô ạ, ông ta cuống lên. Ông ta lao xuống cầu thang, - người ta nói là người đốt lò hay người nào đó trong tầng hầm ấy ra hiệu thuốc mua dầu và các thứ để băng tay cho em. Bây giờ thì không rát lắm dâu.
- Thế cái này là cái gì? - Giô hỏi, dịu dàng cầm bàn tay Điliơ và kéo mấy sợi vải màu trắng nằm dưới đám băng.
- Cái vải gì mềm mềm đã thấm dầu ấy mà. Ờ, anh Giô này, anh đã bán được bức tranh nữa đấy à? - Điliơ nhìn thấy món tiền trên bàn.
- Anh đã bán được ư? Chính cái ông ở thành phố Piơriơ. Hôm nay, ông ta lấy bức tranh vẽ kho hàng đã đặt trước ấy mà. Tuy không chắc chắn lắm, nhưng ông ta nghĩ là sẽ mua thêm một bức tranh vẽ cảnh công viên và một cảnh trên sông Hắtxơn (14). Chiều nay, em bị bỏng tay vào lúc mấy giờ, em Đili (15) nhỉ?
- Lúc năm giờ, - Điliơ ta thán - Cái bàn là... em định nói bơ nóng lấy ra khỏi lò vào khoảng giờ đó. Anh Giô ơi, anh nên gặp tướng Pinhcơni, khi...
- Em Đili, em hãy ngồi xuống đây một lát đã, - Giô nói, chàng dìu vợ ngồi xuống giường, rồi ngồi bên cạnh ôm lấy vai nàng, chàng hỏi: “Em đã làm gì trong hai tuần vừa rồi, em Đili?”
Nàng giữ được can đảm một lát, khoé mắt tràn đầy tình yêu và sự bướng bỉnh, nàng lẩm nhẩm một hai câu mơ hồ về tướng Pinhcơni. Nhưng rồi nàng cúi đầu, sự thật trào ra theo dòng nước mắt.
- Em không có một em học trò nào cả, - nàng thú nhận. - Thấy anh phải bỏ học, em không thể nào chịu được. Em nhận việc là sơ-mi trong xưởng là rất to ở phố Hai mươi bốn ấy. Em nghĩ rằng việc sáng tạo ra tướng Pinhcơni và cô bé Clemơntin lả rất khéo, có phải không anh Giô? Chiều nay, một cô gái trong xưởng lỡ đặt chiếc bàn là nóng lên tay em. Suốt trên đường về nhà, em sáng tác ra câu chuyện bánh mì nướng, rưới bơ nóng. Anh không giận em chứ, anh Giô? Nếu em không tìm được việc làm, anh đã không thể bán được tranh cho cái ông ở thành phố Piơriơ.
- Ông ta không ở Piơriơ đâu, - Giô chậm rãi đáp.
- Ờ, ông ta ở đâu đến cũng chẳng hề gì. Anh thông minh quá, anh Giô… và… anh hôn em đi, anh Giô… làm sao mà anh lại đoán ra là em không dạy nhạc cho cô bé Clemơntin?
- Phải đến tối nay anh mới đoán được. Từ trước, anh không đoán ra, ngay cả lúc chiều nay lúc từ phòng máy, anh gửi thứ vải vụn và dầu này lên cho một cô ở tầng trên bị bàn là làm bỏng tay. Hai tuần vừa rồi, anh đốt lò ở chính cái xưởng giặt là đó.
- Thế ra anh không...
- Cái ông ở thành phố Piơriơ đã mua tranh và tướng Pinhcơni đều là hai tác phầm của cùng một nghệ thuật... nhưng em không thể gọi đó là hội hoạ hoặc âm nhạc được đâu.
Giô và Điliơ cùng cười. Giô bắt đầu:
- Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là…
Nhưng Điliơ đặt tay lên môi Giô, ngăn chàng lại:
- Không. Chỉ cần: “Khi người ta yêu”
 

darkknight

Member
Ðề: Tuyển tập truyên ngắn của O.henry

Cây xương rồng​

Điều quý nhất của thời gian là nó chỉ thuần tương đối. Theo sự nhất trí chung, phần lớn những hồi tưởng được dành cho người đang bị thì thụp rơi xuống nước và ta không nói quá là con người có thể duyệt lại toàn bộ cuộc tình chỉ trong thời gian ngắn ngủi khi họ cởi đôi găng tay.
