Làm 1 bài giật dòng tít cho vui chứ chắc khó làm lắm, ít cũng vài năm nữa, với lại nếu mặc váy dài qua gối thì kinh dzị lém. Trông cứ như người dân tộc vậy
![]()
Ông PHÙNG KHẮC BÌNH, vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên Bộ GD-ĐT, cho biết:
- Đây là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT có quy định rõ ràng về đồng phục, lễ phục của học sinh, sinh viên. Quy định là cơ sở cho các trường học thực hiện, tránh những tồn tại từng xảy ra như mẫu đồng phục, lễ phục phản cảm hoặc quá tốn kém so với điều kiện của người dân, tránh việc ép buộc học sinh, sinh viên mặc đồng phục khi chưa được sự thỏa thuận, thống nhất của phụ huynh...
* Nhưng tại sao quy định không được ban hành vào thời điểm trước năm học? Nhiều phụ huynh cho rằng họ đã mua đồng phục cho con em, nay nếu phải mua lại sẽ rất tốn kém, phiền phức. Ông giải thích thế nào về việc này?
- Quy định về đồng phục, lễ phục học sinh, sinh viên vừa ban hành có hiệu lực từ ngày 14-11 nhưng không có nghĩa là bắt buộc các nhà trường phải thay đổi ngay mẫu đồng phục, lễ phục vào năm học này. Đó chỉ là thời hạn để văn bản trên có cơ sở pháp lý cho các trường học dựa vào đó, chuẩn bị kế hoạch thiết kế và tổ chức cho học sinh, sinh viên sử dụng đồng phục, lễ phục vào các năm sau.
* Quy định của bộ về việc váy nữ sinh phải “trùm quá gối”, trong khi rất nhiều trường học hiện nay chỉ thiết kế mẫu váy đồng phục có độ dài “ngang bằng gối”. Nhiều ý kiến cho rằng quy định mới của bộ cứng nhắc và không cần thiết, nhất là đối với những học sinh nữ ở bậc tiểu học.
- Không chỉ riêng chuyện “váy trùm quá gối” mà nhiều chi tiết cụ thể khác ở quy định đồng phục, lễ phục học sinh, sinh viên đã được chúng tôi đưa ra bàn thảo tại các cuộc hội thảo về đồng phục, lễ phục học sinh, sinh viên tổ chức ở ba miền Bắc, Trung, Nam, với sự tham dự của đại diện các sở GD-ĐT, trường đại học, cao đẳng. Chúng tôi cũng đi khảo sát trực tiếp tại nhiều trường học để nắm thực trạng việc sử dụng đồng phục học sinh làm căn cứ xây dựng quy định mới.
http://www21.mariecurie.biz/upload/news/2009-10-08/1254961841-vay-trum-1.jpg
Ông Phùng Khắc Bình.
Dự thảo quy định trên cũng được công bố trên trang web của Bộ GD-ĐT từ nhiều tháng trước. Trong số những ý kiến góp ý, cũng có ý kiến cho rằng “không nên quy định cứng nhắc độ dài của váy đồng phục”, hoặc “chỉ nên quy định váy ngang gối sẽ có tính thẩm mỹ hơn”. Nhưng sau khi xem xét, chúng tôi thấy cần phải quan tâm hơn đến tính nghiêm túc trong môi trường học đường nên vẫn quyết định “váy phải trùm quá gối”.* Nhưng như phản ảnh của một số hiệu trưởng, phụ huynh học sinh, việc quy định cứng nhắc có thể gây khó khăn cho các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện. Chẳng hạn cùng một kích cỡ đồng phục, nhưng những học sinh có vóc dáng cao lớn có thể mặc váy bị ngắn hơn học sinh khác. Các bộ váy đồng phục của năm trước sẽ khó dùng cho năm sau khi học sinh đang tuổi lớn, khiến phụ huynh phải tốn kém hơn cho đồng phục. Ông nghĩ sao về việc này?
- Có một điểm được bàn bạc nhiều để đi đến quyết định dứt khoát là ban đại diện cha mẹ học sinh (đối với đồng phục, lễ phục học sinh phổ thông), Đoàn thanh niên, hội sinh viên (với đồng phục, lễ phục sinh viên) chủ trì việc tổ chức may, mua đồng phục cho học sinh trên cơ sở có sự bàn bạc, thống nhất đến từng cha mẹ học sinh.
Mặc dù hiệu trưởng các trường quyết định việc mặc đồng phục nhưng phải thông qua về mặt chủ trương với đại diện cha mẹ học sinh, hội đồng trường, đại diện Đoàn thanh niên hoặc hội sinh viên. Những phát sinh thực tế, những kiến nghị từ phía phụ huynh, học sinh, sinh viên trên cơ sở quyền lợi của học sinh, sinh viên sẽ được thảo luận để có phương án cụ thể.
Ví dụ ở tình huống nêu trên, đại diện ban phụ huynh và nhà trường có thể thống nhất quyết định nhiều cỡ đồng phục khác nhau trên cơ sở lấy số đo của học sinh, việc may đồng phục có thể tính toán để các em có thể sử dụng vừa cho hai năm học.
Học sinh Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM) thử đồng phục chuẩn bị năm học mới 2009-2010.
* Thời gian qua có một số nhà trường tổ chức may đồng phục cho học sinh phổ thông với kinh phí tốn kém, có nơi yêu cầu học sinh phải mua từ hai bộ đồng phục trở lên gây khó khăn cho phụ huynh. Vì sao trong quy định mới của Bộ GD-ĐT không thể hiện rõ quan điểm về vấn đề này?- Quy định của Bộ GD-ĐT không bắt buộc 100% trường phải tổ chức mặc đồng phục mà tùy thuộc vào điều kiện, tình hình thực tế địa phương và thỏa thuận của cha mẹ học sinh hoặc các tổ chức sinh viên. Chúng tôi cũng sẽ có hướng dẫn (ngoài thông tư) các trường khi tổ chức việc mặc đồng phục học sinh, sinh viên phải chú ý đến chính sách hỗ trợ, giúp đỡ những học sinh, sinh viên khó khăn.
Có thể sử dụng kinh phí hỗ trợ của các nhà may, doanh nghiệp cho trường được thỏa thuận trong các hợp đồng may, mua đồng phục vào việc cấp miễn phí đồng phục cho học sinh, sinh viên nghèo.