Raffles kinh đến như vậy sao ?

nguyen90

New Member
Chỉ được cấp phép cho các chương trình ngắn hạn nhưng Trung tâm dạy nghề đào tạo quốc tế Raffles (viết tắt là RITC) tại TP.HCM nhiều năm vẫn tuyển sinh và đào tạo cả chương trình cử nhân.

Phép cấp một đằng, chiêu sinh một nẻo
Cunhankhongphep.jpg


Ông Hwong Kee Hong (giữa) - Tổng giám đốc Trung tâm Raffles trong buổi làm việc với Báo Thanh Niên - Ảnh: Đăng Nguyên​


Trong thông tin tuyển sinh đăng trên website của trung tâm tại
Mã:
www.raffles.edu.vn
vào ngày 29.10.2011 có đăng thông báo chiêu sinh 8 chương trình đào tạo cử nhân thiết kế và kinh doanh với thời gian đào tạo 3 năm để lấy bằng CĐ do Trường CĐ Thiết kế và thương mại Raffles (Raffles Colleges of Design and Commerce, Sydney, Úc, viết tắt là RCDV) cấp.


Trung tâm này chỉ được cấp phép đào tạo nghề ngắn hạn, chưa hề được cấp phép đào tạo cử nhân


Ông Nguyễn Thành Hiệp - Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM

Trong đó, chương trình cử nhân thiết kế gồm các chuyên ngành: thiết kế đồ họa, truyền thông đa phương tiện, thiết kế thời trang và thiết kế nội thất. Chương trình cử nhân kinh doanh gồm các chuyên ngành: quản trị kinh doanh, quản trị marketing, tài chính, du lịch khách sạn. Trên website của Raffles International Admissions Office (
Mã:
www.raffles-iao.vn
) ngày 11.11 vẫn đăng thông báo chiêu sinh chương trình cử nhân Úc tại Việt Nam cho cơ sở tại TP.HCM (địa chỉ 117 Nguyễn Văn Trỗi, P.12, Q.Phú Nhuận). Thông báo này còn giới thiệu chương trình chuyển tiếp linh hoạt sang Úc, New Zealand, Singapore và các quốc gia khác… Hàng loạt các thông báo chiêu sinh cũng như tư vấn về trường được đăng tải trên các phương tiện truyền thông cũng có thông tin tương tự.

Nhiều học viên cho biết đã nhận bằng ĐH và CĐ tại RITC. Trong buổi lễ tốt nghiệp ngày 20.5.2011 vừa qua tại TP.HCM, có 10 học viên tiêu biểu được chọn phát biểu. Trong đó, một du học sinh Nigeria đang học năm cuối tại đây cho biết mình đã tốt nghiệp và nhận bằng CĐ và đang tiếp tục học thêm để nhận bằng ĐH vào năm 2012. Trên website
Mã:
http://www.raffles-iao.vn/
cũng có câu chuyện của hai học viên đã tốt nghiệp, nhận bằng CĐ tại đây và đang làm việc tại một công ty chuyên về nội thất.

Giải thích vòng vo

Về việc thông báo tuyển sinh nhiều hơn 4 ngành được cấp phép, ông Hwong Kee Hong giải thích: “Trung tâm của chúng tôi là một chi nhánh của Tập đoàn giáo dục

Raffles với nhiều trường. Vì vậy, một số quảng cáo của chúng tôi là quảng cáo chung cho toàn bộ tập đoàn. Nếu Raffles có một số quảng cáo sai quy định hay gây hiểu lầm thì chúng tôi sẽ được các cơ quan chức năng tư vấn, hướng dẫn, và chúng tôi sẽ hợp tác để thay đổi cho đúng”.

Theo đúng giấy phép hoạt động, tên gọi chính thức của đơn vị này chỉ là trung tâm đào tạo nghề. Trong khi đó, trên website lại “tự xưng” với tên gọi “Trường quốc tế Raffles”. Tuy nhiên, ông Hwong Kee Hong cho rằng: “Việc RITC sử dụng từ “trường” như một từ chung để đại diện cho trung tâm đào tạo trong một số quảng cáo, chứ không phải chỉ tên gọi của trung tâm này!”.