Đấy là việc Trysdale đang làm, khi anh đứng bên chiếc bàn trong căn phòng độc thân anh thuê. Trên mặt bàn là một cây xanh trồng trong một cái lọ bằng đất nung đỏ. Cây này là một loài xương rồng, với những chiếc lá dài thõng, liên tục đong đưa theo ngọn gió nhẹ nhất trong cử chỉ lạ lùng dường như ra dấu hiệu gì đấy.
Anh bạn của Trysdale, anh trai của cô dâu, đứng kế bên cái tủ bát đĩa, đang phàn nàn vì phải uống rượu một mình. Cả hai đang mặc bộ quần áo dự lễ.
Trong khi Trysdale đang chậm rãi cởi những cúc găng tay, đầu óc anh nhanh chóng và đau xót hồi tưởng lại những giờ vừa trôi qua. Dường như khứu giác của anh vẫn còn đượm mùi hương từ những lẵng hoa xếp dầy đặc trong nhà thờ và trong tai anh vẫn còn vang tiếng rầm rì của hàng nghìn giọng hát, tiếng xào xạc của trang phục giòn cứng và dai dẳng một cách cố chấp nhất, những lời ê a của vị mục sư đang buộc đời cô vào người khác mà không ai gỡ ra được.
Như thể do thói quen của đầu óc anh ta, từ khía nhìn chung cục vô vọng này, anh vẫn cố gắng hết mức để đi đến lời lý giải tại sao và làm thế nào anh đã mất cô. Bị một thực tế không thể dung hoà giáng cho anh một cú thô bạo, anh bất ngờ thấy mình đối diện với cái mà từ xưa đến giờ anh chưa bao giờ giáp mặt - cái bản ngã sâu thẳm, nguyên sơ và giản đơn của anh. Anh đã thấy mọi lớp nhung y của trò giả vờ và kiêu kỳ mà anh đã mặc giờ biến thành giẻ rách của tính ngông cuồng. Anh rùng mình với ý nghĩ rằng, từ trước đến giờ, trong con mắt của thiên hạ, trang phục của anh hẳn có vẻ nghèo nàn và tả tơi. Tính phù phiếm và tật hay dối gạt! Đây là những điểm yếu của anh. Và riêng cô thì không bao giờ như thế! Nhưng tại sao…
Khi cô đi chậm rãi giữa hai hàng ghế dẫn đến bục làm lễ, anh cảm thấy một nỗi đắc thắng thấp hèn, chán ngán vốn vẫn thường nâng đỡ anh. Anh đã tự nhủ là vẻ nhợt nhạt của cô là do ý nghĩ cô dành cho một người nào khác chứ không phải cho người cô sẽ trao cuộc đời. Nhưng ngay điều an ủi tệ hại này cũng không giữ được lâu. Vì lẽ, khi anh thấy cô thoáng ngước lên nhìn, một tia nhìn trong sáng cô dành cho người đoạt được cô, tự anh biết rằng anh đã bị quên lãng. Có một lần, cô đã gửi lên anh cùng tia nhìn này. Thực ra, sự lừa dối của anh đã vỡ vụn, mọi chống đỡ đều không còn. Thế thì tại sao cuộc tình lại chấm dứt? Không có bất hoà giữa hai người, không có gì cả.
Cả nghìn lần anh đã duyệt lại trong tâm trí anh sự việc xảy ra trong những ngày cuối cùng trước khi mọi chuyện đều bị đảo lộn.
Cô luôn khăng khăng muốn tung anh lên mây xanh và anh đã chấp nhận việc này với vẻ huy hoàng. Hương hoa cô dâng lên thật ngọt ngào, thật khiêm tốn (anh tự nhủ như thế), đầy tính trẻ con và đầy vẻ tôn thờ và (có lần anh đoán chắc như thế) thật thành khẩn. Cô đã gán ghép cho anh, đến mức gần như siêu nhiên, mọi đức tính và mọi xuất chúng và mọi tài năng, rồi anh đã hấp thụ việc hiến dâng như thể cây cối sa mạc thu lấy những giọt mưa mà không chắc sẽ nở hoa hay kết trái.
