Tự Luận môn sinh 12 từ bài 16 >>>> 24 đêy [for A3]

p3_Ng0x_x4u_x1

New Member
Bài 16+ 17: Cấu trúc di truyền của quần thể
1/ Thế nào là quần thể giao phối?
- Là một nhóm cá thể cùng loài.
- Sống chung trong một khoảng không gian xác định.
- Có thể giao phối tự do với nhau sinh ra con cái.
2/ Vốn gen là gì?
Là tập hợp các alen có trong quần thể ở 1 thời điểm xác định.
Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
3/ Thế nào là tần số alen?
Là tỉ lệ alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
4/ Thế nào là tần số kiểu gen?
Là tỉ lệ cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong cùng một quần thể.
5/ Nêu dấu hiệu di truyền để phân biệt 2 quần thể cùng loài? (Đặc trưng của quần thể)
- Vốn gen.
- Yếu tố làm thay đổi vốn gen.
6/ Nêu đặc điểm di truyền của quần thể tự phối?
- Tần số alen không đổi.
- Tần số kiểu gen thay đổi theo hướng tăng kiểu gen đồng hợp, giảm kiểu gen dị hợp.
- Quần thể phân thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
7/ Nêu đặc điểm di truyền của quần thể giao phối ( ngẫu phối)?
- Tạo nên một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể làm nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
- Duy trì được sự đa dạng di truyền trong quần thể.
8/ Viết và chú thích công thức của định luật Haccđi –Vanbec:
p2AA + 2pqAa + q2aa =1​
p: tần số tương đối của alen A
q: tần số tương đối của alen a.
9/ Phát biểu nội dung định luật Haccđi Vanbec:
Trong một quần thể lớn ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo đẳng thức: p2+ 2pq+ q2=1
10/ Nêu ý nghĩa của định luật Haccđi Vanbec:
Khi biết được quầ thể đang ở trạng thái cân bằng thì từ tần số của các cá thể có kiểu hình lặn ta tính được tần số của alen lặn, alen trội cũng như tần số của các kiểu gen trong quần thể.
11/ Điều kiện nghiệm đúng của định luât Haccđi Vanbec:
1. Quần thể phải có kích thước lớn.
2. Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
3. Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau ( không có chọn lọc tự nhiên)
4. Đột biến không xảy ra hay có xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch.
5. Quần thể phải được cách li với các quần thể khác.
v Bài tập:
Bài 1: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyềnP: 0.09 AA : 0.42 Aa : 0.49 aa. Xác định Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ 3.
P: 0.09 AA : 0.42 Aa : 0.49 aa
Tần số tương đối của các alen trong quần thể:
alen A = p = 0.09 + 0.42/2 = 0.3
alen a = q = 0.49 + 0.42/2 = 0.7
Cách 1:
Ta có: p2AA + 2pqAa + q2aa = (0.3)2AA + 2. 0.3. 0.7Aa + (0.7)2aa
= 0.09 AA + 0.42 Aa + 0.49 aa
è Quần thể ban đầu đã đạt trạng thái cân bằng theo định luật Haccđi – Vanbec.
Cách 2: Ta có
p2q2 = (0.3)2. (0.7)2 = (2pq/2)2 = ( 0.42/2)2 = 0.0441
è Quần thể ban đầu đã đạt trạng thái cân bằng
Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ 3:
F3: 0.09 AA : 0.42 Aa : 0.49 aa
Bài 2: Một quần thể giao phấn ở thế hệ ban đầu có 100% cá thể có kiểu gen Aa. Nếu tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen Aa ở thế hệ thứ 3 là bao nhiêu?
Vì quần thể tự thụ phấn bắt buộc nên sau 3 thế hệ, tỉ lệ kiểu gen Aa là:
(1/2)3 = 0.125
Bài 3: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền P : 0.5 aa: 0.4 Aa : 0.1 AA
Xác định tần số tương đối alen A, a trong quần thể?