Ông Nguyễn Thành Hiệp - Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, khẳng định: “Trung tâm này chỉ được cấp phép đào tạo nghề ngắn hạn, chưa hề được cấp phép đào tạo cử nhân”. Như vậy, so với giấy phép hoạt động, RITC tuyển sinh và đào tạo nhiều hơn số ngành cho phép và đào tạo cả bậc học cao hơn.

Cố tình lập lờ

Trong quảng cáo đăng trên phương tiện truyền thông mới đây, RITC cho rằng: “RITC Việt Nam cung cấp các khóa học ngắn hạn theo chế độ chứng chỉ về các chuyên ngành thiết kế, song song với chương trình đào tạo từ xa liên thông chương trình cử nhân ĐH của RCDV...”. Tuy nhiên RITC chỉ nêu được cơ sở pháp lý công nhận trường RCDV từ các cơ quan chức năng của Úc chứ không trưng ra được bằng chứng cho phép hoạt động chương trình này tại Việt Nam.

Chiều ngày 11.11, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Hwong Kee Hong - Tổng giám đốc RITC, thừa nhận: “Đây chỉ là trung tâm đào tạo các chương trình ngắn hạn, học viên học tại đây sẽ được cấp các chứng chỉ nghề. Trung tâm này không hề tuyển sinh, đào tạo cũng như cấp bằng cử nhân. Tuy nhiên, các học viên của trung tâm sau khi hoàn thành khóa học theo chế độ chứng chỉ có thể nộp hồ sơ xin chuyển điểm vào trường RCDV. Nếu đủ điều kiện theo quy định, sinh viên mới được trao bằng cử nhân của trường RCDV”. Ông Hwong Kee Hong giải thích về quy trình để nhận bằng cử nhân khi học tại trung tâm: “Đó là chương trình chuyển tiếp sang các trường thuộc hệ thống của Raffles ở nước ngoài thông qua việc quy đổi các chứng chỉ”. Như vậy, về hình thức RITC có thể không cấp bằng cử nhân nhưng bản chất đây là một kiểu liên thông từ xa với các trường nước ngoài để cấp bằng cử nhân nhưng chưa được cấp phép.

Những hình thức lập lờ trong đào tạo như RITC đang làm là một vấn đề nổi cộm, thực tế phát sinh tại TP.HCM. Ông Nguyễn Thành Hiệp cũng thừa nhận: “So với quy định hiện hành thì cách làm này có gì đó mang tính “lách” quy định để đào tạo một trình độ mà các đơn vị chưa được phép. Trong chừng mực đây là nguyên nhân gây ra những dư luận thiếu tích cực trong hoạt động quảng cáo, chiêu sinh, đào tạo của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài”.

Trước đó, ngày 25.10.2010, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đã lập đoàn thanh tra tại RITC và xác định đây là cơ sở dạy nghề có hành vi tổ chức đào tạo các nghề trình độ CĐ khi chưa được các cơ quan thẩm quyền cho phép. Qua đó, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đã ra quyết định xử phạt hành chính trung tâm này. Qua tìm hiểu hoạt động của RITC, mới đây cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM cũng xác định nơi này quảng cáo cấp bằng cử nhân ĐH và CĐ sai quy định.

Tuyển sinh liên kết đào tạo cử nhân là phạm luật


Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Vang - Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài Bộ GD-ĐT cho biết: “Trong dữ liệu của Cục, trung tâm này không được cấp phép liên kết đào tạo. Nếu họ tuyển sinh liên kết đào tạo cử nhân là phạm luật. Tôi cho rằng chính quyền địa phương và bên công an phải vào cuộc để kiểm tra, xử lý ngay”.