Trysdale hồi tưởng lại rõ ràng một kỷ niệm đỉnh cao về tính tự kiêu của anh - đầy ngu xuẩn nhưng hối tiếc thì đã muộn.
Đấy là vào một buổi tối khi anh mời cô lên mây xanh và chia sẻ sự vĩ đại của mình. Giờ thì anh quá đau đớn nên không muốn nhớ lại nhiều về vẻ đẹp đầy thuyết phục của cô tối hôm ấy - mái tóc lượn sóng buông thả, mãnh lực lôi cuốn dịu dàng và trinh nguyên của những tia nhìn và lời nói của cô. Trong khi chuyện trò với nhau, cô nói:
- Và Thuyền trưởng Carruthers đã cho em biết là anh nói tiếng Tây Ban Nha như người bản xứ. Tại sao anh giấu em một tài năng như thế? Có việc gì mà anh không biết không?
- Thực ra, Carruthers là một anh dốt. Chắc chắn là anh (Trysdale) đã mang tội (đôi lúc anh như thế) thốt lên trong câu lạc bộ của anh một câu châm ngôn nào đấy bằng tiếng Tây Ban Nha mà anh đã moi ra từ mấy thứ hổ lốn trên bìa sau các quyển từ điển. Carruthers, vốn là một trong những người ngưỡng mộ anh hết mình, chính là người đã phóng đại việc phô trương cho một óc thông thái đáng nghi ngờ.
Nhưng hỡi ôi! Hương hoa từ lòng ngưỡng mộ của cô đã trở nên quá ngọt và quá bốc! Anh để cho lời gán ghép lan truyền ra mà không đính chính. Không phản đối gì cả, anh đã cho phép cô choàng quanh vầng trán anh cái vòng miện giả hiệu về nền uyên bác Tây Ban Nha. Anh đã để cái vòng miện xoắn xít mềm dịu tô điểm cho cái đầu thích chinh phục của anh, mà không cảm thấy có những gai nhọn đang châm chích và sau này sẽ xuyên thủng cả anh.
Cô thật là vui tươi, thẹn thùng và dè dặt làm sao ấy! Cô đã vùng vẫy như con chim bị đánh bẫy khi anh đã đem mọi thứ trọng đại của anh ra đặt dưới chân cô! Anh đã có thể đoán chắc, và giờ anh vẫn đoán chắc mà không nhầm lẫn, là cô đã chấp nhận anh. Chỉ có điều cô không thể trả lời trực tiếp cho anh, vì cô còn e thẹn. Cô bảo: “Ngày mai em sẽ gửi anh câu trả lời” và anh, kẻ chiến thắng buông thả tự tin, đã mỉm cười ban cho cô quyền được trễ hạn.
Ngày kế, anh nóng nảy trông chờ câu trả lời của cô. Đến trưa, anh nài ngựa của cô đến gõ cửa phòng anh, rồi để lại cây xương rồng lạ lùng trong cái bình đất nung đỏ. Không hề có tờ thư hay lời hay lời nhắn, chỉ có chiếc thẻ cột vào cây xương rồng mang một danh từ ngoại ngữ man di hoặc là một tên thực vật. Anh đã chờ cho đến tối, nhưng vẫn không nhận được câu trả lời của cô. Tự ái to phồng và tính phù phiếm bị thương tổn khiến anh không muốn đến tìm cô. Hai ngày sau, họ gặp lại nhau trong một bữa ăn tối. Họ chào hỏi nhau theo cách bình thường, nhưng cô nhìn anh, ngừng thở, băn khoăn, giận dữ. Anh lịch sự khăng khăng chờ nghe cô giải thích. Với tính nhạy cảm của phụ nữ, cô đoán ra ý anh, rồi trở nên lạnh lùng như băng tuyết. Từ ngày ấy, họ rời xa nhau dần. Anh đã có lỗi chỗ nào? Lỗi thuộc về ai? Giờ trở nên khiêm tốn, anh tìm kiếm câu trả lời giữa những hoang tàn của việc tự thổi phồng.
