Game online giết chết giới trẻ

tiểu li

New Member
Đừng trở thành miếng mồi ngon của các công ty game online như VinaGame, VTC. Mang tiền của bố mẹ mà cho vào game chỉ có thể nói 1 từ duy nhất là Stupid.

Cần giáo dục về tác hại của game online
http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Can-giao-duc-ve-tac-hai-cua-game-online/10927084/478/

Theo tôi, nếu muốn hạn chế ta phải bắt đầu bằng việc giáo dục con em chúng ta thấy được việc chơi game nhiều có hại như thế nào và hướng các em vào những trò chơi khác hấp dẫn hơn.
Người gửi: Nguyen Hong Quang
Gửi tới: Ban Vi tinh
Tiêu đề: Dung bien phap hanh chinh de han che gameonline la khong the

Theo tôi, sử dụng những biện pháp hành chính để hạn chế chơi game là một bước lùi của xã hội. Điều này thể hiện một sự yếu kém trong tư tưởng của những nhà quản lý.
Chơi game trực tuyến hiện đang phát triển như một ngành giải trí lớn ở nhiều nước, các trò game hiện đang thay thế dần những trò chơi cũ đòi hỏi phải có những khoảng không gian rộng vốn rất thiết thốn ở thành thị. Bên cạnh đó, các biện pháp hành chính thường tỏ ra không hiệu quả vì nó đòi hỏi phải có một đội ngũ những người giám sát kiểu như công an văn hóa thì mọi người mới theo.
Người gửi: ngoc hai
Gửi tới: Ban Vi tính
Tiêu đề: gop y ve game online

Qua sự phản ánh của nhiều người về ảnh hưởng của game online, tôi xin góp hai ý sau:
Kính mong nhà nước mau mau vào cuộc nếu không muốn có một thế hệ thanh niên VN sa sút về thể chất cũng như tinh thần và nhà nước sẽ không tốn tiền xây bệnh viện.
Người gửi: biboda
Gửi tới: Ban Vi tính
Tiêu đề: hay biet diem dung

Tôi cũng từng chơi game online và quả thực trò chơi trực tuyến có sức hút thật ghê gớm. Khi mình nhập vai vào một nhân vật, bạn không thể bỏ được nó bởi vì mình sống với nó trong thế giới ảo. Tôi chơi Gunbound và ham đến mức thi cử cũng không màng tới và đã phải thi lại tận 5 môn, nhưng rất may là không phải học lại và tôi khuyên các bạn, game chỉ là trò chơi giải trí thôi nên đừng quá đam mê. Hậu quả của nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của chúng ta.