RITC chỉ được cấp phép đào tạo nghề ngắn hạn, hoàn toàn không được phép đào tạo chương trình cử nhân. RITC có tên gọi cũ là Trung tâm dạy nghề đào tạo thiết kế Raffles, được thành lập theo giấy phép đầu tư của UBND TP.HCM cấp ngày 6.12.2005 về dạy nghề thiết kế. Sau đó, trung tâm này được Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề vào ngày 7.12.2007. Căn cứ theo giấy phép này, RITC chỉ được đào tạo 4 nghề: thiết kế nội thất, thiết kế tương tác Media, thiết kế đồ họa và thiết kế thời trang với quy mô 100 học viên.

Vũ Thơ

Nguồn: Thanh niên (Hà Ánh - Đăng Nguyên)
 

[ẹc]

...
Staff member
[h=1]Raffles, Việt Nam được tuyển sinh đào tạo cử nhân hệ liên thông từ xa[/h]Thứ Năm, 10 Tháng mười một 2011, 14:11 GMT+7
Gần đây có một số bài viết liên quan đến hiện trạng trung tâm dạy nghề đua nhau 'xé rào' đào tạo cao đẳng, đại học và cũng đã đề cập đến Trung tâm dạy nghề đào tạo quốc tế Raffles, Việt Nam. Trước những thông tin trên, Raffles Việt Nam đã có thông báo chính thức giải thích rõ về hoạt động của Raffles International College (viết tắt là RIC) tại Việt Nam như sau:
Trung Tâm Dạy Nghề Đào Tạo Quốc Tế Raffles (viết tắt là RITC), Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam được thành lập chính thức vào ngày 6/12/2005 với đầy đủ các giấy phép pháp lý cần thiết được cấp bởi các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam. RITC Việt Nam ban đầu được thành lập theo hình thức trường đào tạo dạy nghề thiết kế, hoạt động theo Giấy phép đầu tư số 411043001722 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 6/12/2005 và Giấy phép đào tạo nghề số 06/2007/GCNDN do Sở Lao động, thương binh và Xã hội cấp ngày 7/12/2007.
RITC Việt Nam cung cấp các khóa học ngắn hạn theo chế độ chứng chỉ về các chuyên ngành thiết kế, song song với chương trình đào tạo từ xa liên thông chương trình Cử nhân đại học của trường Raffles College of Design and Commerce (viết tắt là RCDC).
RCDC là trường đại học Úc, với lịch sử 38 năm đào tạo các chương trình về thiết kế, truyền thông và thương mại. Bằng cử nhân đại học của RCDC được Bộ Giáo dục và Cộng đồng New South Wales (viết tắt là DEC) công nhận, và đã được đăng ký tại Bộ giáo dục đào tạo Úc (viết tắt là DEEWR) và Cơ quan quản lý chất lượng giáo dục đại học Úc (viết tắt là TEQSA). Bằng cấp do RCDC cấp cũng được công nhận giá trị quốc tế bởi Tổ chức thẩm định bằng cấp của Úc (Australian Qualifications Framework – AQF).
Sinh viên Việt Nam theo học các khóa ngắn hạn theo chế độ chứng chỉ tại RITC Việt Nam sẽ được làm thủ tục chuyển điểm theo quy định của chính phủ Úc (Recognized Prior Learning - RPL) để được RCDC cấp bằng. Toàn bộ chương trình học và kỳ thi được bàn giao và đánh giá bởi Ban giảng viên của RCDC tại Sydney, Úc. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định, các sinh viên sẽ được trao bằng Cử nhân Đại học do RCDC, Sydney, Úc cấp.
 

nguyen90

New Member
Ko biết mọi người nghĩ sao chứ:
  1. Như bạn[ẹc] send cho mình cái bài đó. Thì Raffles chỉ là Trung Tâm Dạy Nghề Đào Tạo Quốc Tế mà sao lại gắn mác là trường đại học quốc tế ? Mà trường nghề sao lại đóng tiền cả mấy trăm triệu ? Mọi người thấy sao ?
  2. Raffles chỉ được phép đào tạo hóa ngắn hạn mà lại tuyển sinh các ngành học với thời gian dài hạn. Bất hợp lý quá
  3. Chương trình đào tạo từ xa liên thông chương trình Cử nhân đại học mà không được bộ giáo dục & đào tạo cấp phép thì. Lại bất hợp lý. Hok lẽ ông cục trưởng ổng nói bậy ?
  4. Thử nghĩ bằng cấp của mình tốt nghiệp mà ko được công nhận thì sao ?
Nhìn tới nhìn lui, đầy mâu thuẫn trong phát biểu của Raffles
 