P : 0.5 aa: 0.4 Aa : 0.1 AA
Tần số tương đối alen A = p = 0.1 + 0.4/2 = 0.3
Tần số tương đối alen a = p = 0.5 + 0.4/2 = 0.7
Bài 4: Một quần thể giao phối có tần số tương đối alenB = 0.4, b = 0.6. Xác định tỉ lệ kiểu gen của quần thể?
B = 0.4= p, b = 0.6= q
Tỉ lệ kiểu gen của quần thể:
BB = p2 = (0.4)2 = 0.16
Bb = 2pq = 2. 0.4. 0.6 = 0.48
bb = q2 = (0.6)2 = 0.36
Cấu trúc di truyển của quần thể:
P: 0.16 BB : 0.48 Bb : 0.36 bb
Bài 5: Ởbắp,alen A qui định tính trạng hạt vàng là trội so với alen a qui định tính trạng hạt trắng. Một quần thể bắp ở trạng thái cân bằng có 36% cây hạt trắng, xác định tần số alen A, a của quần thể bắp trên?
Gọi p, q lần lượt là tần số tương đối của alen A ( hạt vàng), a ( hạt xanh).
Tỉ lệ cây hạt trắng = 0.36 = q2
ð q = 0.6
ð p = 1- 0.6 = 0.4
Bài 6:Ở bò, alen B qui định tính trạng lông đen là trội so với alen b qui định tính trạng lông vàng. Một đàn bò ở trạng thái cân bằng có 36% bò lông đen, xác định cấu trúc di truyền của đàn bò trên?
Tỉ lệ bò lông vàng = 100% - 36% = 64% = 0.64
è Tần số tương đối của alen b qui định lông vàng = q = 0.8
è Tần số tương đối của alen B qui định lông đen = p = 1- 0.8 = 0.2
Vì quần thể đang ở trạng thái cân bằng nên theo định luật Haccđi Vanbec ta có:
Cấu trúc di truyền của quần thể:
p2BB : 2pq Bb : q2 bb = (0.2)2 BB : 2. 0.2. 0.8 Bb : (0.8)2 bb
= 0.04 BB : 0.32 Bb : 0.64 bb

Bài 20: Tạo giống bằng công nghệ gen
1/ Thế nào là công nghệ gen?
Là qui trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
2/ Thế nào là kỹ thuật chuyển gen?
Kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào khác.
3/ Thế nào là thể truyền?
Là 1 phân tử ADN nhỏ.
Có khả năng nhân đôi 1 cách độc lập với hệ gen của tế bào và gắn vào hệ gen của tế bào.
4/ Plasmit là gì?
Là phân tử ADN nhỏ, dạng vòng, thường có trong tbc của nhiều loại VK.
5/ Yêu cầu của thể truyền?