Cần cảnh tỉnh các em về tác hại của game


Read more: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=55934#ixzz0ZfBCJ7IS
Tôi chỉ đồng tình một phần ý kiến bạn Duy Linh . Lỗi ở phụ huynh nhưng không phải tất cả. Bạn có may mắn khi cha mẹ phát hiện kịp thời và khắc phục được. Thế nhưng nếu một người xa nhà và không bản lĩnh thì họ cũng sẽ bị đắm chìm trong thế giới ảo đó.
Tôi nghĩ người qua 18 tuổi nên nhìn rõ ràng về cái lợi, cái hại của việc chơi game, nên tỉnh táo nhận ra họ đã tốn thời gian vô ích. Tôi có một người bạn đi làm toàn chơi game (dân IT), chơi riết không hoàn thành công việc và hậu quả bị buộc thôi việc.
Game online là một công cụ giải trí không phải là đời thực, người chơi phải nhìn nhận đúng để không bị đắm chìm và chạy trốn trong thế giới ảo thì mới biết lượng sức nên chơi bao nhiêu trong ngày là vừa.
Bản thân tôi thiết nghĩ gamer nghiện ở độ tuổi trưởng thành hầu hết là kẻ thất bại trong đời thường, họ không bản lĩnh, không thành công, không danh vọng nên tự an ủi bản thân và cố tìm kiếm chỗ đứng ảo. Phải chăng cần cảnh tỉnh, nếu gia đình và cơ quan không can thiệp được.
Mikko Tran
Chơi game không có gì là xấu cả nó là môn giải trí của cả thế giới, nó còn có lợi hàng trăm lần các trò chơi như đua xe lạng lách, hút xách ma tuý... và giới trẻ không ngoài chơi game giải trí thì không có một thứ gì khác để chơi. Thử hỏi ở các thành phố hè đến có gì để chơi để giải trí, công viên thì hiếm hoi, nhà văn hoá quận huyện hầu như không có, nếu có cũng kinh doanh, đi lại ngoài đường tai nạn giao thông nguy hiểm, thà để cho con cái chơi game mà an toàn.
Le Tao
Tôi không phải là người nghiện game, nhưng đã từng chơi rất nhiều tựa game trong nước (VLTK, Phong Thần, CĐTL, Boom, PTV, Gunbound...) và của nước ngoài (EQ2, WOW, FF XI, Guild Wars...). Tôi cũng từng là một người chơi game thuê cho người nước ngoài hơn một năm. Mặc dù tôi chơi game rất nhiều nhưng tôi chỉ dừng lại ở mức độ nhu cầu của công việc và khi hết giờ tôi lại trở về với cuộc sống, gia đình, bạn bè...
Lúc cần chơi game để giải trí tôi cũng thường không tốn quá 3 giờ, mặc dù tôi có thể chơi liên tục 8 tiếng/ngày khi đi làm. Có thể nhiều người nghĩ do tôi chơi quá nhiều nên chán, nhưng thực tế là cũng có tựa game khiến tôi rất thích. Tôi luôn muốn chơi game khi cần giải trí.
Nhiều người chơi game đặt mục tiêu thăng cấp nhân vật của mình quá cao trong game mà quên mất mục tiêu cộng đồng (một đặc thù của game online). Bạn có thể có một nhân vật cực mạnh với đồ cực "khủng" nhưng nếu bạn dùng nó để ra vẻ ta đây hay đi ức hiếp kẻ yếu thì bạn cũng chỉ là kẻ cô độc, đáng ghét trong mắt người khác.
