Sự thật đằng sau việc teen lớn rồi vẫn… “tè dầm”

♥Gấu♥

NABPhương
Lê Giang - Theo PLXH
Nghe buồn cười như vậy mà nhiều bạn mắc phải lắm đấy nhá!

“Tè dầm” trong khi ngủ thường được mặc định chỉ xảy ra ở trẻ em nhưng thực tế, ngay cả những người trưởng thành rồi cũng có thể lâm vào tình thế này đấy các ấy ạ! Vì sao tớ lại “tè dầm”???

Theo kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Mỹ thì “tè dầm” cũng mang tính di truyền và nó được coi là “một căn bệnh” chứ không đơn thuần chỉ là hiện tượng bất chợt xảy ra. Nếu ai có cả cha lẫn mẹ mắc chứng “tè dầm” thì sẽ có 77% rủi ro mắc bệnh này đó! Nguyên nhân đầu tiên gây ra chứng bệnh “khó nói” này là do sức chứa của bàng quang nhỏ dẫn đến khả năng lưu giữ nước tiểu ở đây thấp hơn so với những người bình thường. Khi lượng nước nhiều quá khiến cơ bàng quang bị căng lên, dẫn đến tình trạng “tiểu mất kiểm soát”.
111101gttedam01.jpg

Ngoài ra, việc “tè dầm” còn có thể là tác dụng phụ đến từ một số thuốc trị bệnh có chứa các chất như thioridazine, clozapine và risperidone… mà các ấy đang sử dụng. Chưa hết, một số bệnh như nhiễm trùng đường tiểu, sỏi niệu đạo, các chứng rối loạn thần kinh, dị dạng cơ thể học, ung thư tuyến tiền liệt, tuyến tiền liệt phì đại và chứng ngừng thở khi ngủ... cũng được coi là nguyên nhân gây ra chứng “tè dầm”. Trong một số trường hợp hiếm hoi, sự lo âu, stress quá mức cũng có thể khiến người trưởng thành “tè dầm” đó nghen! Để điều trị căn bệnh này, các bác sĩ sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra về đường tiết niệu và hệ thần kinh. Nếu không phải do những vấn đề về y khoa gây ra, bệnh nhân sẽ được yêu cầu giảm lượng nước uống trước khi đi ngủ và thực hiện các bài tập luyện cơ xương chậu nhằm tăng cường khả năng kiểm soát tiểu tiện.
111101gttedam03.jpg



Đừng để căn bệnh đáng ghét này có khả năng tấn công chúng mình nhé!

Nói không với các chất kích thích Cà phê, trà, chất etanola có trong rượu... đều có thể kích thích tới bàng quang đấy các ấy ạ! Hậu quả là chúng có thể khiến việc đi tiểu của chúng mình xảy ra bất thường và không thể kiểm soát nổi. Việc đi tiểu ngoài ý muốn đến một thời kỳ nhất định sẽ làm teo cơ của bàng quang, dẫn đến hiện tượng “tè dầm” mãn tính.

Tránh vác nặng thường xuyên Việc vác nặng hàng ngày có thể ảnh hưởng đến đốt sống lưng. Kéo theo đó, xương chậu, do tiếp xúc trực tiếp với các đốt lưng, cũng bị tác động theo. Sự căng cơ thường xuyên như vậy sẽ làm yếu đáy xương chậu, gây nên bệnh “tè dầm” ở người trưởng thành.

Không nên đi giầy, dép quá cao
Việc XX đi giầy hoặc guốc cao sẽ ảnh hưởng không tốt tới lưng, dẫn đến mất cân bằng trọng lượng của nửa người phía trên. Hậu quả là cơ bụng phải làm việc quá sức để giảm thiểu sự mất cân bằng về phía sau khiến bàng quang bị nén và chèn ép nhiều hơn...

Tránh thừa cân
Thừa cân có thể gây nên bệnh "tè dầm" do lượng mỡ thừa sẽ hạn chế hoạt động của cơ thể và hệ thống cơ bụng. Từ đó tạo ra sự mất cân bằng cột sống, sức ép đối với lưng và bàng quang tăng, dần dần chứng "tè dầm" xuất hiện.
1c7111101gttedam02.jpg



Hãy bảo vệ bàng quang của chúng mình
Cách tốt nhất để bảo vệ “anh bạn này” chính là tuyệt đối tránh nhịn đi tiểu quá lâu. Đây là một thói quen rất xấu. Điều đó sẽ dẫn đến sự phát triển bất bình thường của lớp cơ bàng quang và khiến chúng mình mất đi khả năng kiểm soát việc đi tiểu đấy!
 
Top