Một số kỹ năng trại

the death

New Member
TRÒ CHƠI TRONG LỬA TRẠI
Xin giới thiệu một số trò chơi dùng trong sinh hoạt lửa trại:
BONG BÓNG
Chia cho mỗi người tham dự một bong bóng xanh, đỏ chưa thổi, khi có lệnh của quản trò thì mỗi người phải cố gắng thổi quả bóng của mình to lên.
Các hình thức chọn người thắng:
- Ai thổi to nhất trong thời gian nhất định mà không bị bể là thắng.
- Ai thổi cho quả bóng bể trước thì thắng nhưng cấm bóp cho nó bể.
- Ai nắn bóng dài ra hình dạng lạ, đẹp nhất là thắng.
THỔI NẾN
Mỗi người cầm một cây nến đốt lên và tìm cách giữ cho khỏi tắt, trong khi đó cố thổi tắt nến của bạn mình.
UỐNG NƯỚC
Mỗi người dự thi phải nằm ngửa, tay cầm một chai đựng nước hay sữa - thi uống hết trước - có thể bằng chai sữa của trẻ con có núm vú bằng cao su cho trò chơi vui hơn.
Ai uống xong trước là thắng.

KỂ CHUYỆN

Quản trò nói một câu đầu sau đó những người xung quanh kể tiếp theo nội dung câu chuyện sao cho có logic để thành câu chuyện hoàn chỉnh. Ai kể không được, ngập ngừng, không logic thì bị loại.
PHẤN TRẮNG BẢNG ĐEN
Hai bảng đen để hai bên và các người chơi chia làm hai đội xếp hàng một như chạy tiếp sức. Hai người đầu chạy lên viết một chữ lên bảng rồi cầm phấn chạy về đưa cho người thứ hai chạy lên viết tiếp cũng một chữ và trao phấn lại cho người thứ ba. Bên nào viết xong trước có đầy đủ ý nghĩa và hay là thắng. Có thể đổi viết ra thành vẽ một con vật, đồ vật, phong cảnh... nhưng mỗi người chỉ vẽ một phần mà thôi. Hết người mà vẽ xong là được, quản trò xem nội dung mà cho điểm.
RƯỚC ĐUỐC
Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1 phía, cách xa điểm tập trung làm “lửa trại” một khoảng cách bằng nhau, khoảng 50m. Nghe lệnh còi “nổi lửa”, các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước đuốc về nơi “lửa trại”.
Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.
DIỄN TẢ ĐIỆU BỘ, CỬ CHỈ ĐẶC TRƯNG
Mỗi đội chơi lần lượt cử một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau.
Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ của một nhân vật nào đó. Ví dụ: một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh.
Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho các khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo qui định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp).
THI GIỌNG NÓI
Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó, (ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi) và yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như giọng đặc trưng của các vùng miền hoặc của người người già, trẻ con...
Người chơi phải diễn tả làm sao thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật... Các khán giả quan sát và cho điểm.
LÀM MẶT NẠ
Mỗi đội chơi được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim băng... để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian qui định phải hoàn thành xong. Đội chơi hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.
DIỄN TẢ MỘT NHÂN VẬT BẤT KỲ TRONG XÃ HỘI
Một đội chơi ra ngoài vòng lửa để biểu diễn, các đội khác ngồi tại chỗ xem và cho điểm.
Người điều khiển yêu cầu nhân vật nào thì toàn đội chơi biểu diễn những cử chỉ, hành động... của nhân vật đó thông qua đặc trưng nghề nghiệp của họ.
Các đội chơi còn lại là khán giả quan sát và phán đoán nhân vật mà đội đó thực hiện, ghi lên giấy đưa cho người điều khiển, đội chơi nào đoán trúng nhanh nhất là đội chiến thắng.
Đáp án do người điều khiển ra và phải giữ bí mật, chỉ thông báo cho đội chơi biết mà thôi.
THI NHẢY LỬA
Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và thi với nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.
VỪA NHẢY VỪA HÓA TRANG
Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó người điều khiển cho nhạc nổi lên, các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian qui định nhạc dừng (khoảng 10-15 phút) thì các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ đề hay tự chọn tùy theo hướng dẫn của người điều khiển. đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ... sẽ chiến thắng.
Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn.
CÁC TRẠNG THÁI TÂM HỒN
Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người chơi một dải băng vải và từng người tự bịt mắt mình lại.
Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận dữ... người chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mình nhưng không được nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểm cho người điều khiển. Đội chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.
THI LÀM MŨ NÓN
Mỗi người chơi đều có sẵn trong tay các vật dụng cho việc làm mũ.
Người điều khiển yêu cầu trong khoảng thời gian 15-20 phút, mỗi người làm xong một cái mũ của một nhân vật nhất định như: Mũ các quan văn, quan võ, mũ trạng...
Người chơi nào làm đúng kiểu nhất trong thời gian qui định là thắng cuộc.

VẬT KỲ LẠ
Người chơi của đội chơi ra đứng ở vòng lửa. Người điều khiển cắm trước mặt người chơi đó một cái gậy đi trại hay một vật bất kỳ cho những hành động khác. Người chơi đó phải cầm lấy cái gậy và làm một số cử chỉ, điệu bộ của nhân vật nào đó (VD: người đang gánh củi, người gánh hàng...).
Khán giả đoán xem người chơi đó đang thủ vai nhân vật nào. Ai đoán đúng trước nhất sẽ có quà thưởng.
HOẠT CẢNH NGẮN
Một đội dự, các đội khác xem và cho điểm.
Người điều khiển nêu đề tài và đội chơi tổ chức thực hiện bằng một hoạt cảnh ngắn lột tả được tinh thần đề tài.
VD: Trần Quốc Toản ra quân.
Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo.
Chú bé liên lạc trong bài thơ của Tố Hữu.
Ngoài ra có thể lấy đề tài trong cổ tích, truyện vui, đời sống hàng ngày...
Đội chơi nào dàn dựng và biểu diễn tiết mục được nhiều người tán thưởng là đội chiến thắng.
DỰNG MỘT HOẠT CẢNH THEO MỘT SỐ TỪ CHO TRƯỚC
Người điều khiển đưa ra các từ: bộ đội, dân quân, máy bay, tù binh.
Mỗi đội chơi lần lượt dàn dựng và trình diễn một hoạt cảnh mà 4 từ đó gợi nên.
VD: Bộ đội hành quân qua đồng trống phải thực hiện các thao tác quân sự như: lăn, lê, bò, toài.
Dân quân chiến đấu bắn rơi tàu bay Mỹ.
Bộ đội và dân quân phối hợp chiến đấu, giải phóng Điện Biên, bắt sống tướng ĐờCát.
Đội chơi nào dàn dựng tốt, có sáng tạo, gây ảnh hưởng tốt cho người xem là đội chiến thắng.
ĐỐT LỬA THI
Người điều khiển cho mỗi đội chơi cắm hai cây gậy xuống đất và giăng ngang qua một sợi dây chỉ cách mặt đất độ 1m. Khi có hiệu lệnh còi, người chơi phải nhanh chóng đi tìm lá, cỏ khô hoặc cành cây khô chất thành đống và đốt lửa lên làm sao cho ngọn lửa lên cao để đốt cháy đứt sợi dây giăng ngang ấy.
Đội chơi nào đốt cháy sợi dây trước là thắng.
Mỗi đội chỉ được sử dụng hai que diêm.
Phải đốt từ dưới đất để lửa cháy dần lên, không được đốt trên chóp đống lá để lửa mau cháy.
CHẠY ĐÈN TIẾP SỨC
Từng đội chơi xếp thành một hàng dài trên một quãng đường đã định, mỗi người cách nhau độ 5m, và người của mỗi đội phải đứng ngang hàng với nhau. Khi có hiệu lệnh còi, người thứ nhất của mỗi đội cầm nến chạy đến chỗ người điều khiển thắp lửa, đoạn chạy về đưa nến cho người thứ nhì của đội mình, người thứ nhì đưa cho người thứ ba... cứ thế cho đến người cuối cùng, người này cầm nến chạy lên trao cho người điều khiển.
Người của đội nào về trước và đèn không tắt thì thắng.
Người nào đứng nguyên chỗ ấy không được xê xích.
Khi chạy nửa đường nếu nến tắt phải chạy lên người điều khiển thắp lại rồi mới tiếp tục chạy.
NGƯỜI CÂM
Tất cả ngồi thành vòng tròn cùng nhau im lặng. Quản trò đứng giữa, lấy tay chỉ một người, người đó phải đứng lên ra chào người chỉ huy, hai người bắt tay nhau và đổi chỗ (quản trò vào đổi chỗ cho người kia) và trò chơi lại tiếp tục. Ai cười hay làm ồn sẽ bị phạt.
BỊT MẮT
Chọn một người bịt mắt lại, yêu cầu tay phải cầm kéo, tay trái để sau lưng, người này phải cắt đứt sợi dây len buộc trên đầu chiếc gậy như dây cần câu cá. Trong 3 phút không cắt được thì thay người khác, sợi dây được treo ở chỗ nhất định mà người chơi biết.
BÓNG BAY
Người chơi đứng im hay ngồi sát nhau, chuẩn bị sẵn nhiều quả bong bóng đã thổi căng trên đó có viết những thói hư tật xấu của con người như: Lười biếng, nhút nhát, dốt nát, nhiều chuyện... Những quả bóng này được tung lên trên đầu những người chơi và hễ bong bóng rơi xuống đúng đầu ai thì người đó phải thổi (không được dùng tay) cho nó bay đi chỗ khác. Ai để rơi trúng sẽ bị loại.
BÓNG CHUYỀN
Mỗi bên 3 người chia đôi bằng sợi dây màu. Lấy một quả bong bóng đánh qua lại bằng đầu ngón tay trỏ. Để bóng rơi xuống đất hoặc chui qua lưới đều bị phạt 1 điểm. Trong thời gian ấn định nào đó, bên nào bị phạt nhiều điểm hơn thì thua.
CHIẾC NÓN
Người chơi đứng thành vòng tròn gần nhau, mỗi người đều có chiếc mũ trên đầu (có thể thay mũ bằng khăn tay).
Khi nghe một tiếng còi phải cầm mũ mình để lên đầu người bên phải.
Khi nghe hai tiếng còi để mũ mình lên đầu người bên trái.
Chú ý: Còi thổi chậm rồi nhanh dần.
Ai làm sai sẽ bị phạt.
CỨU NGUY
Sân chơi xếp ghế bàn lộn xộn, những người không tham gia trò chơi thì ngồi hay đứng trên sân cùng làm chướng ngại vật. Mỗi đội chơi là một con tàu và có một người cầm còi nhưng không bịt mắt làm hoa tiêu, những người chơi khác đứng thành hàng một tay đặt lên vai nhau và bị bịt mắt đi theo hiệu lệnh của người hoa tiêu. Người hoa tiêu đứng trên bàn chỉ dẫn cho tàu cập bến, khi sắp chạm vào chướng ngại vật thì người điều khiển thổi còi (mạnh là gần, nhẹ thì xa...). Đội nào qua được là thắng.
KỊCH TRONG LỬA TRẠI
Kịch trong lửa trại không giống với kịch trên sân khấu. Việc soạn kịch lửa trại cần sáng kiến của tập thể và mang dấu ấn của tập thể nhiều hơn dấu ấn của cá nhân. Do đó nó cần nhiều đến tài tháo vát, óc thẩm mĩ không chỉ của một người mà của rất nhiều người. Có thể bất cứ một việc gì, cổ kim, vui buồn... với một chút hài hước, châm biếm chúng ta có thể xây dựng được một vở kịch ngắn ý nghĩa dí dỏm.
Đề tài kịch lửa trại rất phong phú, ta có thể lấy từ trong truyền thuyết, cổ tích, lịch sử, truyền thống, trong sinh hoạt đời thường... miễn sao nó phải có tác dụng giáo dục, tuyên truyền rõ ràng và có ý nghĩa với người xem.
Kịch dùng trong lửa trại nên dùng kịch ngắn, hài kịch, kịch câm; không nên dùng kịch dài, kịch thơ, kịch hát vì nó sẽ làm loãng không khí và có thể trùng lắp các nội dung khác, hoặc người dự sẽ không nghe thấy rõ nội dung kịch đề cập, sẽ ảnh hưởng đến chương trình chung của đêm lửa trại.
Nội dung kịch trong lửa trại bao giờ cũng phải phù hợp với tâm lý đối tượng: kịch dành cho thiếu nhi, thanh niên, các đối tượng khác... tùy nội dung lửa trại. Kịch lửa trại cần vui nhộn mà không được lố lăng thô tục, hài hước mà không làm ảnh hưởng đến phong tục, nghiêm túc nhưng không khô khan, nhất thiết phải có tính cách xây dựng và giáo dục chiều sâu.
HOẠT CẢNH - HÓA TRANG TRONG LỬA TRẠI
Hoạt cảnh - hóa trang trong lửa trại không nhằm mục đích trình diễn, thế nhưng các vai diễn cũng cần có cách ăn mặc, nói năng, đi đứng... cho phù hợp với tâm trạng, hoàn cảnh của các nhân vật mà mình thể hiện. Vì vậy, hoạt cảnh - hóa trang là một công việc quan trọng cần phải lưu ý của đêm vui lửa trại. Cần có một người đứng ra phụ trách công việc này.
Trang phục hóa trang trong lửa trại chủ yếu được tạo bằng các vật liệu có sẵn tại đất trại là chính (giấy màu, giấy báo, lá cây, quần áo... sẵn có); có những thứ cũng cần chuẩn bị tại nhà, khi đến đất trại mới lắp ráp lại. Tuy nhiên điều hứng thú nhất đó là sự sáng tạo bất ngờ của trại sinh tham gia vì đây là công việc của tập thể chứ không phải của riêng ai.
Nội dung chủ đề hóa trang nên giữ bí mật, không nên thông báo trước khi đến đất trại mà chỉ công bố trước giờ diễn khoảng 2 đến 3 tiếng, để tăng thêm phần sáng tạo của trại sinh.
Chủ đề hóa trang nên dựa vào nội dung chủ đề của cuộc trại và lửa trại, thường là những đề tài để nhằm huy động tất cả trại sinh cùng tham gia.
Ví dụ: Hóa trang:
- Một chiếc tàu ra thăm đảo Trường Sa.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Những đề tài về khoa học giả tưởng...
 