Game online cho phép tạo nên những bang hội mà ở đó người chơi có thể cùng nhau chia sẻ nhiều thứ từ những vật phẩm ảo trong game, kinh nghiệm chơi game, cho đến những vấn đề trong đời sống ngày thường. Chính vì vậy, có những game thủ khi đăng nhập nhân vật vào trong game là chỉ muốn trò chuyện với bằng hữu chứ không cần cày cuốc gì, khi đó game mới là giải trí. Ý nghĩa cộng đồng của game thực sự thăng hoa khi nhiều bang hội đã chung tay làm từ thiện, đóng góp giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, hay như những buổi offline để anh em bang giao có cơ hội trò chuyện, tâm sự với nhau.
Nhờ chơi game nhiều mà tôi có nhận ra một điều: những người nghiện game một cách cuồng tín, không kiểm soát được giờ giấc chỉ là một phần nhỏ trong hàng triệu game thủ trực tuyến. Vì vậy, chúng ta đừng vội vàng gán tội cho bất cứ game nào mà phải xét lại bản thân người đó. Họ nghiện game là do đâu? Do họ chưa hiểu rõ được khía cạnh giải trí của game? Do họ không có kênh giải trí nào khác ngoài việc chơi game? Hay do gia đình bỏ rơi, không quan tâm đến họ?... Mọi sự việc đều có nguyên nhân của nó. Và tôi nghĩ, nếu ta biết được nguyên nhân của việc nghiện game thì chắc chắn sẽ có cách giải quyết việc này.
Nguyễn Văn Tính
Đọc qua bài báo trên tôi rất hiểu và đồng cảm, đồng thời cảm phục người bạn đã can đảm phát biểu ý kiến của mình. Nhà tôi cũng có những đứa cháu chỉ mới 3 đến 7 tuổi nhưng đều biết chơi game và rất ham. Mỗi chiều đi học về chúng thay phiên nhau chơi. Đứa cháu 5 tuổi trước đây khi chưa biết chơi game ra nhà nội phụ lau bàn tủ, quét nhà và rất vui vẻ. Nhưng từ khi ham chơi game cháu trở nên nóng nảy hơn, nhất là khi có ai ngăn không cho cháu chơi. Bản thân tôi mới biết chơi những trò chơi đơn giản, nhưng khi ngồi vào chơi là tới 12 giờ khuya, nếu má tôi không la kêu tôi đi ngủ thì tôi cũng ngồi chơi hoài vậy đó!
Theo thời cuộc bây giờ, cha mẹ đều phải đi làm để kiếm sống, đâu phải ai cũng lo cho con mình được. Vì vậy tôi ao ước nhà cung cấp có quy định trên toàn quốc mỗi người ấn vân tay và chỉ được chơi game một giờ/ ngày, máy thấy dấu vân tay đã chơi rồi thì qua 24 giờ sau mới cho chơi tiếp. Có như vậy mới hạn chế được! Tôi không có khả năng làm điều này nhưng đây thực sự là ước mơ chung của mỗi phụ huynh có con em bị nghiện game.
Trần thị Phương Thanh
Tôi đã tốt nghiệp đại học và đang ở trọ chung với các em sinh viên. Trong đó có 2 em rất nghiện game, luôn thức suốt đêm để chơi game và ngủ vào ban ngày. Và hình như cách sinh hoạt ngày ngủ đêm thức đã trở thành thói quen của 2 em này. Hầu như hai em chỉ chơi game, không đến lớp, không học bài, sinh hoạt thất thường, gương mặt lúc nào cũng đờ đẫn. Đối với những trường hợp như hai em này thì lỗi không thể nằm ở bố mẹ quản lý không chặt, vì bố mẹ có quản được nữa đâu, cũng không phải do nhà quản lý hay do xã hội, mà lỗi chính là ở tự bản thân họ. Họ đã trưởng thành, đã đặt một chân vào ngưỡng cửa cuộc đời, chính bản thân họ phải ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, với xã hội. Họ không tự ý thức được những gì mình đang có và từng ngày từng ngay đánh đổi nó bằng trò chơi vô bổ.