[ẹc]

...
Staff member
chuyện này mình ko có ý kiến , để đại diện Raffles vào trả lời.
Mỗi thời điểm mỗi khác, biết đâu bây giờ Raffles đã có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ.
 

Rin Ayame Kami

Well-Known Member
Cái đó còn phải coi lại chứ không thể nghe về 1 phía được. Vì đó giờ vẫn nghe nói là Raffles dạy và cấp bằng rất tốt chứ chưa nghe phản bác như thế này. Đây cũng có thể là chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của các trường khác cũng nên. Phải chờ xem thông tin chính xác rồi hãy kết luận mấy bạn ơi. :ar!:ar!:ar!
 

nguyen90

New Member
Có thể quan điểm mọi người là nói mình bênh "ai đó" và gét "ai đó" cũng nên. Mình chẳng bênh ai, gét ai hếtB-).
Mình kiếm dc bài này trên báo thanh niên online thấy đang là vấn đề nóng bữa h của ngành giáo dục nên post lên cho mấy bạn "chém" đó mà=(( Nên cứ "chém" thoải mái

Thông tin ko biết có chính xác không mà tờ báo thanh niên phỏng vấn cả tổng giám đốc raffles lun đó.:">
 

nguyen90

New Member
Update mới:

ERC Việt Nam, ILA Việt Nam và Raffles Việt Nam vừa bị thanh tra Bộ Giáo dục xử phạt hành chính 220 triệu đồng vì đào tạo, tuyển sinh trái phép.

Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa quyết định xử phạt hành chính Công ty TNHH nghiên cứu và giáo dục Việt Nam, Công ty TNHH ILA Việt Nam và Công ty TNHH dạy nghề đào tạo quốc tế Raffles Việt Nam, tổng cộng 220 triệu đồng.

Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết, Công ty TNHH nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC Việt Nam) bị phạt 10 triệu đồng do đào tạo cử nhân liên kết với University of Greenwich (Anh) trên lãnh thổ Việt Nam và 10 triệu đồng do đào tạo thạc sĩ liên kết với Australian Institute Of Business Administration PTY LTD (Australia), University of Wolverhamton (Anh). Ngoài ra, ERC Việt Nam cũng phải nộp phạt 60 triệu đồng do tuyển trái phép 365 học viên.

Công ty TNHH ILA Việt Nam bị phạt 5 triệu đồng vì liên kết với Martin College (Australia) đào tạo chương trình Cao đẳng Quản lý tại Việt Nam và 60 triệu đồng vì tuyển sinh trái phép 240 học viên.

Còn Công ty TNHH dạy nghề đào tạo quốc tế Raffles Việt Nam bị phạt 5 triệu đồng vì đào tạo cấp độ 1, cấp độ 2 thuộc chương trình cao đẳng, 10 triệu đồng vì đào tạo cấp độ 3 chương trình cử nhân của Raffles College of Higher Education Singapore (Australia) trên lãnh thổ Việt Nam. Công ty cũng bị phạt 60 triệu đồng vì tuyển 396 học viên trái phép.

Thanh tra Bộ yêu cầu 3 công ty này dừng các hoạt động quảng cáo, tuyển sinh, đào tạo trái phép các trình độ đã ký kết với đối tác nước ngoài tại Việt Nam, trả lại kinh phí, đảm bảo quyền lợi cho người học. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được quyết định, nếu cố tình không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Trước đó, 3 trường đã bị đình chỉ tuyển sinh năm 2012 do không thực hiện đúng cam kết thành lập trường là ĐH Văn Hiến, ĐH Đông Đô và CĐ Công nghệ thông tin TP HCM.
 
Top