the death

New Member
Ðề: Một số kỹ năng trại

BĂNG REO - TIẾNG REO TRONG LỬA TRẠI
Xin giới thiệu một số băng reo - tiếng reo dùng trong sinh hoạt lửa trại.
LỬA TRẠI
Người điều khiển (NĐK): Lửa bếp
Cử tọa (CT) : A! A! A!
NĐK : Lửa đốt nhà
CT : Ô - Ô - Ô
NĐK : Lửa lò
CT : A! A! A!
NĐK : Lửa giết chóc
CT : Ô - Ô - Ô
NĐK : Lửa pháo bông
CT : A! A! A!
NĐK : Lửa căm thù
CT : Ô - Ô - Ô
NĐK : Lửa trại
CT : Hoan hô - hoan hô - hoan hô
LỬA
NĐK : Ai tàn phá
CT : Lửa
NĐK : Ai thiêu hủy
CT : Lửa
NĐK : Ai soi sáng
CT : Lửa
NĐK : Reo mừng sự ấm áp nuôi dưỡng và soi sáng của lửa
CT : Hoan ca - hoan ca - hoan ca

NHÓM LỬA
NĐK : Hãy nhóm lên
CT : Ngọn lửa (tay trái đưa ra trước mặt, tay phải chỉ vào lòng bàn tay)
NĐK : Lửa hận thù
CT : Dập ngay (bàn tay trái úp, bàn tay phải đập mạnh lên lưng bàn tay trái)
NĐK : Lửa hờn căm
CT : Dập ngay (chân phải dậm xuống đất hai lần)
NĐK : Lửa yêu thương
CT : Ta cùng nhóm lên - Ah!
Sau đó bắt đầu hát: “Ngọn lửa trái tim”, “lửa trại”...
ĐUỐC SÁNG
NĐK : Đuốc sáng
CT : Soi chân lý (tay phải nắm lại như cầm đuốc, xoay mình một vòng)
NĐK : Thắp sáng
CT : Những niềm tin (hai tay để chéo lên ngực)
NĐK : Khơi gợi
CT : Những khát vọng (hai tay vung lên cao)
NĐK : Vươn đến
CT : Những tầm cao (hai tay nắm lại và tất cả cùng hô vang: “Chiến thắng! chiến thắng! chiến thắng!”).
Cùng nhau bắt bài hát về lửa...

HOAN HÔ ÁNH LỬA
NĐK : Lửa vui
CT : Hoan hoan hô
NĐK : Lửa vui
CT : Bùng bập bùng
NĐK : Lửa vui trong đêm nay, bừng sáng!
CT : Ố, à (hai tay giơ cao, nhanh)
NĐK : Sáng soi trong đêm mịt mù
CT : Ố, à (hai tay giơ cao, nhanh)

BẮT BÀI HÁT “LỬA TRẠI”
NĐK : Thắp đuốc
CT : Thắp đuốc (ngón trỏ trái làm đuốc, ngón trỏ phải làm lửa chạm vào nhau)
NĐK : Đuốc sáng
CT : Đuốc sáng (năm ngón tay bàn tay trái bung ra)
NĐK : Châm vào củi
CT : Châm vào củi (Nhón gót - tư thế châm vào đống củi)
NĐK : Bùng lên sáng
CT : Bùng lên sáng (động tác quì, hai tay vung lên cao như lửa)
NĐK : Sáng tràn lan
CT : Huy hoàng, huy hoàng, huy hoàng (vỗ tay, nhảy lên, cùng hát bài về ngọn lửa)

SÁNG - TỐI
NĐK : Trăng
CT : Sáng (dang hai tay, lòng bàn tay úp lại)
NĐK : Mây
CT : Bay (xoay mình sang phải rồi trái)
NĐK : Gió
CT : Thổi (nghiêng mình sang phải rồi trái)
NĐK : Sấm
CT : Ầm (khom người xuống)
NĐK : Mưa
CT : Rơi (đập hai tay xuống đất)
NĐK : Tối
CT : Khiếp sợ (hai tay bịt mặt, gục đầu)
NĐK : Sáng
CT : Ah (đứng phắt dậy - vỗ tay - hoan hô)

MỪNG LỬA THIÊNG
NĐK : Lửa nấu ăn
CT : A! Chúng ta nhóm lửa
NĐK : Lửa hận thù
CT : Ồ! Chúng ta dập tắt
NĐK : Lửa tình yêu
CT : A! Chúng ta nhóm lửa
NĐK : Lửa chiến tranh
CT : Ồ! Chúng ta dập tắt
NĐK : Lửa thiêng
CT : A (Hai tay xua trên đầu, sau cùng hô to: Hoan hô)

NỔI LỬA LÊN
Tất cả : U... u... u... u...
NĐK : Nổi lửa lên
CT : Xua tan bóng đêm
NĐK : Nổi lửa lên
CT : Nối vòng tay lớn
NĐK : Nổi lửa lên
CT : Nối vòng tay lớn
Cùng hát “Vui ánh lửa trại”

NỔI LỬA LÊN ĐI
NĐK : Ơ nào anh chị em ơi!
CT : Ơi!
NĐK : Nổi lửa lên đi
CT : Xua tan ngại ngần
NĐK : Nổi lửa lên đi
CT : Cho con tim hơi ấm
NĐK : Nổi lửa lên đi
CT : Nối liền con tim
NĐK : Nổi lửa lên đi
CT : Cho yêu thương tràn đầy
Cùng hát “Gọi lửa”
 