Read more: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=55934#ixzz0ZfBGVnIf


'Tác hại của game online không kém ma túy'
http://gamethu.vnexpress.net/GT/Diem-tin/2009/11/3B9B06F5/

Đây là thông tin đại biểu Nguyễn Lân Dũng đưa ra chất vấn Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp, ở phiên họp Quốc hội chiều 17/11.
hop.jpg
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp. Ảnh: Hoàng Hà. Trong lần đầu tiên đăng đàn tại Quốc hội, chất vấn dành cho Bộ trưởng Lê Doãn Hợp tập trung vào 3 nhóm vấn đề: quản lý, xử lý sai phạm của báo chí; ngăn chặn mặt trái của trang tin điện tử, blog, game online; quy hoạch hệ thống viễn thông và an toàn sức khỏe người dân sống gần các trạm phát sóng di động.
"Cử tri phản ánh nhiều nội dung trên Internet có nội dung không lành mạnh, game bạo lực ảnh hưởng tới thanh thiếu niên. Trách nhiệm quản lý của Bộ về vấn đề này thế nào?", đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé mở màn.
"Sẽ không công bằng nếu không nói đến cái hay của Internet và thông tin điện tử. Internet là kho tri thức đồ sộ của loài người, làm mọi người xích lại gần nhau, ngồi một chỗ có thể nắm thông tin của cả thế giới", ông Lê Doãn Hợp đáp.
Theo ông Hợp, do đặc điểm của Internet là không gian mở, mọi thành phần, lứa tuổi đều được tham gia, tính cam kết cá nhân thấp. Để hạn chế thông tin độc hại, Bộ Thông tin Truyền thông đã và đang bổ sung hoàn thiện cơ sở pháp lý, tăng cường các biện pháp kỹ thuật. Nhưng nếu sử dụng biện pháp kỹ thuật nhiều thì gây ách tắc thông tin.
"Cũng giống như trong giao thông, đặt ra quá nhiều barie thì tốc độ di chuyển chậm lại. Khi cần thiết chúng ta vẫn phải sử dụng biện pháp kỹ thuật nhưng đây không phải là giải pháp tối ưu.", Bộ trưởng Thông tin nêu quan điểm
Hiện cả nước có 20.000 đại lý Internet. 30% đại lý qua kiểm tra có sai phạm như hoạt động quá giờ, tàng trữ clip đồi trụy, cho khách hàng dưới 14 tuổi tham gia khi không người lớn đi kèm... Tổng số tiền xử phạt lên tới 1,3 tỷ đồng.
"Những sai phạm trong hoạt động Internet nếu kiểm điểm trách nhiệm trung ương cũng đúng, nhưng nếu cấp cơ sở không vào cuộc thì luật, chính sách có tốt đến đâu cũng không đi vào cuộc sống. Nếu cấp dưới làm thay việc cấp trên, đó là may mắn. Nếu cấp trên làm thay cấp dưới thì đó là bất đắc dĩ và bất lực", ông Hợp nói.
"Việc quản lý game online tôi thấy hiệu quả rất thấp, cử tri nói rằng tác hại của nó không kém ma túy. Có người nói với tôi muốn xin cho con trai ra hải đảo xa xôi, không có Internet để tránh "nghiện" game.", đại biểu Nguyễn Lân Dũng vừa chất vấn vừa chia sẻ.
ld.jpg
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng. Ảnh: TTXVN. Với giọng khá gay gắt, đại biểu Đặng Như Lợi đi thẳng vào vấn đề: "Hai mặt tích cực và tiêu cực của Internet đã rõ rồi. Trong 3 giải pháp bộ trưởng nêu là chế tài, kỹ thuật và giáo dục, tôi xin hỏi giải pháp thứ 3 về giáo dục, ai sẽ thực hiện và thời gian qua chúng ta thực hiện được đến đâu?".
"Đây là vấn đề của cả quốc gia, nhưng trước hết là mỗi gia đình. Ngay cả tập thể dục, nếu tập nhiều quá cũng không tốt. Mỗi gia đình phải phân bổ kế hoạch sử dụng Internet, game online. Chúng tôi cũng nhận một phần trách nhiệm nhưng không phải tất cả. Toàn xã hội phải vào cuộc", Bộ trưởng Lê Doãn Hợp đáp.
"Tôi vẫn thấy không thỏa đáng với giải trình của bộ trưởng về web đen, game online. Cử tri đang rất bức xúc về vấn đề này, bộ trưởng có giải pháp gì?", đại biểu Phan Thị Thu Hà lên tiếng.
"Chúng tôi sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định để có chế tài quản lý game online. Nhưng tôi cho rằng ở đây phải có vai trò gia đình, khi gia đình bất lực thì xã hội có vấn đề", ông Hợp bảo vệ quan điểm.
Sau hơn 2 giờ đăng đàn, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp trả lời 18 lượt đại biểu. "Bộ trưởng đã có phần trả lời trôi chảy, nhiều thông tin. Tuy nhiên nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp cần cụ thể hơn", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhận xét.
(Theo VnExpress.net)​



