"Lụi" trắc nghiệm

tiểu li

New Member
Khi hình thức thi trắc nghiệm ngày một phổ biến hơn thì teen lại "cho ra đời" một thuận ngữ mới: "lụi" trắc nghiệm, có nghĩa là chọn đại một trong số 4 đáp án, nếu hên thì trúng, xui thì trật!



tdt_butchi_nguontin.gif
Theo Mực tím


Trắc nghiệm "lên ngôi"
Hiện nay, trừ hai môn Toán và Văn thì tất cả các môn còn lại hầu như đều phù hợp với hình thức ra đề trắc nghiệm. Trong các kì thi quan trọng như tốt nghiệp, tuyển sinh Đại Học, Cao Đẳng..., kiểu ra đề trắc nghiệm luôn được áp dụng và duy trì.
Mỗi câu trắc nghiệm có đến 4 đáp án, vì vậy nếu chọn đại, xác suất chỉ là 25%. Teen sợ trắc nghiệm ở chỗ đó, mà thích cũng ở chỗ đó, vì chỉ có 4 đáp án, nếu tư duy dần dà, cộng với vốn kiến thức đã nắm, thì thể nào cũng chọn được kết quả đúng.
Ưu điểm của phương pháp làm trắc nghiệm là có thể kiểm tra một phạm vi hiểu biết rộng, ngăn ngừa nạn học tủ, học lệch, học đối phó, học vẹt vả giảm thiểu sự may rủi. Việc chấm thi trắc nghiệm cũng rất khách quan vì đã có khuôn đáp án, không dựa trên cảm tính khi chấm bài...

23109HDtrac.jpg

Ảnh chỉ mang tính chất chất minh họa
Thế nhưng, teen đang học theo kiểu... ngược lại
Nếu thi tự luận, chỉ cần học bài là nắm trọn điểm, không học thì trình bày những gì mình hiểu cũng được một phần điểm; thì ở trắc nghiệm, bạn phải học dàn trải mọi kiến thức trong sách giáo khoa, kèm thêm kiến thức bổ sung, nâng cao và phương pháp giải bài tập.
Nhưng một số teen quan niệm: "Câu trả lời nằm ngay trước mặt mình, mà không tìm ra được thì...hơi dở. Nếu hiểu bài thì chẳng cần phải học hết, dùng biện pháp loại trừ và một số "mánh" là xong".
Với các môn Lý, Hóa, Sinh, phần tính toán khá nhiều. Đôi khi một bài tập tự luận gói gọn chỉ trong một câu trắc nghiệm, nếu không tập cách tính toán nhanh thì chỉ có nước "đầu hàng".
Vì vậy, có đôi khi hiểu bài nhưng cũng chưa chắc làm được trắc nghiệm, vì vậy mới có chuyện "lụi" (đánh đại đáp án).
Một số nguyên nhân cho việc "đi ngược lại tiêu chí đánh giá toàn diện" chính là:
Trước giờ teen quen với kiểu giải đề tự luận và tính toán tỉ mỉ nên thường trình bày dài dòng, không biết "bí kíp" làm trắc nghiệm nhanh gọn


Phải nhớ số khá nhiều. Chẳng hạn như trong một câu tính toán ở môn Hóa, không biết phân tử khối của xenlulozo trinitrat là thua, vì nếu bạn cứ cộng từng thành phần lại thì thể nào cũng nhầm.


Trắc nghiệm ra những câu "trên trời", nằm ở "góc tối" trong sách, teen ít chú ý đến.


Thầy cô bắt phải "vắt não" để nghĩ ra đáp án đúng, vì câu hỏi hoàn toàn dựa vào vốn hiểu biết.


Teen thường bị "tung hỏa mù" vì nhiều đáp án na ná nhau.


"Lụi" và những hệ quả, hậu quả
Nếu một bài kiểm tra trắc nghiệm khó quá, thì teen sẽ nói rằng: "Toàn lụi cả thôi!"
Ở đây, không phải họ nhắm mắt chọn đại, mà cũng tư duy chút ít. Chẳng hạn như, nếu không tính được câu hỏi đó, cứ bấm máy tính, ráp số vào những công thức nhớ mang máng, nếu ra được đáp án giống trong đề ra, thì hí hửng chọn ngay! Thỉnh thoảng nếu câu trắc nghiệm đó đã làm rồi, thì nhắm mắt đánh đại đáp án mình đã nhớ.
Một số bạn kể: "Những câu mình chọn đại lại trúng phóc, trong khi những câu mình nghĩ rằng mình làm đúng lại sai".
Vì thế, cũng không lấy làm lạ khi có nhiều bạn toàn "đánh lụi" mà điểm vẫn cao. Tuy nhiên, kiểu này không lâu bền, vì nếu không học bài thì "lụi" riết cũng "tàn".
Các phương pháp "lụi" có xác suất đúng cao
Trong trường hợp bạn phân vân giữa các đáp án trắc nghiệm, thì các phương pháp sau đây có thể được dùng để chọn ra được đáp án phù hợp nhất và có khả năng đúng cao nhất.
Trong một câu thường có 3 phương án "nhiễu", trong đó có một phương án dễ nhầm với phương án đúng, rất khó nhận ra. Do vậy, cần loại ngay hai phương án sai dễ nhận thấy, khi lựa chọn một trong hai câu đúng còn lại, xác suất sẽ là 50%.


Đáp án có những từ "luôn luôn", "duy nhất", "hoàn toàn không", "chỉ có...", "chắc chắn" thường sai. Đáp án mang các cụm từ "có thể", "tùy trường hợp", "hoặc", "có lẽ", "đôi khi" thường đúng


Các câu dài và diễn đạt tỉ mỉ hơn hẳn những câu còn lại thường đúng.


Đừng bị đánh lừa bởi các câu "tất cả đúng", "tất cả sai", "không câu nào đúng". Những câu hỏi kiểu này rất dễ làm bạn "ngủm".


Nếu thấy đáp án nào...hơi vô lý, thì hiển nhiên bạn sẽ loại trừ ngay.


Kĩ năng là phần quan trọng, nhưng "có kiến thức là có tất cả" teen ạ. Vì vậy, chuẩn bị trước khi kiểm tra và giữ một trạng thái tâm lý ổn định luôn là phương pháp khoa học.
 
Top