the death

New Member
Ðề: Một số kỹ năng trại

CÁCH XẾP CỦI LỬA TRẠI
Có nhiều cách xếp củi để đốt lửa trại: Kiểu tăm xe, kiểu hình nón, kiểu tứ diện (củi chó), kiểu lục lăng, củi cây đinh liệu...
HÌNH TĂM XE
Củi được xếp theo hình tăm xe, nghĩa là tất cả củi để dưới đất nhưng có một đầu chống lên nhau đầu kia hướng ra ngoài tạo thành hình tăm xe, dùng lối này ít tốn củi nhưng lửa không cháy cao được.
HÌNH NÓN
Là kiểu sắp xếp củi trên đầu chụm lại và dưới chân loe ra; củi nhỏ và khô ở nòm, củi lớn ở ngoài.
HÌNH TỨ DIỆN
Là kiểu xếp một hình nón ở giữa bằng củi nhỏ và khô, bên ngoài xếp thành hình vuông 2 củi ngang 2 củi dọc cứ thế mà chồng lên nhau bọc lấy hình nón, cao dần lên cho khuất chỏm hình nón, nhớ để chỗ châm lửa về phía gió thổi.
HÌNH LỤC LĂNG
Xếp hình nón ở giữa như trên, bên ngoài bao bọc bằng củi lớn xếp hình tam giác cân, xéo nhau cao lên.
HÌNH BÁT GIÁC
Như kiểu tứ diện song các hình vuông xéo nhau chia thành tám cạnh.
CÂY ĐINH LIỆU
Là hình thức tổ chức lửa trại lớn; ở thành thị thì có thể là cây bông, pháo xì hoa từ gốc đến ngọn (cao khoảng 3-4 mét trở lên) cho cháy lâu hàng giờ để vừa xem vừa ăn uống, vui chơi trò chuyện với nhau. Ta có thể làm cây đinh liệu bằng cách xếp đống lửa trước bằng cả thân cây (không chặt nhỏ) cao từ 2 đến 5 mét. Kiểu này hay xếp thành hình nón và cần đến 6 tới 10 cây cao đều nhau, cây cần khô và có nhựa như cây thông hoặc thuộc loại dễ cháy. Muốn cho cây cháy ngay và sáng rực từ đầu đến chân, ta có thể phết nhựa thông, nhựa chai vào suốt quanh thân cây. Nhớ đừng quên xếp củi hình lục lăng hay bát giác ở dưới cùng để giữ lửa.
CÂY ĐÈN HIỆU
Là hình thức tổ chức lửa trại lớn, ta dùng 1 cây cao và cắm pháo bông từ đầu đến chân cho cháy sáng hàng giờ để thay thế cho việc đốt lửa trại (dạng này chỉ dùng cho những nơi người ta cấm không cho đốt lửa trại). Chúng ta có thể làm cây đèn hiệu bằng cách xếp, cả thân cây cao từ 3 đến 5 mét theo kiểu hình nón và dùng từ 5 đến 7 cây là vừa. Ta nên dùng cây dễ cháy như thông chẳng hạn. Muốn cho tất cả cây cùng cháy rực lên ta dùng nhựa thông phết một lớp mỏng ngoài thân cây, nhưng dù sao muốn nó cháy lâu ta cũng phải xếp 1 đống củi hình tứ giác, lục lăng hay bát giác ở giữa để giữ lửa.

Ngoài ra còn có một cách nữa là cho cát vàng khô vào một chậu hoặc lon, sau đó đổ dầu hôi vào, đánh diêm ném lên cát là cháy, khi hết dầu ta chỉ cần đổ thêm dầu là lửa lại bừng sáng.

Cách này thường làm để trong lòng đống củi để khi trại trưởng châm lửa là nó bắt liền, nếu không có cát thì để ống dầu hôi nhưng nhúng giẻ rách, tránh đổ dầu ở ngoài vào khi lửa không cháy và vì thế nên chuẩn bị củi lửa và đầu trước.
Trong khi làm các kiểu xếp củi trên đây, ta nên nhớ phải để một chỗ hổng để châm lửa vào; nếu dự trù cách khai lửa không bằng cách châm đuốc thì phải tiên liệu nơi bắt lửa đầu tiên, ở đó ta nên để một ít dầu hỏa hay nhựa thông để lửa dễ bắt.
CÁCH TẠO MÀU CHO LỬA
Trong đêm lửa trại nhiều khi cũng cần đến việc sử dụng các cách làm màu cho lửa để tăng phần hào hứng cho đêm lửa trại.
Làm khói: Ném vào đống lửa đang cháy rực rỡ một ít cỏ tươi hay lá tươi.
Làm sáng rực: Ném vào lửa từng nắm rơm khô hoặc giấy cắt nhỏ.
Làm lửa màu đỏ: Ném vào lửa một nắm bột màu đen.
Làm lửa xanh lục: Ném vào lửa một nắm bột sulfate de cuivre.
Làm lửa vàng: Ném vào lửa một nắm muối to hay nhựa.
Làm lửa xanh lơ: Ném vào lửa giấy bạc nhũ trắng.
Làm lửa nổ: Ném hạt nhãn khô, cắt ống lồ ô bịt kín ném vào.
CÁCH LÀM ĐUỐC
Dù có hiện đại đến bao nhiêu đi chăng nữa thì trong đêm lửa trại vẫn cần phải có ánh lửa bập bùng của ngọn đuốc và củi lửa trại. Vì vậy, để chuẩn bị tốt cho đêm lửa trại, đầu tiên chúng ta nên lưu ý đến công việc làm đuốc. Có các cách thường làm sau đây:
Dùng nhựa thông, nhựa tràm, nhựa chai nấu lên cho lỏng rồi lấy các cây gậy vừa tầm tay từ 60 đến 80cm, nhúng đầu gậy vào nhựa khoảng 15cm, sau đó để cho hơi khô và lấy vải hoặc giấy báo bọc xung quanh 1 lần, sau đó tiếp tục nhúng vào nhựa nhiều lần.
Lấy ống sữa bò đóng lên một cây gậy trong có đổ cát vàng khô; lúc sắp đốt đổ dầu lửa vào cho ướt hết thì thôi, đến khi cần quẹt diêm lên là cháy.
Lấy ống tre, nứa khô cho nhựa chai vào trong; ở ngoài quấn giấy xanh đỏ cho đẹp. Nhớ làm cái che tay cho khỏi bị nóng. Khi đốt lên là cháy.
Lấy ống tre xanh tươi trong đổ dầu lửa, rồi lấy vải thấm vào làm bấc đốt lên là cháy.
Dùng ống tre chẻ đầu thành 6-8 phần đều nhau, đặt lon sữa bò vào và dùng dây kẽm cột lại. Bằng cách này dầu sẽ không đổ ra ngoài.
LÀM CHUỘT LỬA
Chuột lửa là một công cụ cho việc châm lửa. Có nhiều cách để chế tạo chuột lửa, tùy sáng kiến của mỗi người: hoặc từ trên cao chạy xuống, hoặc từ dưới thấp chạy lên cao rồi mới xuống đống lửa.
TỪ TRÊN CAO CHẠY XUỐNG
- Căng dây kẽm đến thân cây hay một điểm cao và có độ dốc vừa phải, đầu dây kẽm (phía đống lửa) chúng ta nối bằng một đoạn dây nilon ngắn để sau khi cháy thì dây đứt, không gây trở ngại cho việc trình diễn.
- Lấy lon sữa bò, lon bia... cho giẻ tẩm dầu vào, lấy dây kẽm làm thành một cái quai. Dùng tim đèn nối dài (hay vải se lại thành sợi) cột vào lon.
- Treo lon lên điểm cao nhất của sợi dây kẽm, cố định bằng dây thun, thòng dây tim xuống cho vừa tầm.
- Khi đốt dây thun đứt, lon lửa sẽ trôi theo độ dốc xuống đống lửa.
TỪ DƯỚI CHẠY LÊN:
Nguyên tắc thì vẫn trượt theo dây nhưng một bên thì nhờ trọng lượng, một bên thì nhờ dây thun đàn hồi. Loại chuột lửa này chúng ta để cho hộp lon nằm ngang và làm hai khoen bằng dây kẽm để dễ dàng trượt theo dây hướng dẫn.
Từ một góc nào đó, dùng dây thun tạo lực đàn hồi để bắn mồi lửa lên cao, có sẵn mồi lửa, từ đó chuột sẽ chạy xuống đống củi.
KỂ CHUYỆN LỬA TRẠI
Có những lúc người ta cần yên lặng, giờ phút ấy nếu để trôi qua trống rỗng sẽ làm hỏng cả cuộc vui. Tương trợ cho thời gian “gay cấn” này chúng ta nên kể chuyện.
Những câu chuyện kể có những tác dụng rất lớn: giáo dục, tuyên truyền đến người nghe một cách tế nhị, khéo léo, giúp mỗi người tự chiêm nghiệm và rút ra bài học cho mình.
Quan trọng nhất là phải khéo léo khi chọn câu chuyện để kể sao cho thích hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng, tùy lúc tùy nơi... nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Muốn vậy người kể chuyện phải chuẩn bị một số câu chuyện, theo những đề tài nhất định. Những câu chuyện này có thể sưu tầm trong tủ sách “Học làm người”, “Cổ học tinh hoa”, “Quà tặng của cuộc sống”...
 

the death

New Member
Ðề: Một số kỹ năng trại

ÂM THANH - TIẾNG ĐỘNG - NHẠC CỤ TRONG LỬA TRẠI
Các tiết mục tham gia chương trình lửa trại càng đơn giản gọn nhẹ và tự nhiên bao nhiêu thì càng cuốn hút người chơi bấy nhiêu. Chính vì lẽ đó, người tổ chức cần khuyến khích cho trại sinh tham gia với tinh thần “trở về cội nguồn”, hòa mình với thiên nhiên.
Do vậy, dù ngày nay đã có rất nhiều phương tiện hiện đại nhưng cũng nên sử dụng những công cụ giản đơn để tạo nên một đêm lửa trại.
Ở trại, những dụng cụ sau đây giúp ta thực hiện âm thanh - tiếng động trong lửa trại: Mấy mẩu gỗ cứng đủ cỡ, còi, túi nilông nhỏ (thổi lên túm lại đập như pháo), tù và, kèn tây, sáo, chuông, xe đạp, nhạc ngựa, lục lạc, chuông con, vải cũ (để xé), phèng la, chai đựng nước, tôn mỏng, bi đông nước trong có sỏi, sạn... (xem hình vẽ).
Đây là đại cương mấy cách làm tiếng động hậu trường:

MƯA
+ Mưa nhỏ:
Lấy chổi tre quét lên giấy báo.
Vò giấy gói đồ nhè nhẹ.
Cho sạn lên mặt trống rồi cầm trống mà sàn.
+ Mưa lớn có gió:
Bóp tròn hai quả bóng bằng giấy gói đồ rồi vo tròn chúng trên tay mạnh mẽ (lúc mạnh lúc nhẹ).
+ Mưa đá:
Cho những hòn sạn nhỏ rơi trên mặt kiếng.
SẤM SÉT
- Lấy tấm tôn mỏng treo lên rồi dùng tay hoặc cột dây vào dưới tấm tôn mà rung nhẹ hay mạnh tùy lúc để làm sấm sét.
- Treo một tấm thứ hai bên cạnh và dùng dùi có bọc vải đập mạnh vào giữa để làm sét đánh.
- Dùng trống lớn mà đánh thì giống hơn.
- Có thể đánh vào đáy nồi cũng được song hai cái dùi phải bọc vải cho êm kẻo nồi thủng.
BÃO
Làm giả tiếng gió bằng cách thổi qua ống loa.
CHỚP
- Nếu ở sân khấu thì lắp sẵn đèn trắng hai bên rồi thỉnh thoảng bật tắt.
- Ở lửa trại thì có thể làm một ống bễ lò rèn trong đó đốt sẵn mồi lửa và ủ trấu (vỏ thóc), ống thổi nối liền ở ngoài xa, lúc làm chớp thổi vỏ trấu cháy lòe bay lên (có thể làm bằng than vụn hay thứ gì cháy nhạy mà không thành lửa).
ĐÁM CHÁY
Cho đèn đỏ rực và làm tiếng động như có mưa lớn, vò giấy bóng kính bắt chước tiếng lửa nổ.
NÚI LỞ - ĐỘNG ĐẤT - TUYẾT RƠI
Làm như tiếng sấm và vò giấy bóng kính, hoặc nâng cao những bó củi, tảng đá, để rơi xuống đất, hay có thể dùng phèng la rung nhè nhẹ ở xa.
SAO ĐỔI NGÔI
Lấy một cây sào nhỏ hay thanh sắt đầu buộc bông có thấm cồn, đốt lên rồi phất nó qua lại (đèn tắt).
CHIM CHÓC
Nhờ tài bắt chước tiếng chim của một thành viên.
Cho nước vào một cái chén con như chén đựng gạo chim ăn, rồi tìm một ống thổi.
Thổi bằng ống bán sẵn.
NGỰA ĐI
Lấy 2 trái dừa khô gõ vào nhau theo nhịp đi, nếu không có dừa dùng những hộp tròn bằng gỗ gõ cũng được.
Nếu muốn làm tiếng ngựa đi trên đất cát thì bọc vải vào gáo hay gỗ rồi gõ theo nhịp đi.
NGỰA KÉO XE
Cho thêm vào trong cái mõ gỗ hay vỏ dừa khô vài vòng xích sắt làm như hàm thiết và buộc vào mỗi tay một cái nhạc ngựa để nó kêu khi tay cử động.
TIẾNG SÚNG BẮN
Đánh vào trống.
Cột đũa vào ống bơm, đặt ngửa xe đạp lên quay bánh sau cho chạy rồi dí đầu đũa vào làm súng liên thanh.
XE LỬA
Kê tấm tôn lên rồi lấy 2 cây chổi chà đập trên đó.
Dùng tay nắm nện trên trốc thùng phuy không.
TÀU ĐIỆN
Kéo lê xích sắt trên một tấm tôn.
TIẾNG MÁY NỔ
Lấy que gỗ hay tre cột vào hộp sắt vuông rỗng rồi dí vào bánh xe đạp như kiểu làm tiếng súng liên thanh.
XE HƠI BẮT ĐẦU CHẠY
Đẩy một chiếc patin chạy trên tấm gỗ ép kê cao một bên.
SUỐI CHẢY
Dùng nilông trắng, hai người hai đầu sân khấu rung lên cho nilông động
ÁO KHOÁC LỬA TRẠI
Thường thường để tránh lạnh về đêm, người ta hay quàng chiếc mền trên người để dự lửa trại, tiện thì có tiện nhưng nhiều khi bất lợi như trong trường hợp trời mưa, hoặc ẩm ướt.
Vì thế, thông thường những người hay đi cắm trại luôn luôn chuẩn bị cho mình một cái áo choàng để dùng trong sinh hoạt lửa trại. Áo này không cần mẫu mã nhất định mà tùy theo sở thích cá nhân, nó có thể là một cái mền cắt thủng 1 lỗ ở giữa để chui đầu vào được, nó có thể là một áo choàng dài tới chân, màu sắc tùy nghi, trên áo thường được thêu hay đính vào các kỷ niệm, dấu hiệu các trại mà người đó từng tham dự.
Thông lệ này rất hay và đáng được khuyến khích.
 

the death

New Member
Ðề: Một số kỹ năng trại

CÁC CÁCH KHAI MẠC LỬA, CHÂM LỬA
Tùy thuộc vào hình thức và nội dung của từng loại lửa trại mà ta có sự khai lửa, châm lửa cho phù hợp để gây cho người dự sự bất ngờ thú vị. Có rất nhiều cách khai lửa, chúng tôi xin đơn cử vài lối khai mạc thông thường để bạn đọc chọn lửa sử dụng và biến chế ra thêm. Nên lưu ý địa thế là một yếu tố quan trọng để lựa chọn loại hình khai lửa, và cần phải tập dợt để khỏi trở ngại cho đến khi khai lửa chính thức.
LỬA DANH DỰ
Đến giờ lửa trại, ban quản trại và các đội tập trung đến khu vực đốt lửa. Khi mọi người đến đông đủ, trại trưởng hoặc người đại diện cao nhất được mời ra để châm lửa khai mạc lửa trại. Người này cầm ngọn đuốc đã chuẩn bị sẵn rồi châm vào đống củi; sau đó phát biểu ý kiến và ủy quyền lại cho quản trò điều khiển đêm lửa trại.
Hoặc đến giờ khai mạc, quản trò hay quản ca hát vang bài “Gọi lửa” rồi mời tất cả cùng tham gia. Các đội reo hò, hát vang những bài ca và bước nhanh đến khu vực lửa trại. Khi các đội đến đông đủ, trại trưởng ra châm lửa, phát biểu ý kiến khai mạc lửa trại.
Châm lửa theo cách này chỉ cần chuẩn bị củi để đốt, dầu hôi và đuốc.
XÂY DỰNG HOẠT CẢNH: THẦN BÓNG TỐI VÀ THẦN ÁNH SÁNG
Đầu tiên là bóng đêm bao trùm, mọi người ngồi hoặc quì quanh đống củi. Những tiếng hú và tiếng động báo hiệu một tai nạn đang ập đến; thần Bóng Tối xuất hiện với những lời gào thét man rợ, quằn quại... bỗng thần Ánh Sáng xuất hiện, trên tay có ngọn lửa diệu kỳ với những lời vọng mang lại sự sống cho loài người khắp thế gian. Thần Bóng Tối hoảng sợ bỏ chạy trong tiếng cười chiến thắng của thần Ánh Sáng. Bài ca gọi lửa vang lên, tất cả cùng nhảy múa. Ngọn lửa bừng sáng soi rọi mọi người tay trong tay bên nhau vang câu ca (có thể kết hợp nhiều cách châm lửa như: dùng chuột lửa, châm đuốc, dây điện...). Hết lời ca, quản trò mời trại trưởng ra khai mạc.
LẤY LỬA BỐN PHƯƠNG
Các đội chuẩn bị cho mỗi đội viên của mình một ngọn đuốc. Các đội trước khi vào lửa trại, cầm đuốc từ 4 hướng chờ hiệu lệnh của người điều khiển. Khi nghe hiệu lệnh hay bài ca “gọi lửa” vang lên, từ 4 hướng các đội đốt đuốc và cùng lúc tiến thẳng vào địa điểm đốt lửa trại. Khi các đội đã đến đủ và đứng thành vòng tròn quanh đống lửa thì từng đội giơ đuốc quay về phía tay phải của mình đi theo vòng tròn nhỏ. Mỗi vòng tròn nhỏ xoay tại chỗ ba vòng và khi nghe tín hiệu bốn vòng tròn nhỏ hợp lại thành một vòng tròn lớn chung quanh đống củi. Quản trò mời đại biểu và trại trưởng ra châm lửa, sau đó các đội tiếp tục lấy đuốc châm vào đống củi cho nó bừng sáng lên. Xong, về vị trí cũ và trại trưởng ra phát biểu khai mạc rồi trao trách nhiệm lại cho quản trò điều khiển chương trình.
Có thể dùng một cách khác như sau:
Dùng sợi dây kẽm căng thẳng từ 4 cành cây gần khu vực lửa trại xuống một cọc đóng giữa đống củi.
- Làm 4 hỏa tiễn bằng cây quấn vải tẩm dầu hay nhựa thông (nếu có thể cột kèm theo pháo bông cho đẹp), làm 2 vòng thép cột trong hỏa tiễn để có thể tuột theo dây kẽm một cách dễ dàng.
- Treo hỏa tiễn ở phía cành cây bằng một sợi dây vải, từ hỏa tiễn làm thêm một sợi dây khác có tẩm dầu rồi thòng xuống đất (lưu ý sợi dây không thòng xuống đất quá để khỏi ảnh hưởng đến người tham dự).
- Khi châm lửa dây vải cháy dần lên làm sáng hỏa tiễn và đứt dây vải, hỏa tiễn theo dây kẽm buộc xuống đống củi làm cháy bừng lên ngọn lửa trại.
- Một chi tiết cần chú ý là làm sao cho 4 hỏa tiễn cùng xuống một lượt thì rất đẹp.
RƯỚC LỬA
Cách châm lửa này thường dùng để khai mạc lửa trại truyền thống. Lửa trại được lấy ở một nơi gần trại như đền thờ một danh nhân, tại một di tích lịch sử...
Rước lửa loại này giống như rước lửa Olimpic hoặc rước lửa trong các Đại hội TDTT. Khi lửa về đến nơi, quản trò cho trại sinh cùng ra đón lửa, ngọn lửa được chuyển đến tay trại trưởng hoặc người khách mời danh dự, sau đó người này châm đuốc vào củi cho cháy sáng lên. Trại trưởng phát biểu khai mạc, giới thiệu với toàn trại ban phụ trách trại rồi ủy quyền cho quản trò điều khiển đêm lửa trại.
Muốn tổ chức cách khai lửa này, ban quản trại cần cử người liên hệ trước với nơi lấy lửa. Chuẩn bị một đội rước lửa thiêng gồm một đội trưởng và hai đội viên có nhiều thành tích hoạt động xuất sắc. Đuốc cũng phải được chuẩn bị tốt để tránh xảy ra sự cố dọc đường. Có thể mang theo 1-2 cây đuốc dự phòng nếu đường đi rước lửa tương đối xa.
Tuy vậy, đường đi từ trại đến nơi lấy lửa không nên vượt quá 1 kilômet.
LẤY LỬA TỪ LÒNG SÔNG, BIỂN
Nếu cắm trại gần sông, biển, hồ nhất là nơi gắn liền với những di tích lịch sử; với những chiến công, truyền thống... thì nên dùng cách lấy lửa này.
Sau khi tập trung xung quanh đống củi, quản trò ra hiệu lệnh, đội lấy lửa chuẩn bị lấy lửa. Quản trò làm điệu bộ và nói to: “Kính mời thần Lửa vào dự lửa trại”. Và lúc đó, một đội viên trong nhóm bảo vệ lửa bí mật kéo lửa từ xa vào bờ. Đội trưởng đội danh dự châm ngọn đuốc vào lửa, lửa bén làm cháy đuốc, đội trưởng giơ cao cây đuốc cùng toàn đội danh dự chạy thong thả vào nơi đốt lửa. Sau đó trao đuốc cho trại trưởng để châm lửa khai mạc lửa trại. Khi lửa bừng cháy thì trại trưởng phát biểu khai mạc lửa trại.
Muốn lấy lửa kiểu này, cần có sự chuẩn bị trước một cách bí mật. Lửa thắp từ một đèn dầu hoặc một đoạn nến lớn đặt trong một cái hoa sen làm bằng giấy bóng kính có màu cánh sen, hoa sen được đặt trên một miếng gỗ nhỏ mỏng (để hoa sen nổi trên mặt nước). Dùng một sợi dây dài, một đầu buộc vào miếng gỗ, còn một đầu buộc vào một cái cọc đóng ở bờ sông, hồ, biển. Để việc kéo lửa được dễ dàng nhanh chóng, có thể buộc đầu dây vào một cái ròng rọc, khi quay ròng rọc, dây thu ngắn lại dần và kéo đèn hoa sen vào bờ.
Nên giữ bí mật để gây bất ngờ cho trại sinh. Có thể chọn cử những người biết bơi giỏi để đưa hoa sen có đèn chưa thắp lửa mang ra xa ngoài bờ một khoảng an toàn. Sau khi có hiệu lệnh, thì những người này mới thắp đèn lên để những người trong bờ kéo đèn vào.
Chú ý: Lửa phải đủ sáng sao cho từ xa đã thấy lửa trên mặt nước, giống như mọc từ trong nước hiện ra.
GỌI LỬA TỪ TRÊN CAO XUỐNG
Khi toàn trại đã có mặt đông đủ quanh đống củi, quản trò bắt nhịp bài hát “Gọi lửa”, sau đó đến trước trại trưởng và nói to: “Xin trại trưởng mời thần lửa từ trên cao xuống khai mạc đêm lửa trại hôm nay”. Trại trưởng bước ra vòng lửa rồi giật mạnh một đầu dây buộc sẵn để ngỏ trên đầu: một mồi lửa từ trên cao rơi xuống trúng vào giữa đống củi, ngọn lửa bùng cháy lên.
Cách châm như sau: dùng 1 sợi dây kẽm chăng từ 2 cây cao sao cho sợi dây chạy ngang qua giữa đống củi. Trên dây kẽm nhớ treo 1 cái ròng rọc hoặc tương tự (cần buộc kỹ để nó không di chuyển được). Dùng 1 sợi dây khác chạy qua ròng rọc, đầu dây gần ròng rọc mang một hộp kim loại (lon sữa bò rỗng 1 đầu) có đựng giẻ tẩm xăng hoặc dầu hôi, hộp này nên đặt trong một cái hộp giấy khác nhằm che không cho ánh sáng của lửa hắt ra ngoài (trại sinh không thấy). Mồi lửa phải treo đúng giữa đống củi và nên buộc bằng dây nhỏ dễ đứt khi bị cháy. Đầu dây còn lại trên ròng rọc bố trí treo ngỏ, cách mặt đất khoảng 1,5m để thuận lợi cho trại trưởng khi kéo dây châm lửa.
Thêm một cách lấy lửa từ trời cao:
Đóng một cọc ngắn xuống đất cách xa đống củi và ngoài vòng người đang đứng tham gia lửa trại. Từ chân cọc ta làm một cây tre dài khoảng 1 mét trở lên; trên đầu tre cắm 1 miếng thiếc (như cái muỗng).
- Dùng dây thun cột vào cọc ngắn và cây tre.
- Làm 1 dây an toàn giữ thân tre với mặt đất.
- Làm 1 mồi lửa tròn để trên mảnh thiếc.
- Khi châm lửa xong muốn khai lửa ta chỉ cần cắt dây an toàn, ngọn tre bị dây thun kéo bắn lên làm mồi lửa tung lên cao và bay theo hình vòng cầu để rơi vào đống củi.
- Cách khai lửa này rất khó khăn và phải tập nhiều lần trước khi thực hiện đêm lửa trại.
- Một chi tiết quan trọng là khi khai lửa kiểu này thì đống củi nên xếp theo hình tứ giác, lục lăng hay bát giác để mồi lửa rơi vào một cách dễ dàng.
Chú ý: Phải là nơi có cây cao để tiện cho việc giăng dây.
DÙNG CHUỘT LỬA (HỎA TIỄN)
Đây là cách châm lửa thông dụng nhất. Chuột lửa đã được chuẩn bị sẵn. Khi được mời châm lửa khai mạc đêm lửa trại, trại trưởng bước tới gần một cái cọc (bằng tre hoặc bằng thân cây gỗ) đóng sẵn ở vòng lửa, dùng diêm hoặc bật lửa châm lửa vào giẻ tẩm dầu và đuôi chuột lửa. Lửa cháy làm đứt dây neo chuột vào cọc; chuột lửa lao thẳng vào đống củi, đốt cháy củi mồi... Khi lửa đã bén, trại trưởng khai mạc lửa trại.
Chú ý: dùng chuột lửa gây được ấn tượng nhưng phải chuẩn bị kỹ càng, đảm bảo cho sự thành công, đặc biệt cần phải thử nhiều lần trước khi thực hiện đêm lửa trại.
CHÂM LỬA BẰNG ĐIỆN
Trại trưởng được mời ra khai mạc lửa, đứng dậy và bước ra vòng lửa chào mọi người; sau đó xoay người chỉ tay vào đống củi và vỗ tay, tức thì lửa bừng cháy lên trong khi quản trò bắt nhịp bài hát nhảy lửa. Xong trại trưởng phát biểu khai mạc lửa trại.
Đây là cách châm lửa bằng dây may-so (dây xoắn kim loại dùng nấu nước sôi bằng điện) được nối với dây điện kép, đặt sát ngầm mặt đất từ ổ cắm điện đến giữa đống củi để đốt. Điều quan trọng là trên dây may-so phải có vải tẩm xăng hay dầu hôi và vài cây diêm cho nó dễ bắt lửa. Khi có hiệu lệnh của trại trưởng, người phụ trách cắm dây điện với dây may-so, tức thì sẽ đốt cháy vải và bừng cháy. (Cần giữ an toàn tuyệt đối khi thực hiện các động tác này).
KHAI LỬA BẰNG CUNG TÊN
Trên các vùng cao nguyên, có nơi người ta còn khai lửa bằng cách tẩm dầu vào đầu mũi tên có quấn vải, sau đó đốt lửa lên và bắn vào đống củi, lửa bừng cháy.