Hàn Quốc: Cũng vật lộn với nạn nghiện game

http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Han-Quoc-Cung-vat-lon-voi-nan-nghien-game/20575659/217/
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Không thể vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học khắc nghiệt và áp lực học tập căng thẳng từ phụ huynh, Kim Myung từng bước tìm thấy sự giải thoát cho mình tại một nơi cậu vẫn có thể cảm thấy "Bất khả chiến bại" - thế giới ảo của game.[/FONT]
Nguồn: USA Today
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ngồi trước màn hình máy tính, Kim , năm nay 20 tuổi, có thể chơi hàng giờ game nhập vai với các game thủ vô danh khác mà không cảm thấy chán. Khi tiêu diệt được những con quái vật hay ma cà rồng bằng sự khéo léo đặc biệt của mình, những lời khen ngợi như "Tuyệt hảo", "Bậc thầy" như thổi cậu lên mây, Kim nhớ lại. Cậu chơi từ 8h sáng cho đến sau nửa đêm, liên tục trong vòng 4 tháng. Cả ngày cậu chỉ ăn độc nhất một bát mì ăn liền, nhưng vẫn tăng liền 10 pound.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]"Tôi biết là mình đã mắc nghiện, nhưng không thể dùng lại được", Kim nói. "Tôi không thay quần áo, không ra ngoài, và bắt đầu nghĩ về bản thân như nhân vật của mình trong game".[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Giờ thì Kim đang ngồi đây, trong phòng khám của bác sĩ để trải qua một đợt chữa trị đặc biệt về tâm lý.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Vấn nạn nghiêm trọng[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tại Hàn Quốc, quốc gia được mô tả là không gian của văn hóa game, mái nhà của game thủ "đẳng cấp nhất thế giới", nhà chức trách đang phải lên tiếng báo động về cái mà họ gọi là "nạn dịch nghiện game".[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tháng trước, chính phủ Hàn Quốc đã phải khai trương riêng một đường dây nóng dành riêng cho gia đình các "con nghiện". Trước đó, từ năm 2002, chính phủ đã mở một trung tâm điều trị nghiện game. Giờ thì hàng trăm bệnh viện tư và phòng khám tâm lý đang mọc lên như nấm để giúp chính phủ giải quyết vấn nạn đau đầu này.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo một cuộc thăm dò của chính phủ mới đây, có khoảng 2,4% dân số trong độ tuổi từ 9 đến 39 tại nước này đang nghiện game.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]10,2% khác đang đứng chênh vênh trên nguy cơ bị nghiện: họ bị ám ảnh với việc chơi game tới mức thiếu ngủ, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường hàng ngày và mất dần liên hệ với thực tại. Những cảm giác này chuyên đi đôi với chứng trầm cảm và hẫng hụt khi không được chơi.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tình huống càng trở nên tồi tệ hơn khi có tới 10 người Hàn Quốc, chủ yếu là thanh thiếu niên ở độ tuổi dưới 30 - đã chết trong năm 2005 vì các nguyên nhân có liên quan tới chứng nghiện game. Phần lớn các vụ là do nạn nhân ngồi một chỗ, một tư thế quá lâu, làm ngưng tắc tuần hoàn máu.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Điển hình nhất là vụ một thanh niên 28 tuổi tại thành phố Taegu chơi game liên tục suốt 50 giờ không nghỉ. Cuối cùng, anh này đã ngã gục ngay giữa "PC baang", một trong hàng chục ngàn quán cafe Internet đang mọc lên nhan nhản trên toàn Hàn Quốc. Tại đây, người chơi có thể đắm chìm vào thế giới của game chỉ với 1 USD/giờ, bất kể ngày hay đêm.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đi tìm nguyên nhân[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]"Nghiện game đã trở thành một trong những căn bệnh xã hội mới nhất", Son Yeongi, chủ tịch Văn phòng Vận hội số Hàn Quốc, nhận định. "Bản thân game không phải là thủ phạm. Cái chính là nó đã bị lạm dụng quá đà".[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Các chuyên gia đang bắt đầu nhìn sang các quốc gia công nghiệp phát triển khác để tìm hiểu về nạn nghiện game, và phát hiện ra rằng Mỹ, Nhật Bản cũng thuộc loại "trầm trọng". Thê nhưng vượt trên hết thảy, Hàn Quốc vẫn là tâm điểm của "dịch".[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nguyên nhân một phần của tình trạng này là do áp lực học tập ở các quốc gia châu Á quá nặng nề, đẩy thanh thiếu niên tới chỗ stress. Tại Hàn Quốc, Trung Quốc hay Nhật Bản, việc các em học sinh, sinh viên bị cha mẹ ép học thêm 4-5 tiếng mỗi ngày sau giờ tan học là chuyện quá bình thường. Với nhiều em, chạy trốn thực tại khắc nghiệt bằng cách đắm mình vào thế giới game ảo dường như là lối thoát duy nhất (mà lại còn rất hấp dẫn).[/FONT]
