Thứ bảy, ngày 27 tháng sáu năm 2009 BÀI 34 Nhãn: GIÁO KHOA - 11CB CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN A – SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT BÀI 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT I. KHÁI NIỆM Sinh trưởng của thực vật là quá trình gia tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào II. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP 1. Các mô phân sinh Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây. Có các loại mô phân sinh sau: mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng (ở cây 1 lá mầm) Hoàn thành phiếu học tập: 2. Sinh trưởng sơ cấp Diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ và mắt ở thực vật 1 lá mầm Làm tăng chiều dài của thân và rễ Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng (ở thực vật 1 lá mầm) tạo ra. 3. Sinh trưởng thứ cấp Sinh trưởng thứ cấp là kiểu sinh trưởng làm gia tăng đường kính (bề dày) của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây hai lá mầm. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng a. Các nhân tố bên trong Đặc điểm di truyền, các thời kỳ sinh trưởng của giống, của loài cây Ví dụ: b. Các nhân tố bên ngoài Nhiệt độ: Hàm lượng nước: Anh sáng: Ôxi: Dinh dưỡng khoáng: Ví dụ: 1. Hoàn thành bảng so sánh sau: Nội dung so sánh Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Nguồn gốc Diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ và mắt ở thực vật 1 lá mầm Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng (ở thực vật 1 lá mầm) tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp là kiểu sinh trưởng làm gia tăng đường kính (bề dày) của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên tạo ra. Kết quả Làm tăng chiều dài của thân và rễ Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ Có ở nhóm thực vật Có cả ở thực vật 1 lá mầm và 2 lá mầm Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây hai lá mầm. 2. Những nét hoa văn trên đồ gỗ xuất xứ từ đâu? - Từ vòng năm 3. Giải thích hiện tượng “mọc vống” của thực vật trong bóng tối? - Hiện tượng “mọc vống” là hiện tượng cây trong bóng tối sinh trưởng nhanh một cách bất thường, thân cây có màu vàng và yếu ớt, sức chống chịu kém. - Vì trong tối, lượng chất kích thích sinh trưởng (auxin) nhiều hơn chất ức chê sinh trưởng (axit abxixic) nên cây trong tối sinh trưởng mạnh hơn. Hơn nữa cây trong tối cũng ít bị mất nước hơn.