Bạn biết gì về đất nước và con người Triều Tiên ?

[ẹc]

...
Staff member
Re: Triều Tiên - Địa Ngục Trần Gian

[h=2]Ngày 3: sự kiện Pueblo[/h]
Chỉ huy trưởng tàu Pueblo là Lloyd M. Bucher viết thư gửi tổng thống Mỹ Johnson và Nhà Trắng (dưới áp lực của phía Bắc Triều Tiên) tường trình về sự việc, thừa nhận hành vy do thám Bắc Triều Tiên, vừa là xin chính phủ Mỹ cứu họ khỏi làm tù binh chiến tranh

IMG_01772.jpg


Chính phủ Mỹ gửi Bắc Triều Tiên, trong thư có đoạn nhận trách nhiệm vì hành động xâm phạm chủ quyền lãnh hải, xin lỗi nhân dân Triều Tiên và hứa sẽ không lặp lại sự vụ tương tự

IMG_1000851.jpg


Ngày 23/12/1968, gần một năm sau ngày bị bắt, 82 thủy thủ đoàn của tàu Pueblo được trả tự do, từng người một lầm lũi bước qua lằn ranh DMZ giữa biên giới liên Triều về hướng cây cầu "Bridge of No Return" sang địa phận Nam Triều Tiên, để lại sau lưng nỗi nhục cho hải quân Mỹ: là chiếc tàu quân sự duy nhất từng bị bắt sống trong lịch sử nước này cho đến ngày nay!

IMG_1000845.jpg


IMG_01779.jpg


IMG_01778.jpg


IMG_0546.jpg


IMG_01780.jpg

 

[ẹc]

...
Staff member
Re: Triều Tiên - Địa Ngục Trần Gian

[h=2]Ngày 3: sự kiện Pueblo[/h]
Thủy thủ tàu Pueblo không bị đưa ra tòa Án binh xét xử, còn chỉ huy tàu Bucher mất năm 2004 trên đất Mỹ. Tàu Pueblo được kéo vào thủ đô Bình Nhưỡng năm 1999 và neo đậu trên sông Taedong cho đến ngày nay, vừa là chứng nhân lịch sử, vừa là chiến lợi phẩm của Bắc Hàn, cũng lại là bảo tàng trên nước cho du khách đến thăm quan.

IMG_01788.jpg


IMG_01765.jpg


IMG_1000854.jpg


IMG_01787.jpg

 

[ẹc]

...
Staff member
Re: Triều Tiên - Địa Ngục Trần Gian

[h=2]Ngày 3: sự kiện Pueblo[/h]
Chuyện xưa kết lại, chính phủ Mỹ sau đó phủ nhận mọi việc vì cho rằng tàu Pueblo lúc bị bắt đang ở trên lãnh hải quốc tế, còn Bắc Triều Tiên thì công bố với thế giới rằng đã bắt đúng tàu do thám khi nó xâm phạm chủ quyền nước mình; âu cũng là những nước cờ chính trị
biggrin.gif


Còn xung quanh Pueblo giờ đây, nhịp sống ngày thường của người dân Bình Nhưỡng vẫn tiếp diễn, chắc họ không mấy mặn mà lắm với khối sắt ù lì trôi nổi ven bờ kia, còn chúng tôi lại chuẩn bị cho những địa điểm mới với những trải nghiệm mới trong buổi chiều mát mẻ này ^^

IMG_0708.jpg


IMG_0709.jpg


IMG_01791.jpg


IMG_01794.jpg


IMG_01793.jpg

 

[ẹc]

...
Staff member
Re: Triều Tiên - Địa Ngục Trần Gian

[h=2]Ngày 3: thăm Mangyongdae[/h]
Mangyongdae có nghĩa là "Vạn Cảnh Đồi" cũng bình thường như bao núi đồi thấp bao quanh thủ đô Bình Nhưỡng nhưng có ý nghĩa đặc biệt với người dân Bắc Triều Tiên và luôn nằm trong danh sách của các tour đến Bắc Hàn bởi đây được coi là nơi sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Il Sung). Việc ông thực sinh ra sao và gia cảnh nhà họ Kim cụ thể thế nào thì nhiều người vẫn đặt nghi vấn nhưng cho đến nay chưa có tài liệu nào khẳng định được chắc chắn 100% cả, và chắc cũng sẽ không bao giờ tìm ra được!