Nguồn: AP
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Mặt khác, Hàn Quốc lại là thiên đường của game. Vào năm 2000 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc đã tổ chức World Cyber Games, một thế vận hội của giới game thủ, thu hút tới 67 nước tham gia. Ở xứ sở kim chi, một game thủ chuyên nghiệp, "đẳng cấp cao" có thể kiếm không dưới 100.000 USD mỗi năm nhờ các cuộc thi đấu trong nước và quốc tế.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tại nhiều nước, những thiết bị chơi game cầm tay như Nintendo hoặc Sony PSP nắm quyền thống trị. Nhưng người Hàn Quốc lại chỉ chuộng game online nhập vai tương tác. Những game này không bao giờ có kết thúc, và cho phép nhiều đối thủ cùng chơi, cùng so tài một lúc qua mạng Internet.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Game online cực "hot" ở Hàn Quốc, bởi đây là quốc gia nối mạng nhiều nhất thế giới. Có tới gần 70% người Hàn (so với 45% người Nhật và 33% người Mỹ) thường xuyên truy cập Internet thông qua kết nối băng thông rộng siêu nhanh - điều kiện tối ưu cho game online phổ biến.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Giờ thì với mạng di động tốc độ vèo vèo, người Hàn còn bắt đầu chơi cả game cao cấp trên "dế" nữa.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuy nhiên, những game thủ kỳ cựu và tín đồ đích thực thì chỉ thích duy nhất các PC baang. Ở đây, họ được đắm mình trong âm thanh chí chát, ầm ĩ của tiếng gươm khua, súng nổ, tiếng đánh nhau huỳnh huỵch và không gian ngập ngụa khói thuốc, bên trên tường nham nhở các bức poster quảng cáo cho game. Không ai nói với ai câu nào, tất cả cắm mặt vào màn hình sáng lóa và đắm đuối trong đó.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]"Đây là cách giải tỏa stress của tôi. Tôi có làm hại ai đâu, thế thì có vấn đề gì đáng nói?", một game thủ thốt lên.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Hủy hoại gia đình[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nhưng những tiếng chuông cảnh báo đang liên tục vang lên bên trong các gia đình Hàn Quốc. M.H.Kim, một bà nội trợ 37 tuổi ở Seoul đã phải lôi cổ cậu con trai 14 tuổi đến phòng khám tư điều trị cách đây 2 tháng. "Chồng tôi dí sách tiếng Anh vào tay nó và lệnh cho nó phải nhớ toàn bộ bài học trong một đêm", chị kể lại. "Nó không được phép đi ngủ chừng nào chưa học xong. Nhưng hóa ra, nó có học hành gì đâu. Thừa lúc chúng tôi không để ý, nó ngồi chơi game đấy chứ".[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Phải mất vài tháng, chị Kim mới thuyết phục được chồng đồng ý đưa con đến "cắt" chứng nghiện game. Được 3 tháng thì cậu con bỏ trốn, nẫng tiền của họ hàng để chơi game ở một quán PC baang dọc đường. Đến nước này thì chồng chị Kim cũng đành chào thua.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]"Tôi có thể hiểu được những gì con tôi phải chịu đựng. Chưa bao giờ nó làm bố nó hài lòng được và học hành luôn lẹt đẹt. Nhưng khi chơi game, nó trở thành một chiến binh hùng mạnh, không thể đánh bại. Game mang lại cho con tôi một cảm giác thỏa mãn, sung sướng và tự tin mà nó không bao giờ thấy được ngoài đời thực", Kim tâm sự.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuy nhiên, theo lời các bác sĩ thì kết quả tồi tệ nhất mà bệnh nghiện game mang lại chính là bạo lực. Năm ngoái, một cậu học sinh cấp I đã lẫn lộn khái niệm giữa sống và chết tới mức cầm búa giết luôn em trai mình, chỉ vì cậu em cắt ngang mạch chơi.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]"Không có gì là sai khi trẻ tìm cách xả stress qua game. Nhưng cha mẹ cần hết sức trông chừng những dấu hiệu báo động của bệnh nghiện game. Khi trẻ có những phản ứng bạo lực khi bị buộc dừng chơi, đó là dấu hiệu mạnh nhất cho thấy chúng cần được đưa đi điều trị ngay", bác sĩ điều trị cho con trai bà Kim cho biết.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thiên Ý (Theo Washington Post)


