Những hiểu nhầm về cơ thể mà bạn chưa biết

[ẹc]

...
Staff member
Sự thật về "não trái, não phải"; máu có màu xanh; chuyện béo - gầy do chế độ ăn nhiều - ăn ít...

1. Máu chứa ít oxy có màu xanh
Ở các hình minh họa chúng ta được học về vòng tuần hoàn máu của con người, máu có chứa nhiều oxy được tô màu đỏ, trong khi máu chứa ít oxy có màu xanh lam.
120724kpluoi03_0b15e.jpg

Sơ đồ hệ tuần hoàn với mạch máu tô màu đỏ và xanh lam.​
Thực ra, màu của máu nhiều oxy là đỏ tươi còn màu của máu chứa ít oxy lại là màu đỏ sẫm. Do đó, máu của chúng ta không bao giờ chuyển sang màu xanh lam đâu.
120724kpluoi02_d271c.JPG
Máu chứa nhiều oxy màu đỏ tươi (trái) và máu chứa ít oxy màu đỏ sẫm (phải).
Bên cạnh đó, những bạn có nước da sáng màu thường nhận thấy mạch máu ở tay và chân mình có màu hơi xanh dương. Vậy màu xanh là màu của mạch máu? Điều đó cũng không phải.
Trong quang học, màu của một vật phụ thuộc vào sự phản xạ ánh sáng của vật đến mắt. Các sắc tố trong da hấp thụ và phản xạ các sóng ánh sáng khác nhau nên tùy màu da mỗi người mà mạch máu trông có thể có màu xanh dương, xanh lá hoặc hồng đấy!
2. Não trái và não phải: Lý trí và tình cảm
120724kpluoi04_d535a.jpg
Não trái và não phải.
“Người não trái ngăn nắp và giỏi suy luận. Người não phải thì giàu cảm xúc và có thiên hướng nghệ thuật”. Tuy quan điểm trên khá phổ biến trong những bài trắc nghiệm tính cách, song điều đó hoàn toàn không đúng về mặt khoa học.
120724kpluoi05_f0b6e.jpg
Chẳng hạn, giả sử bạn đặt câu hỏi khả năng ngôn ngữ thuộc bán cầu não nào. Câu trả lời sẽ là cả hai bởi nếu não trái phụ trách việc học từ, ngữ pháp, não phải lại đảm nhận khả năng nhấn mạnh và ngữ điệu của người nói.
Các chức năng khác trong não bộ, bất kể là làm toán hay chơi nhạc cụ cũng đều cần phải có sự phối hợp thống nhất của hai bán cầu não như vậy. Chúng ta có thể thử trắc nghiệm để xem bộ não của mình thiên về phía nào hơn thôi, chứ không có chuyện "tôi não trái, còn bạn não phải".
3. Bản đồ vị giác của lưỡi
Chúng ta thường nghe thấy những thông tin về lưỡi như: “Phần đầu lưỡi cảm nhận vị ngọt, còn phần cuống lưỡi cảm nhận vị đắng”. Câu nói trên dựa trên lý thuyết “Sơ đồ vị giác” mà theo đó, mỗi phần trên lưỡi có nhiệm vụ cảm nhận các loại vị cơ bản khác nhau - ngọt, đắng, chua, cay.
120724kpluoi01_6f254.jpg
Sơ đồ vị giác: vị đắng (1), vị chua (2), vị mặn (3) và vị ngọt (4).​

Điều này đã được thừa nhận trong suốt một thời gian dài và thậm chí được đưa vào nhiều cuốn sách. Tuy nhiên, lý thuyết trên lại hoàn toàn sai trong thực tế. Khoa học hiện đại đã chứng minh, tất cả các phần lưỡi đều có vai trò như nhau trong việc cảm nhận vị.
120724kpluoi01a_f02c9.jpg
Năm 1901, nhà khoa học người Đức D. P. Hanig tiến hành một thí nghiệm với một số nhỏ các tình nguyện viên. Ông nhận thấy tồn tại phần lưỡi nhạy cảm với một loại vị hơn các phần lưỡi khác, chứ không phải một phần lưỡi chỉ cảm nhận được một loại vị duy nhất. Nhà khoa học Edwin G. Boring khi đọc nghiên cứu của Hanig bằng tiếng Đức đã có sự nhầm lẫn, dẫn đến hiểu nhầm phổ biến như ngày nay.
4. Béo hay gầy là do quá trình chuyển hóa
“Mỗi người có một tốc độ chuyển hóa khác nhau. Vì thế mà có người ăn bao nhiêu vẫn gầy, có người ăn ít mà vẫn béo”. Những câu nói kiểu như vậy khá phổ biến khi chúng ta lo lắng thảo luận vấn đề cân nặng của bản thân.
Theo một số cuốn sách, “chuyển hóa cơ bản” là năng lượng cơ thể tiêu tốn khi người ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi. Lúc đó, năng lượng chỉ được dùng cho các hoạt động duy trì sự sống như tuần hoàn, hô hấp, bài tiết hay duy trì thân nhiệt.
120724kpluoi06_8f8ce.jpg
Quá trình chuyển hóa là như nhau với người béo và người gầy .
Theo BBC, các nhà khoa học khẳng định, tốc độ chuyển hóa ở người béo và người gầy hầu như không có sự khác biệt. Có thể kết luận, trừ những trường hợp bệnh lý đặc biệt, chúng mình không thể đổ lỗi cho chuyển hóa mà phải xem xét chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao của bản thân.
Rất đơn giản, nếu lượng calo bạn ăn vào thừa ra quá nhiều so với lượng calo cơ thể sử dụng, đó mới chính là nguyên nhân của tình trạng béo phì.
 
Top