Các bạn trong lớp có đoàn kết không ?

Lớp bạn có đoàn kết không ?


  • Total voters
    180

nuxjnh

New Member
he he!!!! tùy lúc!!! tùy hứng!!! nói chungg mới vô lớp chưa wen thân lém nên phải đợi thuj!!!! hiện tại thì nu thấy lớp cóa mấy pạn chơi cũng đc tốt là đằng khác!!! nên chưa thấy lonely!!!:gn9:
 

[ẹc]

...
Staff member
Khi lớp chúng mình “đoàn kết" không đúng chỗ



lethuy248 - Theo PLXH
Đoàn kết là điều rất cần thiết trong tập thể, nhất là ở lớp học... Nhưng với teen, đoàn kết còn biểu hiện ở những khía cạnh khác mà chỉ có ở tuổi "nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò" mới nghĩ ra được!
Đoàn kết khi kiểm tra bài cũ


Đầu giờ, thầy cô kiểm tra bài cũ có thể xem như là những phút giây căng thẳng, hồi hộp nhất đối với teen. Ai cũng thầm mong tên mình không được cô xướng danh. Mỗi lần có một cái tên nào đó vang lên thì cả lớp liền thở phào nhẹ nhõm. Vì thế, để đối phó lại với nỗi sợ hãi này, teen phải tỏ ra "đoàn kết".


Cứ có bạn nào lên trả bài, thì các bạn ở dưới sẽ “vận hết công lực” của mình từ hình thể, tới cử chỉ, hành động, rồi bàn tán xôn xao cho người bạn ấy biết trước câu trả lời. Không chỉ thế, những teen ngồi bàn đầu còn có nhiệm vụ mở sách, vở ra để người đứng phía trên có thể nhìn và đọc được một cách dễ dàng nhất.


Đoàn kết là tốt, nhưng “đoàn kết” theo cách này thì ngược lại. Nó sẽ khiến teen trở nên lười học và khi đi thi sẽ rất khó khăn, chật vật để ôn lại những kiến thức trong sách.


Đoàn kết khi kiểm tra trên giấy


Từ việc kiểm tra 15 phút đến kiểm tra 1 tiết, teen cũng thể hiện rõ tinh thần “đoàn kết” của mình ở bất kì thời điểm nào. Cả một bàn, thậm chí là hai bàn trên, dưới cùng nhau giải bài kiểm tra. Hễ ai làm xong câu này thì sẽ cho người bên cạnh chép. Nên chỉ cần một người ra được kết quả là cả lớp đều làm giống y khuôn, bất kể thầy cô canh ngặt như thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể quản hết được mấy chục cái đầu đã quen với những “trò” này.


Việc này giúp teen có được điểm cao mà lại không cần phải học nhiều. Thế nhưng, đó chỉ là điểm số mà thôi, còn kiến thức mà teen thu nhặt được không đúng với thực lực của bản thân. Chưa kể, làm bài mà cứ đợi người này chép, người kia chép thì đến khi nào mới tới lượt mình!?


111009HDdoanket01.jpg



Và đoàn kết nhận lỗi “hội đồng”


Khi một có ai đó trong lớp hay trong tổ vi phạm nội quy, kiểu gì cũng có rất nhiều teen khác đứng lên chịu chung tội. Lí do đơn giản, vì nếu nhiều bạn cũng phạm lỗi thì thầy cô sẽ không thể phạt hết được. Thường những lúc như thế, thầy cô sẽ răn đe rồi bỏ qua cho cả đám. Hoặc nếu có phải mời phụ huynh hay chịu phạt thì cũng “có bạn” và dễ ăn nói với bố mẹ hơn.


Sự “đoàn kết” này của teen nhiều khi sẽ làm cho thầy cô ức chế và bực mình! Bởi thầy cô chỉ muốn chúng ta nhận ra những việc làm sai trái để lần sau sửa chữa và rút kinh nghiệm. Hơn nữa, cứ theo đà “đoàn kết” kiểu này thì teen sẽ tạo cho mình thói quen và lối suy nghĩ “không sao cả, cứ chơi đi, dù gì thì cũng đã có các bạn chịu chung tội với mình rồi.”


Hoài (17t) chia sẻ: “Cứ mỗi sáng thứ 2 là lớp mình có tiết sinh hoạt lớp. Chỉ cần cô hỏi tuần này có ai làm mất trật tự trong lớp không? Thì các bạn tổ trưởng chắc chắn sẽ đứng dậy và thưa với cô là “cả tổ cùng nói chuyện và làm ồn trong giờ học.” Các bạn chắc mẩm là dù có trừ điểm hay bị mắng thì cả tổ sẽ bị trừ chứ không phải riêng ai cá nhân nào cả. Hơn nữa, làm như vậy, tổ trưởng sẽ được lòng cả "thần dân" trong tổ của mình.”


Thời gian cắp sách tới trường là khoảng thời gian đẹp nhất của bất cứ ai. Thế nên, teen hãy cùng nhau chung tay xây dựng tinh thần lớp! Hãy đoàn kết theo đúng nghĩa của nó, chứ đừng biến tướng khiến hai chữ “đoàn kết” chệch theo nghĩa khác teen nhé!
 
Top