[/FONT]GameOnline Việt: Muôn mặt nạn "lừa đảo"

http://www.biethet.com/tin/gameonline-viet-muon-mat-nan-lua-dao_tin165795.html
Càng ngày, những thủ đoạn lừa đảo trong trò chơi trực tuyến càng lan rộng và đã trở thành vấn nạn đối với đa phần các nhà phát hành trong nước cũng như giới game thủ.
Vấn nạn lừa đảo luôn là nỗi ám ảnh đáng sợ khiến các nhà phát hành cũng như các game thủ đau đầu mỗi khi vô tình trở thành nạn nhân. Thậm chí, ngay cả khi phát hiện ra món đồ ảo giá trị lớn hay tài khoản game "không cánh mà bay", bạn cũng khó nhớ được bằng cách nào mình lại "giao nhầm trứng cho ác" như thế.
vtc_the-gioi-game_1%2821%29.jpg

Thế giới game trực tuyến đầy rẫy những chiêu bài lừa đảo tinh vi
Có hơn 101 thủ đoạn của những kẻ lừa đảo mà chỉ cần một phút chủ quan bạn cũng có thể trở thành nạn nhân mà không biết kêu ai, trong khi nhiều nhà phát hành cũng đành bó tay bởi họ rơi vào trạng thái bị động bất khả kháng. Hãy cùng tìm hiểu một số hình thức lừa đảo này nhé.

Lợi dụng lỗi game

Có một số bug game rất ngớ ngẩn cũng bị kẻ gian lợi dụng triệt để như lỗi font chữ nhân vật. Điển hình là chữ i hoa (I) và chữ L thường (l).

Thỉnh thoảng bạn nhận được vài dòng tin nhắn từ một người có tên giống như bạn mình, sau vài câu hỏi xã giao là một lời nhờ vả hoặc mượn đồ. Với trường hợp này rất khó nhận biết bởi kẻ gian thường nắm rất rõ về bạn và mối quan hệ giữa hai người và tận dụng nó để tạo niềm tin khiến bạn không mảy may nghi ngờ.

Đánh vào lòng tham

Lòng tham của bạn đôi khi cũng là chìa khóa dẫn tới sai lầm. Bạn nên cảnh giác với những lời mời mua đồ và tiền ảo giá rẻ bất ngờ. Trong khi giao dịch kẻ gian sẽ đưa cho bạn món đồ thật để bạn nhìn và sau đó nhanh tay đánh tráo một món đồ khác trước khi kết thúc giao dịch.
vtc_the-gioi-game_1%2822%29.jpg

Phần thưởng giả mạo trong Chiến Quốc
Tuy nhiên cách này hiện nay không còn phổ biến. Một phần do tái sử dụng quá nhiều nên bị cảnh giác, mặt khác cũng nhờ các nhà phát hành đã áp dụng nhiều hình thức chống tiêu cực như bắt phải xác nhận hai lần khi trao đổi để hạn chế lừa đảo theo cách này, tuy hơi phiền toái nhưng cũng không thể phủ nhận lợi ích của nó.