Tiếng nói của người thanh niên kia tọc mạch chen vào luồng hồi tưởng:
- Này, Trysdale, có chuyện gì vậy? Cậu có vẻ đau khổ cứ như chính cậu là chú rể thay vì chỉ đóng vai phù rể! Nhìn tớ đây này, một món phụ tùng khác, đã đi hai nghìn dặm suốt từ Nam Mỹ trên một chiếc tàu đầy tỏi và gián để nhắm mắt làm ngơ sự hy sinh - hãy nhìn xem tội lỗi tớ chất nhẹ như thế nào trên hai vai! Tớ chỉ có một đứa em gái và giờ nó đã đi. Này, uống tí gì đi để xoa dịu lương tâm của cậu.
- Tớ không muốn uống gì trong lúc này, cảm ơn.
Anh bạn đi đến gần anh, tiếp tục:
- Rượu cô-nhắc của cậu tồi quá. Ngày nào đấy chạy xuống Punta Redonda để gặp tớ và thử mấy thứ ông già Garcia mang lậu vào. Chuyến đi đáng công lắm. A này! Gặp lại cố nhân ở đây! Cậu đào đâu ra cây xương rồng này thế, Trysdale?
- Món quà từ một người bạn. Có biết loài cây này không?
- Biết rõ lắm chứ! Nó thuộc miền nhiệt đới. Có hàng trăm cây mọc quanh Punta. Tên nó ghi trên cái thẻ đây này. Có biết một chữ Tây Ban Nha nào không, Trysdale?
Trysdale đáp, với bóng ma cay đắng của một nụ cười:
- Không. Đấy là tên Tây Ban Nha à?
- Đúng thế. Dân bản xứ mường tưởng là những chiếc lá của nó vươn dài để ra hiệu cho ta. Họ gọi nó bởi tên này - Ventomarme. Tên có nghĩa là "Hãy đến mang tôi đi".
 

darkknight

Member
Ðề: Tuyển tập truyên ngắn của O.henry

Những con đường chúng ta chọn​

Đoàn tàu tốc hành buổi chiều dừng lại bên trạm bơm nước cách Tăcxơn hai mươi dặm về phía tây để lấy nước. Ngoài nước ra, chiếc đầu máy của con tàu nhanh nổi tiếng này còn mang theo đôi thứ không lấy gì làm bổ ích lắm cho nó.
Trong lúc anh thợ đốt lò tháo chiếc vòi mềm dẫn nước thì Bôp Tiđbon, “Cá mập” Đôtxơn và một người lai da đỏ từ bộ lạc Cricơ biệt hiệu Giôn Đại Cẩu trèo lên đầu máy và chĩa ba đầu lỗ tròn của khẩu súng cá nhân vào các lái tàu. Điều này đã gây cho bác lái tàu một ấn tượng mạnh đến nỗi ngay tức khắc bác ta giơ hai tay lên trời, giống như người ta vẫn làm khi kêu lên: “Ô hay! Không thể như vậy được”. Theo mệnh lệnh ngắn gọn của “Cá mập” Đôtxơn - tên cầm đầu toán cướp, bác lái tàu bước xuống đường ray và tách đầu máy và toa chở than ra. Rồi Giôn Đại Cẩu trèo lên đống than, nghịch ngợm chĩa hai khẩu súng lục vào bác lái tàu và anh thợ đốt lò, ra lệnh cho họ lái đầu máy chạy cách xa đoàn tàu năm mươi yat và đợi lệnh tiếp theo.
“Cá mập” Đôtxơn và Bôp Tiđbon không thèm đếm xỉa đến thứ quặng nghèo vàng như đám hành khách. Chúng tiến thẳng về phía mỏ hạt sa khoáng ở trong toa thư. Viên trưởng toa trở tay không kịp. Ông này vẫn hoàn toàn tin tưởng là chuyến tàu tốc hành buổi chiều đã không thu nhận gì tai hại và nguy hiểm hơn nước lã. Trong lúc Bôp Tiđbon dùng cán của khẩu côn đánh bật sự nhầm lẫn nguy hại này ra khỏi đầu ông ta, “Cá mập” Đôtxơn không để phí thời gian, đã đặt khối thuốc nổ xuống dưới chiếc két sắt của tem thư.
