Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

quangthoai

New Member
Thứ ba, ngày 30 tháng sáu năm 2009

BÀI 36

Nhãn: GIÁO KHOA - 12CB
BÀI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ
1. Định nghĩa:
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định. Quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
2. Quá trình hình thành quần thể:
- Đầu tiên những cá thể cùng loài đến môi trường sống mới; những cá thể nào không thích nghi với điều kiện sống mới sẽ bị tiêu diệt hay di cư đến nơi khác. Những cá thể còn lại sẽ gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái, dần dần thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
1. Quan hệ hỗ trợ:
- Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản …đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.
- Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể.
- Ví dụ: các cây sống thành nhóm gần nhau có thể chịu đựng được gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước; các cây sống gần nhau có hiện tượng liền rễ để chia sẽ chất dinh dưỡng với nhau làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên
2. Quan hệ cạnh tranh:
- Xuất hiện khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác, con đực tranh giành con cái …Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
- Vídụ: khi thiếu thức ăn một số động vật ăn thịt lẫn nhau; cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Hoàn thành bảng sau:
BIỂU HIỆN CỦA QUAN HỆ HỖ TRỢ Ý NGHĨA
Nhóm các cây Bạch Đàn - Các cây dựa vào nhau nên chống được gió bão
Các cây thông nhựa liền rễ nhau - Hỗ trợ nhau trong việc hút nước muối khoáng và chống chịu với các điều kiện bất lợi
Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn - Tạo nên sức mạnh tập thể trong việc săn mồi và tự vệ
2. Hãy nêu ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống?
 
Top