Một hình thức khác cũng tận dụng chính sự hám lợi của bạn mới xuất hiện gần đây là trao đổi tiền ảo lấy các thẻ nạp tiền điện thoại. Bạn sẽ nhận được lời mời mọc để trao đổi các mã thẻ cào lấy một số lượng tiền ảo kèm theo yêu cầu gửi mã thẻ trước. Nếu bạn cả tin thì chỉ sau khi đọc mã thẻ xong đối tượng giao dịch sẽ "lặn mất tăm".

Giả dạng GM

Thủ đoạn này cũng khá phổ biến nhưng những người nào bị “dính” thường do thiếu kinh nghiệm chơi game.
vtc_the-gioi-game_1%2823%29.jpg

Cảnh báo giả từ một kẻ tự xưng GM trong Silkroad
Cụ thể, bạn nhận được một dòng nhắn tin (pm) yêu cầu kiểm tra tài khoản từ một anh GM rởm, hoặc cao cấp hơn một chút là thông báo bạn đã trúng một giải thưởng trong một sự kiện "trời ơi đất hỡi" nào đó và yêu cầu cung cấp tài khoản để trao quà.

Link dẫn tới website XXX

Những dòng chữ bắt mắt giới thiệu về một site XYZ nào đó có đăng tải hình ảnh “hot” của một số hot girl, đôi khi có đi kèm cả clip gây scandal hoặc các phần mềm ****, bot sẽ khêu gợi sự tò mò và lợi dụng đầu óc đen tối của bạn.
vtc_the-gioi-game_1%2824%29.jpg

"Gạ" **** hộ lên cấp cao trong Ragnarok
Hay cũng với thủ đoạn tương tự, một “em gái” nào đó sẽ cho bạn nick yahoo và yêu cầu bạn add lại để tâm sự, bạn sẽ tức tốc thực hiện yêu cầu của "em ý" và sẽ được tặng vài con trojan, keylog đi kèm. Hậu quả thế nào thì chắc ai cũng đoán được rồi.

Lỗi tại ai?

Dĩ nhiên, khi đã bị lừa thì bạn chỉ có thể trách chính mình đã không cẩn thận trước các vụ giao dịch ảo, nhất là trong thời điểm xã hội trực tuyến "náo loạn" như hiện nay.

Tuy nhiên một phần cũng do thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm hoặc có thể nói là bất lực của nhà phát hành, chính họ cũng không thể xác định đâu mới là người bị hại trong các giao dịch khi mà những thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi và có nhiều biến tướng.
Thế giới Game online là một xã hội thu nhỏ và tình trạng lừa đảo tràn lan trong đó đã trở thành một vấn đề “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Nhưng vẫn có không ít người rơi vào trạng thái khóc dở mếu dở khi bị lợi dụng. Để tránh trở thành nạn nhân của những kẻ gian, hãy cảnh giác đồng thời cập nhật những hình thức lừa đảo mới để phòng tránh, đừng để đến lúc “mất bò mới lo làm chuồng”.

Theo Gamek
 

Silver

New Member
Ðề: Game online giết chết giới trẻ

hên wa ! mình đã bỏ CF và Au lâu roài :banhbao42::banhbao42::banhbao42: tác hại của game online ghê wa , bỏ hết đê ......chơi game offline ~^o^~:banhbao42::banhbao42:
 

[ẹc]

...
Staff member
game trên FB hay Zing cũng là game online vì nó mang tính chất cày kinh nghiệm, item, ...
game nào mà khi bạn tắt đi mà bạn ko cảm thấy tiếc thì game đó mới có ích
 
Top