Ngoài ra, có những chương trình lửa trại, đặc biệt là lửa trại truyền thống chúng ta có thể không cần khai mạc lửa ngay mà bắt đầu bằng phút sinh hoạt truyền thống.

- Sau phút sinh hoạt truyền thống tắt đèn, bóng đen trùm xuống, trống múa sư tử, lân... nổi lên. Đội múa lân, sư tử nhảy quanh đống củi lúc này vẫn chưa đốt lên.
- Điệu múa vừa dứt thì trại trưởng cũng bắt đầu đọc lời khai mạc lửa trại. Bài viết này nên gắn liền với truyền thống, di tích lịch sử nhằm thức dậy trong lòng mọi người niềm tự hào và lòng yêu quê hương đất nước.
Chú ý:
Trong khi chơi lửa trại, nếu không có củi có thể sử dụng các cách sau đây:
- Dùng nến hóa học nối lại đốt cháy tùy thích.
- Dùng lon cát có tẩm dầu lửa đốt cháy lên.
- Dùng ngọn lửa điện hay tạo ngọn lửa bằng vải (hiện nay người ta hay sử dụng để trang trí).
 

the death

New Member
Ðề: Một số kỹ năng trại

CHƯƠNG TRÌNH LỬA TRẠI
MỞ ĐẦU LỬA TRẠI
Mở đầu lửa trại là một thời khắc rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả đêm lửa trại.
Trong chương trình lửa trại có ghi cụ thể ngày giờ thực hiện lửa trại; thế nhưng nên có sự nhắc nhở lại vào buổi chiều và báo trước từ 5 đến 15 phút trước khi diễn ra lễ trại để các tiểu trại có sự chuẩn bị chu đáo hơn.
Hiệu lệnh tập trung ra vòng tròn được báo lên (hiệu còi, hiệu kèn, lời mời gọi...), các tiểu trại nhanh chóng đến cùng lúc (có thể đi thành hàng từng đơn vị trong im lặng và trật tự, nhưng có khi cũng vừa chạy vừa hô tiếng reo của đơn vị mình. Từng đơn vị đứng vào vị trí đúng qui định của quản trò đã hướng dẫn trước, đoạn tất cả im lặng đợi lời khai mạc của Trại trưởng (tùy theo chương trình mà lời khai mạc có khi trước, trong hoặc sau khi châm lửa).
Trong đêm tối, ánh sáng dường như được tắt hết, đèn pin chỉ bật lên khi rất cần, tất cả đều hết sức giữ im lặng triệt để trước giờ khai mạc lửa trại.
Sau lời khai mạc, quản trò điều khiển đêm lửa trại. Tất cả theo lệnh của quản trò: gọi lửa, châm lửa, nhảy lửa, ngồi quây quần bên lửa, hát múa, vui chơi... Quản trò trở thành linh hồn của đêm lửa.
Lễ châm lửa cũng rất quan trọng. Có nhiều hình thức châm lửa như: làm chuột lửa từ trên cao xuống, dùng đuốc châm, dùng dây điện trở... (xem phần các cách khai lửa, châm lửa).
Giới thiệu mẫu một chương trình khai mạc lửa trại thông thường:
Mở đầu lửa trại:
Gọi lửa: (âm thanh, trống chiêng, tiếng hú).
Quản trò hô: Ơ này anh em ơi! Nào về đây ta cùng nhau quây quần, để đền bù những lúc sương khuya trong đêm đen bầu trời mịt mùng.
Cử tọa cùng đáp: Trong đêm đen bầu trời mịt mùng.
Quản trò hô: Ơ này anh em ơi! Nào về đây ta cùng đốt lửa hồng, nào chúng ta hát, ta ca, cao cao bên lửa hồng bập bùng.
Cử tọa đáp: Cao cao bên lửa hồng bập bùng.
(diễn ra hoạt cảnh lửa trại: thần bóng tối, thần ánh sáng).

Nếu tổ chức lửa trại truyền thống - thì diễn hoạt cảnh Lạc Long Quân Âu Cơ:
Gọi lửa: (âm thanh, trống chiêng, tù và, tiếng reo).
Quản trò hô: Hú... hú... Hỡi những con người can đảm, dũng mãnh của các bộ tộc, hú... hú...
Hỡi đồng bằng của quốc tổ Long Quân và Âu Cơ, hú... hú...
Hỡi những người can đảm của Trường Sơn bất khuất, của biển Đông hùng vĩ cùng về đây mừng lửa (các đội đốt đuốc và nối thanh hàng chạy về vị trí đốt lửa trại).
Cử tọa đáp bằng tiếng reo: Hú... AAA... (tiếng reo của đơn vị trại) cùng chạy về theo từng đội và nối thành vòng tròn - mỗi người chuẩn bị một cây đuốc và đồng loạt châm lửa vào đống củi (có thể mời đại biểu danh dự châm lửa).
Nhảy lửa: (múa trăn hoặc nhảy lửa).
Hát các bài gọi lửa, nhảy lửa, múa trăn...
Khai mạc lửa trại: Lời khai mạc của trại trưởng súc tích, ngắn gọn, nêu lên tinh thần chủ đề trại, tinh thần của các tiểu trại... và một số nội dung cần thông báo.

