boymc
Administrator
[background=http://www.hcm.edu.vn/truong/03FB02/urbtextb.gif]
Trường Trung học Phổ thông Marie Curie là một trường phổ thông trung học công lập ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Sài Gòn và là trường duy nhất không thay đổi tên ban đầu do thực dân Pháp đặt. Trường được đặt tên theo nhà khoa học Marie Curie.
Quá trình hoạt động
Trường Marie Curie bắt đầu mở cửa từ năm 1918, là trường dành riêng cho nữ sinh. Năm 1997, trường được chuyển thành trường THPT bán công. Trước đây, trường từng là trường THPT lớn nhất Việt Nam với hơn 5000 học sinh mỗi năm. Trường dạy hai ca sáng và chiều với tổng cộng 90 đến 100 lớp trong hơn 50 phòng học. Hiện nay, để tăng chất lượng giáo dục, trường đang giảm dần sĩ số. Hiện trường có hơn 3000 học sinh, với trên 70 lớp.
Năm 2007, trường được đổi lại thành trường THPT công lập. Đồng thời, đồng phục nữ sinh của trường sẽ không còn là áo dài trắng nữa, mà là áo sơ mi và váy xanh.
Điều kiện giảng dạy
Tuy là một trường bán công, trường Marie Curie là một trong số các trường có chất lượng đào tạo, thi cử và kỷ luật khá cao. Hiện giờ, cùng với trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và THPT Nguyễn Thị Minh Khai, trường Marie Curie là một trong 3 trường THPT có dạy Pháp văn của thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2 lớp Pháp văn và 2 lớp song ngữ (Anh-Pháp) trong tổng số 30 lớp ở mỗi khối.
Trường có 8 dãy phòng học: A, B, C, D, E, F, G và H. Dãy lớn nhất, mới nhất là dãy F, một tòa nhà 4 tầng, nơi đặt các phòng thí nghiệm Lý, Hóa, Sinh, hội trường, phòng lab, phòng vi tính, điện gia dụng và dinh dưỡng và nhà thi đấu thể thao. Dãy nhỏ nhất là dãy H với duy nhất hai phòng. Các phòng học đều được trang bị một microphone cho giáo viên. Một số phòng còn được lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ.
Các lớp học được phân làm hai loại: lớp chọn và lớp thường. Để vào được lớp chọn khối 10, các học sinh tốt nghiệp THCS phải có điểm tổng kết năm học lớp 9 hoặc điểm tốt nghiệp cao. Thường thì học sinh lớp chọn cũng có hạnh kiểm khá hơn lớp thường. Theo chương trình phân ban, các lớp được phân chia theo 4 ban: ban A (Toán-Lý-Hóa), ban C (Văn-Sử-Địa lý) và 2 ban cơ bản.
Kể từ năm 2000 tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT luôn thuộc lọai cao của thành phố (trên 98%) và năm sau luôn cao hơn năm trước.
Phong trào văn nghệ
Trường Marie Curie còn có những phong trào về âm nhạc khá sôi nổi. Đội văn nghệ của trường tham dự giải Chú Ve Con và đạt giải cao trong những năm gần đây.
Khoảng tháng 11 hằng năm, trường lại tổ chức đêm ca nhạc truyền thống quy tụ nhiều ca sĩ nổi tiếng với 2 mục đích: tạo sân chơi giải trí cho các bạn học sinh và quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện. Đội văn nghệ của trường sinh hoạt vào sáng chủ nhật hàng tuần với sự tham gia của rất nhiều bạn với nhiều hoạt động bổ ích
Danh sách các hiệu trưởng
1950-1954:Bà Fortunel
1954-1965:Ông Castagnon
1965-1974:Ông Gages
1974-1975:Ông Thevenin
1976-1977:Bà Lê Thị Loan
1977-1987:Bà Trần Tố Nga
1987-1992:Bà Hoàng Bảo Quân
1992-1999:Bà Dương Thu Hằng
1999-2000:Ông Nguyễn Bác Dụng
2000-2006:Ông Nguyễn Đình Hân
2006-2008:Bà Nguyễn Ngọc Lang
2008 đến nay: Thạc sĩ Nguyễn Văn Vân
[/background]

Lịch sử trường THPT Marie Curie.