Chiếc két sắt nổ vỡ toang đã cho ra ba mươi ngàn đôla lợi nhuận ròng bằng vàng và tín phiếu. Đây đó các hành khách thò cổ ra ngoài cửa sổ xem tiếng sấm rền vang này ở đâu ra. Viên phó tàu giật dây chuông, nhưng cái dây thừng, treo lơ lửng một cách không sinh khí, không thể hiện bất kì sự phản ứng nào. Quẳng những thứ ăn cướp được vào chiếc túi vải bạt chắc chắn, “Cá mập” Đôtxơn và Bôp Tiđbon nhảy xuống đất và chạy về phía đầu máy, chân vấp lia lịa trong những đôi giày gót cao.
Bác lái tàu, tuy hằm hằm nhưng vẫn ngoan ngoãn tuân theo lệnh của chúng, đã cho đầu máy chạy xa khỏi đám toa xe bất động. Nhưng trước đó viên trưởng toa thư, như bừng tỉnh khỏi cơn thôi miên, đã nhảy bổ đến một mô đất với khẩu súng trường Uynchextơ trong tay và tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu. Giôn Đại Cẩu đã đi sai một nước cờ là ngồi trên toa than: hắn để lộ mình dưới luồng đạn và viên trưởng toa đã cho hắn ăn kẹo đồng ngay lập tức. Tên lục lâm cướp đường ngã lăn xuống đất vì bị viên đạn đúng giữa hai bả vai, và như vậy là phần ăn cướp được của mỗi tên đồng bọn của hắn đã tăng lên một phần sáu.
Cách trạm bơm nước hai dặm, bác lái tàu được lệnh dừng lại. Bọn cướp phẩy tay chào bác ta một cách khiêu khích và nhảy xuống theo một sườn dốc dựng đứng, rồi mất hút trong đám bụi cây rậm dày đặc bao quanh con đường. Năm phút sau, đi xuyên qua các bụi cây choparan làm cành cây gãy răng rắc, chúng đã có mặt ở chỗ rừng thưa, ở đó có ba con ngựa đã được buộc sẵn vào những cành cây thấp. Một con trong số đó đang đợi Giôn Đại Cẩu mà bây giờ bất kể ngày cũng như đêm, không bao giờ hắn còn được cưỡi trên mình nó nữa. Sau khi tháo yên cương của con ngựa này, bọn cướp thả nó ra. Quẳng chiếc túi lên mỏ yên, chúng cưỡi lên hai con còn lại và phi vút đi, nhưng mắt vẫn láo liên nhìn quanh. Thoạt tiên chúng phóng qua một khu rừng, rồi sau đó qua một hẻm vực hoang dại, vắng ngắt. Đến đây con ngựa của Bôp Tiđbon bị trượt trên một hòn đá bám đầy rêu và gãy một chân trước. Ngay tức khắc chúng bắn chết nó và ngồi xuống họp bàn. Đã đi được một đoạn đường dài, quanh co nên tạm thời chúng vẫn còn được an toàn, không cần phải vội vã. Những dặm đường và khoảng thời gian lớn đã ngăn cách chúng với ngay cả cuộc truy đuổi nhanh nhất. Lê sợi dây cương trên mặt đất và lắc lư mạng sườn, con ngựa của “Cá mập” Đôtxơn ngoan ngoãn gặm cỏ bên bờ suối. Bôp Tiđbon mở cái túi, và vừa cười như một đứa bé con, hắn vừa móc ra những cọc tín phiếu mới toanh được dán cẩn thận và một túi vàng con duy nhất.
- Hãy nghe đây, tên cướp già đời kia, - hắn vui vẻ gọi Đôtxơn, - thế mà hoá ra mày có lí, công việc vậy là rất suôn sẻ. Chà, cái đầu của mày, đúng là đầu bộ trưởng tài chính. Với bất cứ ai ở Arizen này cũng có thể chấp cả một trăm điểm được đấy.
- Chúng ta làm gì với con ngựa bây giờ hả Bôp? Không nên ngồi lâu ở đây. Trước lúc rạng đông bọn họ sẽ đuổi theo chúng ta.
- Hừm, con Bôliva của mày tạm thời cũng mang được cả hai đứa. - Bôp vui vẻ trả lời. - Chúng ta sẽ chiếm lấy con ngựa nào bắt gặp đầu tiên. Mẹ kiếp, mẻ này cũng khá đấy chứ, phải không mày? Nếu tin vào dòng chữ được in trên giấy thì chỗ này là ba mươi ngàn, mỗi thằng mười lăm ngàn.