6/ Thể truyền thường dùng trong kỹ thuật chuyển gen là gì?
Plasmid, virut.
7/ Tại sao trong kỹ thuật chuyển gen phải sử dụng thể truyền?
Để tạo DNA tái tổ hợp.
8/ Thế nào là ADN tái tổ hợp?
Là 1 phân tử ADN nhỏ được lắp ráp từ các đoạn ADN lấy từ các tế bào khác nhau. (thể truyền và gen cần chuyển)
9/ Nêu các bước chính trong kỹ thuật chuyển gen?
1. Tạo ADN tái tổ hợp.
2. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
3. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
10/ Trong kỹ thuật chuyển gen cần sử dụng enzim gì? Nêu vai trò của chúng?
- Enzim giới hạn ( restrictaza): tạo ra cùng 1 loại “ đầu dính” có thể khớp nối các đoạn ADN với nhau.
- Enzim ligaza: gắn các đoạn ADN với nhau thành ADN tái tổ hợp.
12/ Thế nào là sinh vật chuyển gen?
SV mà hệ gen của chúng đã được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình.
13/ Hệ gen của sinh vật có thể được biến đổi bằng những cách nào?
1. Đưa thêm 1 gen lạ vào hệ gen.
2. Làm biến đổi 1 gen có sẵn trong hệ gen
3. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen nào đó trong hệ gen.
13/ Trình bày phương pháp tạo động vật chuyển gen?
- Lấy trứng ra khỏi con vật rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm.
- Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử à hợp tử phát triển thành phôi.
- Cấy phôi đã được chuyển gen vào trong tử cung của con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thườngà con vật chuyển gen.
14/ Nêu 3 thành tựu tạo giống động vật chuyển gen?
- Tạo cừu biến đổi gen sản xuất prôtêin người trong sữa.
- Chuột nhắt chuyển gen chứa gen hoocmôn sinh trưởng chuột cống.
- Thỏ chuyển gen phát ra ánh sáng màu lục trong tối bằng cách vi tiêm gen mã hóa protein huỳnh quang màu xanh lá cây có nguồn gốc từ sứa vào hợp tử thỏ. ( nghệ thuật)
- Chuyển gen mã hóa prôtêin chống lạnh vào cá.
- Chuyển gen kháng bệnh vào cá.
15. Nêu 3 thành tựu tạo gống cây trồng biến đổi gen?
· Chuyển gen kháng thuốc trừ sâu từ VK Bacillus thurigensis (Bt) vào cây bông à tạo giống bông kháng sâu hại.
· Tạo được giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp β-caroten.
· Tạo giống đu dủ kháng virus gây bệnh đốm vòng.
· Chuối chuyển gen tổng hợp kháng nguyên thay cho vaccin phòng chống bệnh viêm gan B do virus HBV.
16. Hướng tạo giống cây trồng biến đổi gen?
· Tạo giống cây trồng có khả năng kháng sâu hại.
· Chuyển gen có đặc tính quý.
· Tạo giống cây biến đổi gen có sản phẩm bảo quản được lâu hơn.
· Tạo giống cây trồng có khả năng hút các chất độc hại trong đất.
17. Nêu 3 thành tựu tạo giống VSV biến đổi gen?
· VK mang gen tổng hợp insullin ở người.
· Tạo chủng VK E.coli sản xuất somatostatine.
· Chuyển gen tổng hợp interferon vào vi khuẩn E.coli.
· Chuyển 2 gen liên quan đến việc tổng hợp ra acid artemisinic (gen amorphadiene synthase (ADS), gen cytochrome P450) chuyển vào tế bào Saccharomyces sereviseaàtrị bệnh sốt rét.
BÀI 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
1. Nêu bằng chứng tiến hóa trực tiếp
Hóa thạch là bằng chứng tiến hóa trực tiếp
2. Nêu các bằng chứng tiến hóa gián tiếp
· Bằng chứng giải phẫu so sánh
· Bằng chứng phôi sinh học
· Bằng chứng địa lí sinh vật học
· Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
3. Thế nào là cơ quan tương đồng?
Là cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau.
4. Thế nào là cơ quan tương tự?
Là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự.
5. Thế nào là cơ quan thoái hóa?
Là những cơ quan vốn có ở tổ tiên nhưng nay tiêu giảm do không thực hiện chức năng. Hay nói cách khác, chúng là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
6. Cho 3 ví dụ về cơ quan tương đồng?
· Gai ở xương rồng, tua cuốn ở đậu Hà Lan, nắp và nắp ấm của cây nắp ấm.
· Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các loại động vật khác.
· Vòi hút của bướm và hàm dưới của các loại sâu bọ khác.
7. Cho 3 ví dụ về cơ quan tương tự?
· Cánh của chim sẻ, cánh của ong.
· Mang cá và mang tôm.
· Củ hoàng tinh và củ khoai lang
8. Cho 3 ví dụ về cơ quan thoái hóa?
· Ruột thừa ở người, manh tràng của thú ăn cỏ
· Nếp thịt ở khóe mắt người là di tích của mí mắt thứ 3 ở chim và bò sát.
· 2 bên lỗ huyệt của trăn có 2 mấu xương hình vuốt nối với xương châu à bò sát không chân tiến hóa từ bò sát có chân.
9. Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về đặc điểm hình thái thì ta hay sử dụng các cơ quan thoái hóa?
Cơ quan thoái hóa thường được sử dụng như bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các loài vì cơ quan thoái hóa không có chức năng gì nên không được chọn lọc tự nhiên giữ lại. Chúng được giữ lại ở các loài, đơn giản là do được thừa hưởng gen ở các loài tổ tiên.
10. Tại sao cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì nhưng vẫn không bị CLTN loại bỏ?
Các gen quy định cơ quan thoái hóa không bị CLTN đào thải vì không gây hại gì đối với cơ thể sinh vật. Những gen này chỉ có thể bị loại khỏi quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên vì thế có thể thời gian tiến hóa chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các gen này.
11. Tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên trái đất có chung 1 nguồn gốc?
Mọi loài sinh vật đều có vật chất di truyền là DNA, đều có chung mã di truyền, có chung cơ chế phiên mã và dịch mã, có chung các giai đoạn của quá trình chuyển hóa vật chất như quá trình đường phân.
12. Sự tương đồng về đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng cho thấy điều gì?
Là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
13. Sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài ĐVCXSống là bằng chứng cho ta thấy điều gì?
Các loài này có chung tổ tiên (chung nguồn gốc).
14. Nhiều loài động vật phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại giống nhau ở một số đặc điểm đã chứng minh điều gì?
Sự giống nhau ở các loài chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là do chịu sự tác động của môi trường.
15. Thế nào là địa lí sinh vật học?
Là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố về địa lý của các loài trên trái đất.
16. Sinh vật giống nhau chủ yếu do đâu?
Sinh vật giống nhau chủ yếu do chúng có chung nguồn gốc hơn là do chúng sống trong những môi trường khác nhau.
17. Thế nào là tiến hóa hội tụ?
Do điều kiện sống giống nhau nên CLTN đã hình thành nên những quần thể sinh vật với các đặc điểm thích nghi giông nhau dù chúng không có họ hàng trực tiếp với nhau.
18. Tiến hóa hội tụ đưa đến kết quả gì?
Sự giống nhau về một số đặc điểm giữa các loài có không có họ hàng gần sống ở những nơi rất xa nhau.
19. Thế nào là bằng chứng tế bào học?
Các bằng chứng về các cơ chế chuyển hóa vật chất hoặc cấu trúc của tế bào.
20. Thế nào là bằng chứng sinh học phân tử?
Các bằng chứng phân tích trình tự các aa của cùng 1 loại prôtêin hay trình tự các nulêôtic của cùng một gen ở các loài khác nhau.
21. Sự tương đồng về đặc điểm giải phẫu giữa các loài cho ta thấy điều gì?
Chúng được tiến hóa từ 1 loài tổ tiên.
22. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp phân tử và tế bào cho ta thấy điều gì?
Các loài trên trái đất đều có chung tổ tiên.
 
Top