Trường Trung học Phổ thông Marie Curie là một trường phổ thông trung học công lập ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Sài Gòn và là trường duy nhất không thay đổi tên ban đầu do thực dân Pháp đặt. Trường được đặt tên theo nhà khoa học Marie Curie.
Quá trình hoạt động
Trường Marie Curie bắt đầu mở cửa từ năm 1918, là trường dành riêng cho nữ sinh. Năm 1997, trường được chuyển thành trường THPT bán công. Trước đây, trường từng là trường THPT lớn nhất Việt Nam với hơn 5000 học sinh mỗi năm. Trường dạy hai ca sáng và chiều với tổng cộng 90 đến 100 lớp trong hơn 50 phòng học. Hiện nay, để tăng chất lượng giáo dục, trường đang giảm dần sĩ số. Hiện trường có hơn 3000 học sinh, với trên 70 lớp.
Năm 2007, trường được đổi lại thành trường THPT công lập. Đồng thời, đồng phục nữ sinh của trường sẽ không còn là áo dài trắng nữa, mà là áo sơ mi và váy xanh.
Điều kiện giảng dạy
Tuy là một trường bán công, trường Marie Curie là một trong số các trường có chất lượng đào tạo, thi cử và kỷ luật khá cao. Hiện giờ, cùng với trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và THPT Nguyễn Thị Minh Khai, trường Marie Curie là một trong 3 trường THPT có dạy Pháp văn của thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2 lớp Pháp văn và 2 lớp song ngữ (Anh-Pháp) trong tổng số 30 lớp ở mỗi khối.
Trường có 8 dãy phòng học: A, B, C, D, E, F, G và H. Dãy lớn nhất, mới nhất là dãy F, một tòa nhà 4 tầng, nơi đặt các phòng thí nghiệm Lý, Hóa, Sinh, hội trường, phòng lab, phòng vi tính, điện gia dụng và dinh dưỡng và nhà thi đấu thể thao. Dãy nhỏ nhất là dãy H với duy nhất hai phòng. Các phòng học đều được trang bị một microphone cho giáo viên. Một số phòng còn được lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ.
Các lớp học được phân làm hai loại: lớp chọn và lớp thường. Để vào được lớp chọn khối 10, các học sinh tốt nghiệp THCS phải có điểm tổng kết năm học lớp 9 hoặc điểm tốt nghiệp cao. Thường thì học sinh lớp chọn cũng có hạnh kiểm khá hơn lớp thường. Theo chương trình phân ban, các lớp được phân chia theo 4 ban: ban A (Toán-Lý-Hóa), ban C (Văn-Sử-Địa lý) và 2 ban cơ bản.
Kể từ năm 2000 tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT luôn thuộc lọai cao của thành phố (trên 98%) và năm sau luôn cao hơn năm trước.
Phong trào văn nghệ
Trường Marie Curie còn có những phong trào về âm nhạc khá sôi nổi. Đội văn nghệ của trường tham dự giải Chú Ve Con và đạt giải cao trong những năm gần đây.
Khoảng tháng 11 hằng năm, trường lại tổ chức đêm ca nhạc truyền thống quy tụ nhiều ca sĩ nổi tiếng với 2 mục đích: tạo sân chơi giải trí cho các bạn học sinh và quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện. Đội văn nghệ của trường sinh hoạt vào sáng chủ nhật hàng tuần với sự tham gia của rất nhiều bạn với nhiều hoạt động bổ ích
Danh sách các hiệu trưởng
- Lycée Marie Curie:
1950-1954:Bà Fortunel
1954-1965:Ông Castagnon
1965-1974:Ông Gages
1974-1975:Ông Thevenin
- Trường THPT Marie Curie:
1976-1977:Bà Lê Thị Loan
1977-1987:Bà Trần Tố Nga
1987-1992:Bà Hoàng Bảo Quân
1992-1999:Bà Dương Thu Hằng
1999-2000:Ông Nguyễn Bác Dụng
2000-2006:Ông Nguyễn Đình Hân
2006-2008:Bà Nguyễn Ngọc Lang
2008 đến nay: Thạc sĩ Nguyễn Văn Vân
[/background]