[Cơ Bản] Bài 26-27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

quangthoai

New Member
Thứ bảy, ngày 27 tháng sáu năm 2009

BÀI 26-27

Nhãn: GIÁO KHOA - 11CB
BÀI 26 - 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
I. KHÁI NIỆM VỀ CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT:
- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
Vd: Khi trời lạnh mèo xù lông, co mạch máu, và nằm co mình lại
- Tác nhân kích thích: Những thay đổi của môi trường gây được phản ứng ở sinh vật
- Cảm ứng: là nhận biết kích thích và phản ứng với kích thích
- Tính cảm ứng: Khả năng nhận biết kích thích để phản ứng với kích thích đó
- Phản xạ: Một điển hình của cảm ứng
Để có cảm ứng cần:
* Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)
* Bộ phận phân tích tổng hợp (hệ thần kinh)
* Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến…)
- Hãy phân tích phản xạ khi ngón tay ta chạm vào gai nhọn
II. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT CHƯA CÓ HỆ THẦN KINH
Cảm ứng ở động vật nguyên sinh:
- Động vật đơn bào chưa có tổ chức thần kinh có khả năng nhận biết và trả lời kích
Vd: Paramecium bơi tới chỗ có ôxi, amip thu chân giả để tránh ánh sáng chói.
III. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH KHÁC NHAU:
1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần lưới:
- Có ở động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn (ruột khoang)
- Các tế bào thần kinh nằm rải rác, liên hệ với sợi thần kinh  tạo mạng lưới thần kinh
2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:
- Có ở động vật có cơ thể dạng đối xứng hai bên (giun dẹp, giun tròn, chân khớp)
- Các tế bào tập trung thành hạch thần kinh.Các hạch nối với nhau bằng dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh dọc theo cơ thể: Hạch là trung tâm điều khiển một vùng xác định.
2. Ưu điểm hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:
+ Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh ở động vật tăng
+ Do tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp tăng cường .
+ Do mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới .
3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh ống:
a. Cấu trúc: Gặp ở động vật có xương sống: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được tạo từ số lượng lớn tế bào thần kinh.
- Tạo thành ống sau lưng con vật: Não và tủy sống có chức năng khác nhau, não có 5 phần: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành não.
- Đặc biệt não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lý hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng
b. Hoạt động của hệ thần kinh ống: Hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ, giúp động vật thích nghi với môi trường.
- Phản xạ đơn giản:
Thực hiện do cung phản xạ, bởi một số lượng ít tế bào do tủy sống điều khiển
Vd: kim châm
- Phản xạ phức tạp: Phản xạ có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh và não đặc biệt là vỏ bán cầu đại não
Vd: khi gặp chó dại, rắn độc



II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1. Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới – dạng ống – dạng chuỗi hạch
Dạng lưới:
- Có ở động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn (ruột khoang)
- Các tế bào thần kinh nằm rải rác, liên hệ với sợi thần kinh  tạo mạng lưới thần kinh
Dạng chuỗi hạch:
- Có ở động vật có cơ thể dạng đối xứng hai bên (giun dẹp, giun tròn, chân khớp)
- Các tế bào tập trung thành hạch thần kinh.Các hạch nối với nhau bằng dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh dọc theo cơ thể: Hạch là trung tâm điều khiển một vùng xác định.
Dạng ống:
- Gặp ở động vật có xương sống: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được tạo từ số lượng lớn tế bào thần kinh.
- Tạo thành ống sau lưng con vật: Não và tủy sống có chức năng khác nhau, não có 5 phần: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành não.
- Đặc biệt não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lý hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng
2. Khi bị kích thích phản ứng của động vật có hệ thần kinh dạng ống có gì khác các động vật khác? Ví dụ minh họa.
Khi bị kích thích: do não bộ phát triển nên hệ thần kinh dạng ống, đặc biệt là động vật có hệ thần kinh dạng ống phát triển có khả năng xử lý thông tin ở mức cao hơn như: phân tích, tổng hợp, so sánh thông tin… Từ đó đưa ra các phương án trả lời thích hợp và hiệu quả hơn.
Ví dụ: phân tích và so sánh phản xạ trong 2 trường hợp sau:
Một người trưởng thành đang đi bổng gặp một con chó dại, một em bé đứng trước một con chó dại
3. Cho 3 ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
- Thú rừng bị săn đuổi, khi thoáng thấy bóng người sẽ bỏ chạy
- Đánh kẻng rồi cho cá ăn nhiều lần như vậy, sau đó chỉ cần đánh kẻng thì cá ngoi lên mặt nước chờ thức ăn
- Chuột nghe tiếng mèo kêu thì chạy trốn do nó biết mèo là con vật nguy hiểm đối với nó
 
Top