- Tao nghĩ sẽ hơn thế cơ đấy, - dùng mũi giày khẽ đá vào bọc tiền, “Cá mập” Đôtxơn nói. Và hắn trầm ngâm nhìn hai bên sườn ướt đẫm của con ngựa mệt mỏi của hắn.
- Con Bôliva già nua gần kiệt sức rồi. - Hắn nói rành rọt từng chữ. - Tiếc là con ngựa hồng của mày gãy mất một chân.
- Còn phải nói, - Bôp hồn nhiên đáp lời, - nhưng làm gì được với nó bây giờ. Con Bôliva của mày còn khoẻ. Nó sẽ đưa chúng ta đến nơi cần thiết, và ở đó ta sẽ thay ngựa. Mẹ kiếp, mà kể cũng buồn cười, mày từ miền đông tới, xa lạ với vúng này, còn chúng tao ở miền tây, ngay tại quê nhà, thế mà chúng tao không đáng đi xách dép cho mày. Mày từ bang nào nhỉ?
- Bang Niu-Yooc, - ngồi xuống tảng đá tròn và nhai một cành cây, “Cá mập” Đôtxơn đáp lại. - Tao sinh ra tại một điền trang vùng Onxtơ. Năm mười bảy tuổi tao bỏ nhà ra đi. Và tình cờ tao đã lọt đến miền tây. Với gói hành lí trong tay tao đi trên đường, những mong tới được Niu-Yooc. Tao nghĩ rằng tới được đó tao sẽ bắt đầu đi kiếm tiền. Tao luôn có cảm tưởng rằng tao sinh ra là để làm việc đó. Tao tới một ngã ba đường và không biết nên đi theo ngả nào. Suốt nửa giờ tao nghĩ ngợi quẩn quanh, rồi sau đó tao ngoặt sang bên trái. Đến tối thì tao đuổi kịp một gánh xiếc rong và thế là đi cùng với họ về miền tây. Tao vẫn thường nghĩ, cái gì sẽ xảy ra với tao nếu như lúc ấy tao chọn con đường khác?
- Theo tao, cũng sẽ như vậy thôi. - Bôp Tiđbon trả lời một cách triết lí. - Vấn đề không phải ở con đường chúng ta chọn, mà là ở chính cái nằm trong lòng chúng ta dẫn tới việc chọn con đường.
Đôtxơn đứng dậy và tựa vào một thân cây.
- Tao rất tiếc là con ngựa hồng của mày bị què cẳng, Bôp ạ. - Hắn nhắc lại với vẻ thông cảm.
- Tao cũng vậy, - Bôp đồng ý - con ngựa tuyệt thật. Thôi được, con Bôliva sẽ mang chúng ta đi. Có lẽ, cũng đến lúc khởi hành rồi đấy, “Cá mập” ạ. Bây giờ tao sẽ xếp hết tất cả những cái này vào túi và lên đường. Con cá đi tìm chỗ nước sâu, còn con người thì tìm chỗ nào tốt hơn.
Bôp Tiđbon bỏ những thứ ăn cướp vào túi và buộc chặt lại bằng sợi dây thừng. Vừa ngước mắt lên, hắn nhìn thấy ngay nòng khẩu côn 45 mà cánh tay không hề run rẩy của “Cá mập” Đôtxơn đang chĩa vào hắn.
- Bỏ cái trò đùa ấy đi. - Bôp vừa cười gằn vừa nói. - Đến lúc phải đi rồi.
- Ngồi im tại chỗ! - “Cá mập” nói. - Bôp, mày sẽ không đi khỏi nơi này. Tao rất phiền lòng phải nói ra điều đó, nhưng chỉ có chỗ cho một người. Con Bôliva kiệt sức rồi, nó không thể mang nổi hai đứa.
- Tao với mày là chiến hữu của nhau đã ba năm nay, “Cá mập” Đôtxơn ạ. - Bôp bình tĩnh trả lời. - Chúng ta đã cùng nhau liều mạng không phải chỉ một lần. Tao luôn thành thật với mày, nghĩ rằng mày là một con người. Tao đã nghe đôi điều không tốt về mày, hình như mày đã giết oan hai người chẳng có tội tình gì, nhưng tao không tin. Nếu mày đùa, “Cá mập” ạ, thì hãy cất ngay khẩu côn và chúng ta chạy cho mau. Còn nếu mày muốn bắn, thì bắn đi, đồ đểu, đồ nhện độc!