Mangyongdae nằm cách trung tâm Bình Nhưỡng chỉ 10' chạy xe, có khi ngắn hơn, vì thành phố này dường như không biết kẹt xe là gì ...

IMG_01795.jpg


IMG_01796.jpg


IMG_01798.jpg


IMG_01799.jpg


IMG_01801.jpg

 

[ẹc]

...
Staff member
Re: Triều Tiên - Địa Ngục Trần Gian

[h=2]Ngày 3: thăm Mangyongdae[/h]
Đường vào Mangyongdae rất đẹp, trong bán kính mấy cây số quanh vùng, các bạn Bắc Triều Tiên dường như đã cố ý dẹp hết các khu nhà cửa và vui chơi để tập trung biến đây thành "ngôi nhà trong mơ" nằm trên đồi thì phải.

IMG_01804.jpg


IMG_01805.jpg


IMG_01830.jpg


Bức tranh họa lại việc Kim Nhật Thành rời quê tham gia vào phong trào kháng Nhật của dân tộc Triều Tiên năm 1925, khi đó ông mới 13 tuổi:

IMG_01803.jpg


Dừng chân ở đồi Mangyong, ấn tượng đầu tiên chúng tôi thấy là khuôn viên toàn khu vực này xanh bát ngát, sạch tinh tươm, và đặc biệt tiếng ve kêu ra rả trong chiều nắng nhạt, có thể nói là đẹp và trong lành rất thích ^^

IMG_01807.jpg


IMG_01808.jpg

 

[ẹc]

...
Staff member
Re: Triều Tiên - Địa Ngục Trần Gian

[h=2]Ngày 3: thăm Mangyongdae[/h]
Hướng dẫn viên du lịch đưa chúng tôi vào thăm gian nhà tranh là nơi sinh sống của gia đình họ Kim thế kỷ trước, tất nhiên khu nhà này đã được xây dựng lại theo nguyên mẫu ngày xưa nên nhìn vẫn còn tốt và ngăn nắp:

IMG_01812.jpg


IMG_01813.jpg


IMG_01828.jpg


Bằng giọng tiếng Anh trầm ấm và phát âm cực chuẩn, cô giới thiệu cho chúng tôi về tiểu sử của gia đình bác Kim, những người thân trong gia đình, và tuổi thơ gian khó của Kim Nhật Thành nói riêng cũng như cuộc sống người Triều Tiên nói chung trong giai đoạn Nhật Bản đô hộ. Những thông tin đó cũng tương tự như các tài liệu mà bạn đọc có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng nên chúng tôi sẽ chỉ điểm qua mà thôi.

IMG_01814.jpg


Kim Il Sung sinh ngày 15/4/1912, cha ông Kim Hyong Jik (Kim Hanh Tắc) mất khi Kim Nhật Thành 14 tuổi. Gia đình ông cũng nghèo túng như các gia đình nông dân Triều Tiên khác khi đó. Theo ngày nay dựng lại, nhà cũ của ông có 3 gian, đều là nhà tranh vách đất cả, gian đầu tiên là những nông cụ:

IMG_01815.jpg


hũ đựng Kim chi:

IMG_01817.jpg


và khoảng sân với ang nước cổ:

IMG_01816.jpg

 

[ẹc]

...
Staff member
Re: Triều Tiên - Địa Ngục Trần Gian

[h=2]Ngày 3: thăm Mangyongdae[/h]
Trong gian nhà chính, chánh trái là căn bếp đơn sơ, chánh phải là các phòng trong nhà, trong các phòng này gần như chả có gì ngoài di ảnh của người thân gia đình họ Kim:

IMG_01818.jpg


IMG_01819.jpg


IMG_01820.jpg


Kim Nhật Thành từ lúc ra đi chiến đấu năm 1925, đến khi trở về giải giáp quân đội Nhật năm 1945 và sau này trở thành người lãnh đạo của chính quyền Cộng Sản Bắc Triều Tiên, giữa 20 năm đó là quãng thời gian tham gia lực lượng du kích kháng Nhật ở Mãn Châu, Đông Bắc Trung Quốc; rồi thành Chính ủy; rồi sư trưởng; và chỉ huy trưởng Phuơng diện quân số 2; cuối cùng là Đại úy của Hồng quân Xô Viết, có thể xem là những thăng trầm trận mạc đáng nhớ. Mới 33 tuổi ông đứng đầu Đảng Cộng sản Bắc Triều Tiên, tiền thân của Đảng Lao Động Triều Tiên mà sau này cũng chính ông là Tổng bí thư cho đến khi qua đời. Những được thua thành bại đã theo dòng nước cả, chỉ có người đời sau vẫn luôn xem xét công tội, âu cũng là lẽ thường của thế sự nhất là với một chính thể "kỳ lạ" như Bắc Triều Tiên.

IMG_01811.jpg

 

[ẹc]

...
Staff member
Re: Triều Tiên - Địa Ngục Trần Gian

[h=2]Ngày 3: thăm Mangyongdae[/h]
Theo như giới thiệu của tour guide, các phái đoàn nguyên thủ Quốc gia và tổ chức quốc tế đến Triều Tiên đều đến thăm Mangyongdae và đặt hoa tưởng niệm gia đình Kim Nhật Thành. Nước ta gần đây nhất đã có cuộc viếng thăm của Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh và phái đoàn cao cấp vào năm 2008. Còn các đoàn người trong nước đến thăm thì gần như ngày nào cũng có.

IMG_01824.jpg


Chúng tôi cũng tranh thủ chụp bức hình lưu niệm ở Vạn Cảnh Đồi:

IMG_01821.jpg


Còn giếng nước này nằm gần đó, được giới thiệu là nơi gia đình bác Kim lấy nước ngày xưa, thấy tour guide nhiệt tình mời nên chúng tôi cũng thử làm 1 chén quả bầu xem sao
biggrin.gif


IMG_01822.jpg


Thêm một vài hình ảnh khuôn viên Mangyongdae:

IMG_01827.jpg


IMG_01826.jpg


IMG_01829.jpg

 

[ẹc]

...
Staff member
Re: Triều Tiên - Địa Ngục Trần Gian

[h=2]Ngày 3: thăm Mangyongdae[/h]
Hình như trong khu này còn có 1 khu đồi cao nhìn được toàn cảnh nhưng chúng tôi không hứng thú và cũng không hỏi tour guide dẫn đi vì trong chương trình chiều nay chúng tôi còn đi tàu điện ngầm của Bình Nhưỡng nữa ^^ Chuyến đi thăm đồi Mangyong chớp nhoáng đã hết, xe đưa cả đoàn trở lại trung tâm thủ đô. Riêng với tôi, ấn tượng Vạn Cảnh Đồi nằm nhiều ở màu xanh cây lá hơn là những vết tích lịch sử trăm năm trước:

IMG_01831.jpg


IMG_01832.jpg


IMG_01834.jpg


IMG_01835.jpg


Chỉ cần thêm 1 tích tắc để lấy nét, nhưng cơ hội vụt qua tức là đã vụt qua ...

IMG_01836.jpg

 

[ẹc]

...
Staff member
Re: Triều Tiên - Địa Ngục Trần Gian

[h=2]Ngày 3: Pyongyang Metro[/h]
Từ Mangyongdae về, chúng tôi trực chỉ ga tàu Puhung Station, đây không phải là lần đầu chúng tôi đi tàu điện ngầm nhưng cảm giác đi tàu điện ngầm của Bình Nhưỡng với những thông tin quảng cáo là hệ thống ngầm sâu nhất nhì thế giới càng khơi gợi sự tò mò cho cả nhóm.

Hình ảnh phố phường thủ đô với xe con xe to và tàu điện leng keng lúc chiều tà:

IMG_0780.jpg


IMG_0775.jpg


IMG_0781.jpg


IMG_9494.jpg


IMG_9485.jpg


IMG_9483.jpg


IMG_9481.jpg

 
Top