NỘI DUNG CHÍNH
Đây là phần quan trọng nhất của đêm lửa trại, bao gồm các hoạt động tùy theo chương trình đề ra cho phù hợp với từng chủ đề lửa trại:
- Các hoạt động mà tất cả người chơi có thể tham gia chung như: Hát, nhảy múa, trò chơi, tiếng hô, tiếng reo...
- Các kịch ngắn, các màn ảo thuật, các câu chuyện ngắn...
- Các tiết mục dự thi giữa các đội: thi hóa trang vui, thi văn nghệ...
Chú ý: Bằng mọi cách phải đạt được mục đích đã đề ra của đêm lửa trại và phải lưu ý đến người tham dự về nhiều phương diện như: sở thích, trình độ... Để ý đến cả địa điểm tổ chức.
Quản trò đừng nên luôn luôn bắt buộc người dự đứng lên ngồi xuống, hô reo... sẽ gây sự nhàm chán mệt mỏi cho người dự và phiền phức cho mọi người. Rất giản dị, không nhiều lời, tránh những khoảng thời gian chết, quản trò chịu trách nhiệm về nhịp điệu lôi cuốn đêm sinh hoạt lửa trại bằng khả năng của mình.
Nếu là lửa trại nhằm phục vụ cho các chương trình khác như: khai mạc, bế mạc, tổng kết, huấn luyện... thì trong nội dung chính này phải có chương trình riêng lồng ghép vào sao cho uyển chuyển, linh hoạt... không nên gượng ép.
LỄ TÀN LỬA
Lửa trại cần được bắt đầu trong không khí đầy âm thanh và hào hứng, tàn lửa kết thúc trong sự luyến tiếc và trào dâng cảm xúc.
Theo mỗi nhịp điệu của chương trình và nhìn vào ngọn lửa, ta sẽ rõ cuộc lửa trại sắp kết thúc. Sau khi hoàn tất các hoạt động trong chương trình trại, tổng kết và tặng quà lưu niệm, quản trò mời toàn thể người tham dự tiến sát vào vòng lửa hơn. Quản trò bắt nhịp để tất cả cùng hát bài ca “Tàn lửa” và những bài hát chia tay. Im lặng trong giây lát, trại trưởng kết thúc và chúc mọi người một đêm yên lành, một giấc ngủ ngon (ở đây, quản trò thường kể 1 câu chuyện ý nghĩa, một lời dặn dò động viên thấm thía, ân cần và gần gũi). Tất cả chia tay trong im lặng, về lại đơn vị mình.
 

the death

New Member
Ðề: Một số kỹ năng trại

CHỦ ĐỀ LỬA TRẠI
Để cho buổi lửa trại có ý nghĩa, chúng ta nên hướng chương trình theo một chủ đề nào đó.
Đề tài đặt ra phải khai thác triệt để những năng khiếu, sáng kiến và hiểu biết của trại sinh, phải phù hợp với chủ đề trại. Quản trò trên cơ sở đó cần phải sắp xếp chương trình và các tiết mục cho mạch lạc và đúng lịch trình, các bài ca, tiếng reo, vũ điệu... cho thật gắn bó nhuần nhuyễn với chủ đề.
Ví dụ: Nếu là buổi lửa trại kỷ niệm ngày thành lập đơn vị, chúng ta nên xoay quanh chủ đề truyền thống đơn vị, gắn liền với việc giáo dục và phát huy. Nếu là kỷ niệm danh nhân văn hóa lịch sử thì nên chọn đề tài liên quan đến cuộc đời sự nghiệp của nhân vật đó...
Việc chọn đề tài cho đêm lửa trại không khó, cái khó là làm sao phát huy được hết nguồn nhân lực sẵn có trong trại sinh để chương trình hấp dẫn, lôi cuốn người tham gia.
HÌNH DÁNG VÒNG TRÒN SINH HOẠT LỬA TRẠI
Cách cấu tạo hình dáng vòng tròn sinh hoạt lửa trại được xếp thành 2 loại: Vòng tròn kín và vòng tròn hở (nghĩa là vòng tròn bị đứt quãng).
Thông thường loại thứ nhất hay được ưa chuộng vì người ta cho rằng, theo bẩm tính, những người dự cuộc dù ở địa vị nào, ở bất kỳ thời đại nào, tại nơi nào cũng muốn họp thành một vòng tròn kín quanh đống lửa. Luật lệ tự nhiên này không chịu một ngoại lệ nào khác nữa. Hơn thế nữa, nó phù hợp cho các hoạt động thi đua cũng như thực hiện các trò chơi một cách tốt nhất cho mọi người cùng tham gia.
VỊ TRÍ VÒNG TRÒN SINH HOẠT LỬA TRẠI
Ban tổ chức nên chọn khu đất trống trải, xa các khu rừng thưa, không có tán cây và tàn cây thấp dễ bắt cháy; tương đối bằng phẳng, nền đất không trũng và ẩm ướt. Cần dọn sạch lá cây rụng và các cành gỗ mục từ buổi chiều khi đốt lửa trại. Địa điểm cũng không nên quá gần khu vực dựng lều trại của các đội nhóm và Ban tổ chức, nhưng nếu được, càng gần khu vực có nguồn nước càng tốt. Cần khảo sát thật kỹ khu vực đốt lửa trại để ngừa các loại bom mìn và chai lọ, dây thép gai... còn sót lại sau chiến tranh.
Nếu lửa trại dự kiến có qui mô lớn (từ 200 trại sinh trở lên), có thể tận dụng ngay những gốc cây to bị mục hoặc đã đốn từ lâu để làm điểm trung tâm. Nên xin phép, liên hệ trước tại các nơi này.
VỊ TRÍ ĐỐNG LỬA TRẠI
Đống lửa luôn luôn ở giữa vòng tròn để các đội nhóm cùng tổ chức được các nghi thức gọi lửa, đốt lửa và nhảy lửa, sau đó cũng để diễn ra các sinh hoạt bên lửa.
Riêng “sân khấu” văn nghệ sẽ uyển chuyển xoay vòng theo vị trí ngồi của mỗi đội tham dự. Nhưng hay nhất là “sân khấu” ở hẳn một phía, thuận tiện cho khán giả, trong đó có quan khách, Ban tổ chức, Ban giám khảo... có thể quan sát chung để chấm điểm và đề phòng những bất trắc rủi ro.
Nên chú ý chọn vị trí sao cho trục khán giả - sân khấu luôn vuông góc với hướng gió để tránh bị tạt khói gây ngộp và tàn lửa gây phỏng.
Đống lửa trong đêm lửa trại có 3 tác dụng: Sưởi ấm - soi sáng - gây bầu khí ấm áp. Vì thế, đêm lửa trại có thành công hay không phần lớn là do khâu chuẩn bị củi đốt, hình thức chất củi và kỹ thuật duy trì ngọn lửa khi to khi nhỏ, khi sáng rực khi dịu mờ.
Củi dự trữ được xếp bao quanh thành một vành đai quanh đống lửa, vừa có tác dụng sấy sẵn nếu cành cây còn tươi, lại vừa đề phòng củi đang cháy lăn ra hoặc tro than bắn vào vòng sinh hoạt.
Củi dự trữ là củi to, thân dài khoảng một mét trở lại tùy qui mô đống lửa lớn hay nhỏ, cũng đừng quên phải có nhiều cành nhỏ, khô giòn để mồi thêm khi cần làm đống lửa bùng lên rực sáng. Củi có thể được nhặt trong khu vực cắm trại, có thể được mua sẵn nhưng hay nhất là mỗi trại sinh mang theo góp vào. Tuyệt đối không dùng vỏ xe và các vật liệu nhựa gây khói đen và khét.
Y PHỤC KHI SINH HOẠT LỬA TRẠI
Y phục mặc khi dự lửa trại không được bừa bãi, lôi thôi, không mặc áo quần đi ngủ và cũng không mặc lễ phục chỉnh tề (ngoại trừ khi có yêu cầu của Ban tổ chức).
Thể thức ngồi là vòng tròn kín quanh lửa, người nọ cạnh người kia, cùng nhảy múa ca hát nhất loạt theo sự điều khiển của quản trò, như vậy chắc chắn sẽ tạo được bầu không khí thân mật, những sắc thái đồng nhất để tạo nên một đêm lửa trại thật ấm cúng và sảng khoái cho tất cả mọi người.
Điều này cũng rất quan trọng đối với sự thành công của một chương trình lửa trại.
 

the death

New Member
Ðề: Một số kỹ năng trại

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
CHUẨN BỊ CHƯƠNG TRÌNH
Thông báo chủ đề và những yêu cầu cụ thể cho từng tiểu trại và cá nhân trong quá trình chuẩn bị và tổ chức lửa trại.
Bố trí thời gian cho các tiểu trại chuẩn bị trước khoảng 24 giờ nếu trại 1 ngày, trại nhiều ngày phải thông báo trước.
Thu thập các tiết mục đăng ký của các đơn vị (nội dung phải bám theo chủ đề) để tiện cho công tác biên tập và dàn dựng kịch bản chương trình lửa trại.
Phân công các tiểu trại tham gia các hoạt động chuẩn bị phục vụ lửa trại (quần áo, y phục hóa trang, tiếng reo, đuốc, nhảy lửa, trò chơi, hóa trang...).
Lên kịch bản và dàn dựng chương trình lửa trại tùy theo qui mô của lửa trại.
Chú ý: Đảm bảo thời gian để các đơn vị chuẩn bị và tập dợt nhằm tránh tình trạng có những sáng tác tức thời cẩu thả vào giờ chót, gọi là góp mặt cho có vị.
Chương trình lửa trại phải được chuẩn bị trước nhưng phải giữ bí mật cả về nội dung và hình thức để tạo sự ngạc nhiên lý thú cho người tham dự.

