Phát hiện sự tồn tại của nước và chất hữu cơ trên sao Thủy

[ẹc]

...
Staff member
Tổ chức nghiên cứu Không gian và Vũ trụ Mỹ NASA vừa xác nhận một thông tin vô cùng bất ngờ: phát hiện sự tồn tại của nước trên hành tinh gần Mặt trời nhất trong hệ Mặt trời vốn được gọi là "địa ngục lửa" với nhiệt độ luôn ở mức cao kỷ lục, đấy chính là sao Thủy. Dựa trên các dữ liệu thu được từ tàu nghiên cứu vũ trụ Messenger, các nhà khoa học đã khẳng định bằng chứng không thể phủ nhận về hiện tượng nước đông đặc (hay nước đóng băng) tồn tại trên sao Thủy.

saothuy-c88ae.jpg
Hình ảnh sao Thủy được ghi lại từ vệ tinh: màu vàng hiển thị vị trí tồn tại của nước đóng băng.
Đặc biệt nguồn nước được phát hiện trên sao Thủy rất lớn, đủ để bao phủ một lớp băng hà lên thành phố Wasington DC. Không chỉ dừng lại ở đấy, các nhà khoa học cũng khám phá ra sự tồn tại của chất hữu cơ trên bề mặt sao Thủy. NASA khẳng định cách mà hành tinh này nhận được lượng chất hữu cơ hoàn toàn tương tự như Trái đất hàng triệu năm trước. Và sự tồn tại của chất hữu cơ này sẽ gây mầm mống cho sự sống.

Phát hiện này khiến các nhà nghiên cứu hết sức kinh ngạc bởi sao Thủy là hành tinh gần Mặt trời nhất và không hề có khí quyển. Nó sẽ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sức nóng khủng khiếp của Mặt trời và một nửa còn lại sẽ có nhiệt độ vô cùng thấp. Cụ thể, nhiệt độ bề mặt sao Thủy sẽ dao động từ -223,15 độ C đến hơn 426 độ C, một sự chênh lệch nhiệt độ kinh hoàng!

Họ cũng hoàn toàn bất ngờ khi các chất hữu cơ được tìm thấy trên sao Thủy hoàn toàn tương tự như chất hữu cơ đã khởi nguồn cho sự sống trên Trái đất. Các nhà khoa học lý giải rằng các chất hữu cơ này được xuất hiện trên sao Thủy khi bề mặt hành tinh này xảy ra các vụ va chạm với sao chổi, điều đã từng xảy ra tương tự với Địa cầu của chúng ta.

Tham khảo: Gizmodo
 
Top