Bộ mặt của “Cá mập” Đôtxơn lộ vẻ buồn sâu sắc.
- Chắc mày không tin đâu, Bôp ạ, - hắn thở dài, - tao thật lòng tiếc là con ngựa hồng của mày bị gãy chân.
Và bộ mặt của hắn đột nhiên thay đổi - giờ đây nó biểu lộ sự tàn bạo lạnh lùng và lòng tham vô đáy. Trong một phút, tâm hồn của con người này đã lộ ra, giống như đôi khi, bộ mặt của một kẻ ác độc ló ra ngoài cửa sổ một ngôi nhà tư sản đáng kính.
Trong thực tế, số phận đã không cho Bôp rời khỏi chỗ này được nữa. Tiếng súng của thằng bạn phản trắc đã vang lên và các vách đá của hẻm vực đã đáp lại bằng những hồi âm phẫn nộ. Còn kẻ tình cờ đồng loã với tên giết người - con Bôliva đã nhanh chóng mang đi tên cuối cùng trong bọn cướp chuyến tàu nhanh buổi chiều - con ngựa đỡ phải mang tải trọng gấp đôi.
Nhưng khi “Cá mập” Đôtxơn phi ngựa trong rừng, cây cối phía trước hắn dường như bị sương mù che khuất, khẩu súng lục trong tay bỗng biến thành cái tay vịn cong cong của chiếc ghế bành làm bằng gỗ sồi, miếng vải bọc yên thật là kì lạ, và mở mắt ra, hắn nhìn thấy chân hắn đang tì vào không phải là bàn đạp mà là chiếc bàn làm việc bằng gỗ sồi.
Vậy xin nói rằng, Đôtxơn - chủ văn phòng chứng khoán “Đôtxơn và Đêcơ”, phố Uôn đã mở mắt ra. Pibôđi, viên thư kí tin cẩn đang đứng bên chiếc ghế bành, ngập ngừng muốn nói. Dưới cửa sổ tiếng bánh xe lăn ầm ầm, chiếc quạt máy kêu vo vo như ru ngủ.
- Hừm! Pibôđi, - chớp chớp mắt, Đôtxơn nói. - Hình như tôi đã thiếp đi. Tôi đã thấy một giấc mơ cực kì lạ lùng. Có chuyện gì thế, Pibôđi?
- Dạ, thưa ông, ông Uyliam ở hãng “Trexi và Uyliam” đang đợi ông. Ông ta tới để thanh toán mấy cái X, Y, Z. Ông ta bị mắc kẹt với chúng, thưa ông, nếu ông nhớ ra.
- Phải, tôi có nhớ. Thế giá của chúng hôm nay là bao nhiêu?
- Thưa ông, một đôla tám mươi nhăm xu.
- Vậy hãy thanh toán cho ông ta theo giá đó!
- Xin ông tha lỗi, - Pibôđi hồi hộp nói, - tôi đã nói với ông Uyliam. Ông ấy là bạn cũ của ông, thưa ông Đôtxơn, mà ông là người đã mua tất cả X, Y, Z. Tôi thiết tưởng giá ông, nghĩa là… Có lẽ, ông nhớ là ông ấy đã bán chúng cho ông với giá là chín mươi tám xu. Nếu ông ấy phải thanh toán theo giá hiện nay, ông ấy sẽ mất hết cả vốn liếng và đến phải bán cả ngôi nhà của mình.
Bộ mặt của Đôtxơn đột nhiên thay đổi - giờ đây nó biểu lộ sự tàn bạo lạnh lùng và lòng tham vô đáy. Trong một phút, tâm hồn của con người này đã lộ ra, giống như đôi khi, bộ mặt của một kẻ ác độc ló ra ngoài cửa sổ một ngôi nhà tư sản đáng kính.
- Kệ cho ông ta trả với giá một đôla tám mươi nhăm xu. - Đôtxơn nói. - Con Bôliva không thể mang được hai người./.
 
Top