BAN ĐIỀU HÀNH GỒM
+ Quản trò: được xem là người “giữ linh hồn” của đêm lửa trại.
Nhiệm vụ:
Phối hợp với Ban chỉ huy trại để xây dựng chủ đề, chương trình, kịch bản... đêm lửa trại.
Bố cục và sắp xếp chương trình lửa trại, bố trí các hoạt động vui chơi như: các hội thi, băng reo, bài hát, tiết mục xen kẽ thời gian trống trong chương trình lửa trại.
Kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc chương trình đảm bảo đúng thời gian, tiến độ.
Dẫn giải, giới thiệu chương trình, lấp thời gian trống bằng những sinh hoạt cộng đồng.
Chủ động mời đại biểu, quan khách, trại sinh cùng tham gia sinh hoạt lửa trại.
Cắt bỏ những tiết mục không phù hợp.
+ Quản ca: là người phụ trách phần hát, nhảy múa, âm thanh tiếng động trong đêm lửa trại. Đây là người hoạt náo chứ không nhất thiết phải là người hát hay.
Nhiệm vụ:
Phối hợp với quản trò để điều khiển chương trình lửa trại.
Chọn bắt các bài hát phù hợp với nội dung: mở đầu, nhảy lửa, gọi lửa, trại ca, băng reo khen, chê, chúc mừng, mời gọi, hoan hô, cám ơn, hát đuổi, hát bè, hát to, hát nhỏ, hát tàn lửa...
Thúc đẩy cao trào sinh hoạt ca hát hoặc điều chỉnh sự lắng đọng cần thiết theo chủ đề, yêu cầu của đêm lửa trại.
+ Quản lửa:
Nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm chính về các hoạt động có liên quan đến củi lửa. Phải biết kỹ thuật chất củi cho lửa cháy đều, kể cả đặc tính của cây và số lượng củi cần thiết để hoàn tất đêm lửa trại mà không bị củi thừa hay thiếu...
Chọn vị trí, hướng gió, bảo vệ những bãi cỏ, nền xi măng, sắp xếp củi, tăng giảm ngọn lửa, chuột lửa, lửa điện, màu lửa... thu dọn lửa đề phòng hỏa hoạn, kết thúc phải trả lại nguyên trạng như trước khi tổ chức lửa trại.
 

the death

New Member
Ðề: Một số kỹ năng trại

CÁC HÌNH THỨC LỬA TRẠI
Tùy theo sự khác biệt về hình thức, nội dung và nhất là tinh thần của mỗi lửa trại, chúng ta có thể phân loại lửa trại như sau: Lửa trại họp đoàn, lửa trại kết thân, lửa khai mạc, lửa trại truyền thống, lửa trại chủ đề, lửa dặm đường, lửa trại nghệ thuật, hoa lửa...
Tùy điều kiện, lửa trại có thể tổ chức trong nhà, bày ra các mô hình giả lửa trại như: điện, nến, que củi xếp theo mô hình lửa trại.
Căn cứ vào mục đích, số lượng người tham gia, chúng ta có thể phân loại như sau:
LỬA TRẠI HỌP ĐOÀN
MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
Sinh hoạt riêng của tiểu trại, chi hội, đội nhóm...
Sinh hoạt trước đêm có lửa trại chính thức hoặc lửa trại tổng kết: quây quần, thân ái, tin tưởng...
NỘI DUNG
Sinh hoạt nhẹ nhàng: trò chơi, ca hát cộng đồng, rút kinh nghiệm những việc làm, hoạt động trong ngày, thống nhất những dự tính công việc và hoạt động cho những ngày tiếp theo. Nếu chuẩn bị cho trại tổng kết thì nêu những ưu khuyết điểm để rút kinh nghiệm, trao đổi...
THỜI GIAN TỔ CHỨC
Sau mỗi ngày hoạt động, kéo dài khoảng từ 30 phút đến 45 phút.
LỬA TRẠI KẾT THÂN
(lửa trại tiếp xúc, giao lưu)
MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
Tổ chức giữa các đơn vị còn xa lạ để biết hơn về nhau.
Tổ chức giữa các đơn vị kết nghĩa.
Sinh hoạt giữa các trại sinh trong cùng đơn vị trại.
NỘI DUNG
Sinh hoạt làm quen.
Giới thiệu nét đặc trưng của các đơn vị với nhau.
Hoạt động giao lưu chung - liên kết hoạt động.
Trao quà lưu niệm tập thể, cá nhân.
THỜI GIAN TỔ CHỨC
Ngay đêm đầu tiên gặp gỡ, kéo dài khoảng từ 45 phút đến 60 phút.
LỬA KHAI MẠC
MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
Khai mạc một đợt trại dài ngày như trại huấn luyện, trại sinh hoạt, trại hè...
Ra mắt Ban chỉ huy trại, trại sinh của các đơn vị.
Chính thức nhập trại hoạt động.
Hình thức: Trại huấn luyện, trại dài ngày.
NỘI DUNG:
Gọi lửa, nhảy lửa, sinh hoạt truyền thống.
Châm đuốc khai mạc.
Nghi lễ chào cờ.
Nghi thức khai mạc.
Trại trưởng nói chuyện (ngắn gọn, súc tích, đúng chủ đề)
Để đơn giản bớt phần tổ chức, trong một hội trại dài ngày có thể kết hợp lửa trại giao lưu (đã nói ở phần trên) và lửa trại khai mạc vào một đêm, phần giao lưu, tiếp xúc, làm quen... được tiến hành trước và sau là phần khai mạc ngắn gọn nhưng cũng mang tính chất trang trọng, thân ái, đoàn kết, vui vẻ...
THỜI GIAN TỔ CHỨC
Từ 1 giờ 30 phút trở lên.
LỬA TRẠI TRUYỀN THỐNG
MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
Giáo dục truyền thống nhân các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống.
NỘI DUNG
Lời dẫn chuyện, sinh hoạt truyền thống, gọi lửa châm đuốc truyền thống, nhảy lửa.
Tái hiện lịch sử, truyền thống qua các hoạt cảnh lửa trại.
Giao mỗi tiểu trại chuẩn bị các đề tài nhỏ trong kịch bản tổng thể nhằm tạo hiệu ứng giáo dục trong mỗi trại sinh.
THỜI GIAN TỔ CHỨC
Từ 1 giờ 30 phút trở lên.
LỬA TRẠI CHỦ ĐỀ
(lửa trại tuyên truyền)
MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
Tạo không khí chủ động, hấp dẫn hơn trong sinh hoạt, bằng các nội dung tọa đàm, thảo luận, hoạt động xoay quanh một hay nhiều chủ đề.
NỘI DUNG:
Gọi lửa, nhảy lửa, châm lửa trại.
Gợi ý chủ đề để mọi trại sinh tham gia.
Phổ biến chủ đề để các trại sinh chuẩn bị: Lịch sử - công tác xã hội - Phòng chống tệ nạn xã hội...
Tổ chức kết nạp Đoàn viên, Hội viên, ra mắt các Đội Thanh niên tình nguyện, Đội công tác xã hội, các CLB Đội, nhóm...
Lời căn dặn của trại trưởng trước khi kết nạp.
THỜI GIAN TỔ CHỨC
Từ 1 giờ 30 phút trở lên.
LỬA DẶM ĐƯỜNG
MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
Bồi dưỡng tinh thần, nâng cao khí thế sau một ngày hành quân mệt nhọc, gặp gỡ sau một ngày hành quân cắm trại.
NỘI DUNG
Sinh hoạt thư giãn, ca hát, chuyện trò trao đổi câu chuyện trên đường hành quân.
Mỗi thành viên góp chương trình một cách tự nhiên.
Trao đổi rút tỉa kinh nghiệm cho ngày mai, cho tương lai.
Người phụ trách nói lời tàn lửa, chúc mọi người ngủ ngon.
THỜI GIAN TỔ CHỨC
Thông thường từ 45 phút đến 1 giờ.
LỬA TRẠI NGHỆ THUẬT
NỘI DUNG:
Lửa trại thông tin cổ động
Liên hoan hát dân ca
Liên hoan ca kịch, tiểu phẩm
Sáng tác văn thơ, hội họa
Âm nhạc, hợp xướng
Liên hoan các nhóm, ban nhạc, ca khúc chính trị...
Lửa trại loại này khó thành công vì phải kết hợp được nhiều yếu tố tiến sang lãnh vực nghệ thuật sân khấu. Đơn giản và dễ thành công nhất là những tuồng điệu bộ, những bản dân ca, những điệu vũ dân tộc, kể cả đọc sách ngâm thơ... đã được các tiểu trại tập dợt thành thạo từ lâu và để dành riêng cho loại lửa trại đặc biệt này.
THỜI GIAN TỔ CHỨC
Khoảng 1 giờ 30 trở lên.
LỬA HOA
(dành cho thiếu nhi)
NỘI DUNG
Phụ trách hát, kể chuyện.
Các em hóa trang thành những con thú dễ thương, bông hoa đẹp diễn cảnh theo nội dung từng bài hát, câu chuyện...
THỜI GIAN TỔ CHỨC
Khoảng 45 phút đến 1 giờ.
LỬA TĨNH TÂM
MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
Làm cho tinh thần của đoàn thể thêm gắn bó, sắt son.
Suy ngẫm những điều hay dở trong cuộc sống mà mình đã trải qua để rút ra những điều tốt đẹp cho cuộc sống và cho mọi người.
NỘI DUNG
Trại trưởng có lời dẫn cho đêm lửa trại tĩnh tâm.
Chuẩn bị 1 ngọn nến cho mỗi người, 1 nhóm từ 3 đến 5 người.
Một nhóm lửa nhỏ cho nhóm người, phân đội, tiểu trại.
Một đống lửa trại cho 1 chi hội, tiểu trại...
Tất cả im lặng mặc tưởng bên đống lửa trại, ngọn lửa như ánh sáng chân lý soi rọi những điều hay dở trong lòng mỗi người, tất cả mọi trại sinh cùng suy ngẫm, mặc tưởng trong im lặng (tĩnh tâm khoảng 10 phút).
Sau đó các trại sinh sẽ nói lên những cảm nghĩ từ đáy lòng mình, những suy gẫm rút ra từ cuộc sống, từ những điều hay và chưa hay để hướng đến cái tốt đẹp chân, thiện, mĩ.
Suy ngẫm nhắc nhở lại tôn chỉ mục đích của đoàn thể.
Trại trưởng giải thích những băn khoăn, làm thông suốt tư tưởng trước khi kết nạp Đoàn - Hội.
ĐỐI TƯỢNG
Dành cho những người hoạt động nhiều năm trong phong trào thanh thiếu niên và các đối tượng chuẩn bị kết nạp Đoàn, Hội.
THỜI GIAN TỔ CHỨC
Lửa được tổ chức vào đêm khuya, không gian tĩnh lặng (khoảng 30 phút đến 45 phút), khi tàn lửa trại chính thức.
Chú ý: Lửa tĩnh tâm chỉ có lời dẫn chuyện, phút mở đầu và tâm sự, nhắc nhở định hướng khi phút kết thúc của trại trưởng, không có nghi thức khai mạc, bế mạc, không có những sinh hoạt sôi nổi.
Lửa tĩnh tâm là phương pháp giáo dục Tâm, Đức, Trí, xuất phát từ tâm niệm của mỗi người, là hình thức giáo dục và tự giáo dục cao trong các loại hình lửa trại.
LỬA TRẠI TỔNG KẾT
(dùng cho kết thúc một ngày trại)
MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
Tái hiện lại các hoạt động lửa trại, tạo ấn tượng mạnh về các kỷ niệm tại đất trại để tạo mối dây liên kết mọi trại sinh, mọi đơn vị trước khi kết thúc cuộc trại.
Phát huy nét riêng, sở trường, khả năng tháo vát sáng tạo của trại sinh, của mỗi đơn vị từ các chủ đề tại đất trại.
NỘI DUNG:
Gọi lửa, nhảy lửa.
Từng đơn vị tự thiết kế và tự giới thiệu về nét đặc trưng của đơn vị mình (chương trình tự giới thiệu có hóa trang).
Mỗi đơn vị có một chương trình tham gia, tùy yêu cầu từ 10 đến 15 phút (hợp ca, đồng ca, múa, kịch, tấu hài, hóa trang văn, thơ, nhạc, kịch...).
Sinh hoạt chung toàn trại.
Lời tổng kết của trại trưởng về những ấn tượng khó quên nơi đất trại như nhật ký trại...
Các đơn vị chia tay về trại nghỉ, có thể sinh hoạt nhẹ, tâm sự, nói chuyện nhưng không tổ chức sinh hoạt ồn ào, náo động...
THỜI GIAN TỔ CHỨC
Từ 1 giờ 30 trở lên.
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC
Tùy từng lứa tuổi, các đêm lửa trại nên được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu tinh thần và thích hợp với điều kiện tâm sinh lý của từng đối tượng.
- Lứa tuổi thiếu nhi: Hình thức Hoa Lửa, chỉ nên kéo dài 45 phút đến 1 giờ; gồm nhiều tiết mục múa hát có xen kẽ trò chơi nhỏ, có bánh kẹo cho thêm phần vui nhộn, kết thúc tối đa vào lúc 22 giờ để đảm bảo sức khỏe.
- Lứa tuổi thanh niên: Lửa trại kéo dài từ 1 giờ trở lên (tùy theo nội dung và hình thức lửa trại mà chọn thời gian cho phù hợp). Có gọi lửa và nhảy lửa; phần văn nghệ có ca, múa, kịch, hoạt cảnh... xen kẽ các trò chơi. Kết thúc tối đa lúc 23 giờ.
Riêng lửa tĩnh tâm nên bắt đầu sau 23 giờ.
- Hình thức Lửa dặm đường: thường dành cho các đội nhóm, các đối tượng tham quan, du lịch, dã ngoại... nếu thích có thể kéo dài qua đêm không ngủ; không cần gọi lửa và nhảy lửa; có thể tổ chức trong nhà, trên sân thượng, ngoài vườn trên bãi biển... phần văn nghệ hoàn toàn tự phát, chính yếu là trò chuyện chia sẻ theo từng chủ đề; có thể có làm bánh, nướng thịt, lùi khoai và bắp ngô... ăn uống vui vẻ với nhau.
Trong 3 hình thức nêu trên, dạng Lửa trại là thông dụng nhất vì nó có thể bao gồm các loại lửa khác tùy theo chương trình nội dung và mục đích ý nghĩa của từng cuộc trại. Hơn nữa, kỹ thuật tổ chức một đêm lửa trại đòi hỏi nhiều chi tiết phức tạp, nên chúng ta cần đi sâu tìm hiểu dạng này. Một khi đã từng trải qua một đôi lần tổ chức lửa trại, các bạn sẽ có kinh nghiệm hơn để thực hiện dạng Hoa lửa và Lửa dặm đường.
Tóm lại tuy có những hình thức lửa trại khác nhau nhưng tất cả đều có một yêu cầu duy nhất, đó là nội dung và đề tài trong đêm lửa trại. Khi tổ chức cần chú trọng đến mục đích yêu cầu của chương trình lửa trại mà có sự chuẩn bị cho phù hợp cả về nội dung và hình thức. Đặc biệt nên chú trọng đến đối tượng sinh hoạt của đêm lửa trại.
 

