'Hố địa ngục' hình thành thế nào?

nyz.papie

New Member
Khi đất ở phía trên những hang ngầm sụp xuống, "hố địa ngục" sẽ xuất hiện và có thể nuốt chửng ô tô, nhà cửa.
> Hình ảnh "hố địa ngục" gây xôn xao
> Bão lớn ập vào Trung Mỹ
sinkhole1.jpg
Chiếc hố lớn xuất hiện tại thủ đô của Guatemala sau cơn bão nhiệt đới Agatha. Ảnh: National Geographic. Sau trận bão nhiệt đới Agatha khiến 123 người thiệt mạng và 59 người mất tích tuần qua, một hố có độ sâu khoảng 100 m (tương đương tòa nhà 30 tầng) và đường kính 18 m xuất hiện giữa thành phố Guatemala - thủ đô của nước cộng hòa Guatemala. National Geographic đưa tin một tòa nhà ba tầng đã rơi xuống hố.
Theo Livescience, giống như mọi "hố địa ngục" khác trên thế giới, hố tại Guatemala hình thành khi một mảng đất sụp xuống, để lại một khoảng lún trên mặt đất.
Hiện tượng trên xảy ra phổ biến nhất tại các bang Florida, Texas, Alabama, Missouri, Kentucky, Tennessee và Pennsylvania của Mỹ, theo thống kê của Cục Địa chất Mỹ. Đất tại những bang này chứa nhiều chất cứng dễ phân hủy hoặc hòa tan như đá vôi, carbonate và tầng muối. Khi nước ngầm chảy qua những chất cứng đó, chúng sẽ phân hủy hoặc hòa tan, để lại hố và hang ngầm. Khi vòm của những hang ngầm sụp xuống, nó kéo theo cả phần đất phía trên khiến hang hiện ra.
Một số "hố địa ngục" dần biến mất do cát và đất rơi xuống rồi phủ kín. Nhiều hố khác sụt lún khi những lớp đá dễ phân hủy tiếp xúc với mưa và gió.
Những "hố địa ngục" sụp xuống bất ngờ có thể gây nguy hiểm. Trong vài trường hợp, nước trong hang ngầm biến mất do hạn hán hoặc hoạt động thay đổi dòng nước ngầm của con người (khai khoáng, tưới tiêu hoặc bơm nước lên mặt đất). Khi không còn nước đỡ vòm hang, phần đất phía trên sụp xuống. Trong trường hợp nước vẫn còn trong hang ngầm, vòm của chúng vẫn trở nên suy yếu dần do khối lượng của lớp đất phía trên nên sụp xuống.
Khi đất phía trên hang ngầm sụp xuống bất ngờ, nó có thể nuốt chửng ô tô, nhà cửa và làm cạn những hồ nước. Vào tháng 9/1999, hồ Jackson gần thành phố Tallahassee, bang Florida, Mỹ - có diện tích hơn 16 km2 - đột ngột cạn nước bởi một hố có độ sâu 15 m. Cục Địa chất Florida cho biết, hồ Jackson liên tục cạn và đầy theo chu kỳ 25 năm. Như vậy người dân gần hồ sẽ thấy nước trong đó sau 14 năm nữa.
Minh Long


10 'hố địa ngục' nổi tiếng nhất thế giới
Chiếc hố khổng lồ vừa xuất hiện tại Guatemala được xếp vào danh sách những "hố địa ngục" lừng danh trên thế giới của National Geographic.
> 'Hố địa ngục' hình thành thế nào?

hole.jpg
Một hố có chiều rộng khoảng 18 m và độ sâu 100 m xuất hiện giữa thủ đô của Guatemala vào ngày 30/5 sau cơn bão Agatha. Ảnh: AP.
hole2.jpg
Ba năm trước, một hố có đường kính và độ sâu tương tự cũng xuất hiện tại thành phố Guatemala. Ảnh: sharenator.com.
hole6a.jpg
Những người đàn ông bơi trong làn nước xanh biếc của giếng tự nhiên Ik-Kil tại bán đảo Yucatan thuộc Mexico. Đây là nơi thư giãn và thực hiện những nghi lễ tôn giáo của người Maya cổ. Ảnh: ALAMY.
hole3.jpg
Năm 1981, một hố khổng lồ xuất hiện bên dưới bể bơi công cộng của thành phố Winter Park, bang Florida, Mỹ. Ảnh: AP.
hole4.jpg
Một hố có độ sâu 56 m xuất hiện tại thành phố Mulbery, bang Florida, Mỹ vào năm 1994.
hole5.jpg
Blue là tên của một hố nổi tiếng giữa biển thuộc vùng lãnh hải của Belize. Ảnh: National Geographic.
hole6.jpg
Nhà thám hiểm Mick Coyne trèo xuống hố khổng lồ có độ sâu 45 m gần sông Josulka tại Iceland. Ảnh: National Geographic.
hole8.jpg
Neversink là tên một hang đá vôi thẳng đứng tại bang Alabama, Mỹ. Nó có độ sâu 15 m và nơi sinh sống của một loại dương xỉ hiếm.
hole10.jpg
Chiếc xe buýt dựng đứng sau khi một hố xuất hiện giữa thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha vào năm 2003. Ảnh: sewerhistory.org.
hole9.jpg
Hoạt động khai thác đồng và kẽm trong nhiều năm biến thành phố Picher, bang Oklahoma, Mỹ thành vùng đất có nhiều hố khổng lồ và sâu hoắm. Một số mỏ quá gần mặt đất nên vòm của chúng không thể chịu được lực đè từ phía trên và sụp xuống. Chiếc hố trong ảnh là kết quả của một vụ sụt lở như vậy. Ảnh: AP.
Minh Long

 
Top