[Cơ bản] BÀI 31: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT

quangthoai

New Member
Thứ bảy, ngày 27 tháng sáu năm 2009

BÀI 31

Nhãn: GIÁO KHOA - 11CB
BÀI 31: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
I. TẬP TÍNH LÀ GÌ?
Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH
1. Tập tính bẩm sinh
Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài
Ví dụ:
2. Tập tính học được
Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
Ví dụ:
Có một số tập tính vừa là học được vừa có nguồn gốc bẩm sinh
Ví dụ:
III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH
Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen qui định sẵn từ khi sinh ra. Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi
- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Tập tính học được có thể thay đổi.
- Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ.
- Tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
I. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.
1. Quen nhờn
- Là động vật không trả lời những kích thích lặp đi lập lại nhiều lần nếu kích thích đó không kèm theo điều kiện gì.
Vd: (Gà con)
Vd: (Cá)
2. In vết
- Là hiện tượng con non mới sinh đi theo những vật đầu tiên mà chúng nhìn thấy, thường là con bố mẹ.
Vd:
3. Điều kiện hoá
a. Điều kiện hóa đáp ứng (kiểu Paplôp)
- Do sự hình thành các mối liên kết mới giữa các trung tâm hoạt động trong trung ương thần kinh dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.
Vd:
b. Điều kiện hóa hành động (kiểu Skinnơ)
Đây là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một điều kiện nào đó, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó
Vd:
4. Học ngầm
- Là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được
Vd:
5. Học khôn
- Là kiểu phối hợp các kinh nghiệm cũ đê giải quyết những tình huống mới. Học khôn có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển
Vd:
I. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT
1. Tập tính kiếm ăn
Vd:
2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
Vd:
3. Tập tính sinh sản
Vd:
4. Tập tính di cư
Vd:
5. Tập tính xã hội
a. Tập tính thứ bậc
Vd:
b. Tập tính vị tha
Vd:
II. ỨNG DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH VÀO ĐỜI SỐNG
- Nhờ những hiểu biết về tập tính động vật, con người đã ứng dụng vào trong đời sống và sản xuất.
Vd:


- Một số tập tính chỉ có ở người như giữ gìn vệ sinh môi trường, tập thê dục buôi sáng…


II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1. Nêu sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được? Cho ví dụ?
- Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài
- Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen qui định sẵn từ khi sinh ra. Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi
- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Tập tính học được có thể thay đổi.
2. Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bằng cách nào?
- Chim di cư do thời tiết thay đổi và khan hiếm thức ăn. Chim di cư thường là các loài chim ăn thịt.
- Nguyên nhân di cư của cá chủ yếu liên quan đến sinh sản. Ví dụ: cá hồi
- Khi di cư động vật sống trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình; cá định hường nhờ vào thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy.
 
Top