the death

New Member
Ðề: Một số kỹ năng trại

MỤC ĐÍCH TỔ CHỨC LỬA TRẠI CHO THANH THIÉU NIÈN
Hoạt động lửa trại nhằm tới việc giáo dục và huấn luyện ngay trong lúc vô tư vui chơi và nghỉ ngơi thư giãn. Nó chẳng những tạo sự giao hòa giữa con người và vạn vật, mà còn là dịp nhằm làm phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, năng khiếu nghệ thuật, khả năng giao tiếp, ứng xử...
Bên ánh lửa bập bùng kỳ ảo của đêm lửa trại, tất cả mọi người, từ người năng động đa năng hay người quen sống khép kín, còn mặc cảm kém tài, đều có thể hòa nhập với nhau trong những trò chơi nhỏ lý thú, hát những bài ca sinh hoạt, hoặc trình diễn những tiết mục văn nghệ bỏ túi đôi khi hết sức buồn cười nhưng lại thấm thía sâu xa...
Thật là sung sướng sau mỗi ngày hoạt động hoặc họp bạn vui chơi hết mình, giờ đây, cá nhân mỗi người cũng như cả tập thể đội, nhóm được cười đùa ca hát thoải mái.
Còn gì hơn quanh đống lửa trại được nghe những mẩu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc, những truyền thống tự hào của quê hương, đoàn thể và của đội nhóm mình thông qua lời kể rưng rưng cảm động của những người đi trước.
Cũng có khi nhân bầu khí khoáng đạt bên đống lửa, anh em có thể đóng góp thẳng thắn cho nhau trong tinh thần yêu thương và cảm thông, qua những vở hài kịch châm biếm dí dỏm.
Như vậy, những đêm lửa trại vừa giúp phát triển các khả năng tự nhiên, lại vừa gợi mở và nuôi dưỡng một cách âm thầm một chiều sâu nhân bản trong lòng tất cả mọi người.
Tùy từng lứa tuổi, các đêm lửa trại được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu tinh thần và thích hợp với điều kiện tâm sinh lý của từng đối tượng.
NGUYÊN TẮC CĂN BẢN
Lửa trại vốn là tổng hợp của 3 yếu tố:
- Lửa - khung cảnh - con người, cũng là mang ý nghĩ giáo dục theo tinh thần nguyên thủy: Văn minh - thiên nhiên - chiến thắng - ấm cúng - tâm sự - nghỉ ngơi (tránh các hoạt động phi văn hóa, phản giáo dục).
- Lửa trại cần tránh nơi đông đúc, ồn ào để mọi thành viên có thể tự do bộc lộ khả năng, ý kiến...
- Lửa trại phải tổ chức cho các thành viên đều được tham gia, tránh sự thụ động chỉ ngồi xem, hưởng thụ.
- Lửa trại có những nguyên tắc thực hành để đảm bảo được ý nghĩa: diễn tả được những tình cảm, công việc của những người cùng quây quần xung quanh đống lửa.
- Lửa trại không phải là sân khấu văn nghệ mà là cuộc hội họp, gặp gỡ, trao đổi quanh lửa của các bạn bè vào buổi tối. (Ngoại trừ trường hợp tổ chức Lửa trại nghệ thuật).
- Nên tập trung tới lửa trại toàn bộ những người chung sống ở đất trại, trong cùng đội nhóm, nếu không lửa trại sẽ mất đi ý nghĩa của nó, hoặc biến thành một cuộc biểu diễn văn nghệ đơn thuần.
- Tôn trọng tinh thần của khung cảnh. Đừng làm điều gì không ăn nhịp với cảnh sắc tinh thần của tập thể để mất đi phần thích thú, bổ ích, tao nhã.
- Lửa trại phải diễn ra vào ban đêm, không phải vào lúc còn sáng và cũng không bắt đầu còn tranh tối tranh sáng. Lửa trại là chỗ sáng nhất của đêm tối, qui tụ mọi nhãn quang của những người ngồi chung quanh bởi tối trời, bởi giá lạnh, bởi nỗi hãi sợ hay tình thân ái.
- Lửa trại phải là công việc chung cuối cùng trong ngày hoạt động và cũng là công việc cá nhân cuối cùng. Tham gia lửa trại chính là lúc mỗi người nghỉ ngơi, di dưỡng tinh thần, bù lại mọi cố gắng trong ngày làm việc đầy đủ, sinh động, đây cũng là lúc tĩnh tâm tưởng niệm, lúc tâm tình cởi mở.
- Có thể dùng những phút cuối cùng của đám than hồng trong đêm tối để làm lễ tĩnh tâm cho một vài trại sinh sau lễ lửa tàn.
NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH
- Chuẩn bị địa điểm đốt lửa trại thật chu đáo; lối đến vòng lửa, lối ra về, củi lửa, chỗ ngồi, chương trình... Hãy kiểm tra chặt chẽ, có phương án dự trù cũng như cần tập dợt, tổng duyệt một số các tiết mục quan trọng trong đêm lửa trại.
- Luôn luôn tìm tòi sáng tạo những cái mới nhằm giúp cho người tham gia cảm thấy háo hức trông chờ những điều mới lạ và vì vậy họ sẽ nhập cuộc một cách sôi nổi hào hứng.
- Hòa hợp nhịp điệu toàn cuộc với sức lửa cháy. Bắt đầu với sự im lặng triệt để, rồi cường độ của các hoạt động tăng dần cùng sức lửa cháy và nhiệt lượng của lửa. Lên đến độ cao nhất bắt đầu giảm dần hoạt động ăn khớp với sức lửa tàn. Gần cuối không còn những kịch hùng khí, những trường hùng ca, những tiếng reo hò náo động mà phải là những gì thúc giục gợi trầm suy tưởng.
- Trong đêm lửa trại, những gì lôi cuốn nên để vào lúc khởi đầu, những gì nhộn nhịp huy hoàng vào giữa cuộc và những gì mang lại cảm xúc sâu lắng vào lúc lửa gần tàn.
- Những hoạt động trong đêm lửa trại cần hướng đến những giá trị chân thiện mĩ, vui vẻ, hứng khởi về tinh thần.
- Trong sinh hoạt lửa trại nên nói đến điều tốt, cái đẹp; nêu lên những gương sáng, có ích lợi về giáo dục hơn là nêu những gương xấu, tính xấu. Tránh những loại âm nhạc hoặc trò chơi không phù hợp.
- Giữ bí mật chương trình cả về nội dung và hình thức để gây ấn tượng cho người người tham gia. Không ai có thể đoán biết lễ khai mạc sẽ là hình thức nào, lửa sẽ được châm theo kiểu nào, các đội sẽ trình bày những tiết mục nào, tiếng reo gì...
 
Top