Tìm hiểu về loài cá cóc Tam Đảo

[ẹc]

...
Staff member
Cá cóc Tam Đảo (danh pháp khoa học: Paramesotriton deloustali), còn gọi là tắc kè nước, sa giông bụng hoa hay cá cóc bụng hoa, là một loài động vật lưỡng cư đặc hữu của vùng núi Tam Đảo, Việt Nam.

Đó là những con vật được xếp vào nhóm động vật lưỡng cư như ếch nhái, nhưng lại có ngoại hình rất giống với các loài thằn lằn...
ech-khampha-kenh14-01-979a3.jpg
Cá cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali) là đại diện nổi tiếng nhất trong số các loài lưỡng cư kỳ lạ này.
Đặc điểm chung
Cá cóc Tam Đảo có cơ thể dài giống như thằn lằn. Chúng có đuôi dẹp và da thiếu vảy. Trên da có nhiều mụn xù xì và tiết chất nhầy. Những mụn cóc này thường làm thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. Lưng cá có màu đen. Bụng màu đỏ, có những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Chiều dài 144 - 206,5mm. Thân trước có 2 chi nhô ra và có thể dùng để di chuyển, thân sau có vây và đuôi như loài cá.
ech-khampha-kenh14-02-979a3.jpg
Chúng là một loài động vật đặc hữu của Việt Nam, chỉ được tìm thấy ở vùng núi Tam Đảo, Tuyên Quang và Thái Nguyên.
Sinh thái
Cá cóc có thể di chuyển và sống cả trên cạn lẫn dưới nước, khi di chuyển trên cạn loài này dùng 2 chi trước của mình, hình thù của nửa thân trước cùng dáng di chuyển có phần giống với loài cóc sống trên cạn.
ech-khampha-kenh14-03-979a3.jpg
Con cá ngoại hình giống với thằn lằn hơn là ếch, với chiếc đuôi dài và 4 chân ngắn, không thể nhảy được.
Phân bố
Được các nhà khoa học phát hiện ở các suối của dãy núi Tam Đảo và ở một số nơi thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên QuangThái Nguyên.
ech-khampha-kenh14-04-979a3.jpg
Cá cóc Tam Đảo sống ở những vực nước sâu và trong, hoạt động và kiếm ăn ban ngày.
ech-khampha-kenh14-05-979a3.jpg
Thức ăn của chúng là các loài sâu bọ, nhện, giun, nòng nọc, ếch nhái con và rong rêu.
Tình trạng loài
Nó được ghi nhận là 1 trong 5 loài cá cóc Việt Nam theo chương trình hợp tác nghiên cứu về da dạng sinh học ở Việt Nam giữa Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (IEBR) với Bảo tàng động vật Konic, Bon (Đức - ZFMK).
Loài này hiện số lượng còn lại rất ít và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Theo trang Web của IUCN thì tình trạng hiện nay (đánh giá năm 2004) của cá cóc Tam Đảo là VU B2ab(iii,v) (dễ thương tổn). Trước đây tại khu vực các thác nước trong khu du lịch Tam Đảo mà điển hình như thác Bạc, người ta có thể dễ dàng tìm thấy những chú cá cóc nhỏ này, nhưng hiện nay hầu như không còn thấy xuất hiện. Theo một số người dân bản địađang sống tại đây, hiện giờ chỉ còn có thể thấy loài này trong các khe suối rậm rạp sâu trong rừng. Một vấn đề nữa là hiện nay đang có hiện tượng săn lùng cá cóc của một số người sống quanh khu vực vườn quốc gia Tam Đảo để bán cho những người sưu tầm động vật quý hiếm hay các mục đích bất chính khác càng đe dọa hơn nữa số lượng cá thể ít ỏi của loài này.
Loài này được chính phủ Việt Nam xếp vào nhóm 1B (những loài cần bảo vệ đặc biệt, cấm hoàn toàn việc khai thác) trong nghị định 32 của Thủ tướng chính phủ Việt Nam.
ech-khampha-kenh14-06-979a3.jpg
Một điểm đặc trưng của cá cóc Tam Đảo là phần bụng sặc sỡ màu đỏ với những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ nên chúng còn có tên là cá cóc bụng hoa.
ech-khampha-kenh14-07-979a3.jpg
Loài lưỡng cư này là đối tượng bị săn lùng ráo riết để làm thuốc hoặc làm sinh vật cảnh cho những người thích nuôi động vật lạ.
ech-khampha-kenh14-08-979a3.jpg
Trong thiên nhiên, số lượng cá cóc Tam Đảo còn lại rất ít và chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng.
(Nguồn tham khảo: Kienthuc/ Arkive)
 

[ẹc]

...
Staff member
Cá cóc Tam Đảo Paramesotriton deloustali là loài có số lượng cá thể nhiều nhất được tìm thấy ở Việt Nam
(trong 5 loài Cá cóc được ghi nhận ở Việt Nam). Có cơ thể dài giống như thằn lằn, chúng có đuôi dẹp và da thiếu vảy. Trên da cá cóc Tam Đảo có nhiều mụn cóc xù xì và tiết chất nhầy, những mụn cóc này thường mọc thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. Lưng cá cóc Tam Đảo có màu đen. Bụng màu đỏ có những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Chiều dài cá cóc Tam Đảo khoảng 144 - 206, 5mm

cacoc.jpg


Cá cóc Tam Đảo - Paramesotriton deloustali ảnh: Phùng Mỹ Trung

Cá cóc Tam Đảo ăn sâu bọ, nhện giun, nòng nọc, ếch nhái con và rong rêu. chúng giao phối vào tháng 3 - 4 bằng cách cuốn đuôi và ép lỗ sinh dục vào nhau.
Cá cóc Tam Đảo sống ở các suối chảy chậm và hồ nước ở vùng núi ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Chúng ưa sống ở những vực nước sâu và trong, hoạt động và kiếm ăn ban ngày. Đây là loài đặc hữu chỉ tìm thấy ở Việt Nam nên chúng rất có giá trị về khoa học.

cacoc_1.jpg


Cá cóc Tam Đảo - Paramesotriton deloustali ảnh: Phùng Mỹ Trung

Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây nạn săn bắt loài này để sử dụng vì mục đích đông dược đã biến quần thể đông đúc của chúng đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng hoàn toàn. Mặc dù đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và các văn bản pháp qui của nhà nước về cấm săn bắt loài này nhưng chúng không tránh khỏi bàn tay hủy diệt của con người. Sau rất nhiều lần điều tra và tìm kiếm một vài cá thể của chúng để truyền tải các thông tin về loài này trên giúp cho mọi người có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp và hình thù kỳ lạ của loài này. Nhưng cho mãi đến gần đây loài Cá cóc quí hiếm này mới tìm thấy trong thiên nhiên hoang dã ở Vườn quốc gia Tam Đảo.

cacoc_2.jpg


Cá cóc Tam Đảo - Paramesotriton deloustali ảnh: Phùng Mỹ Trung

Phải chăng cơ hội sống sót của loài Lưỡng thê qúi hiếm này sẽ chỉ còn trên hình ảnh để con cháu chúng ta có cơ hội học tập, nghiên cứu và chiêm ngưỡng nếu cộng đồng của chúng ta quá thơ ơ với một phần mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái sinh vật của Việt Nam?
nguồn Sinh Vật Rừng việt nam
 

[ẹc]

...
Staff member
CÁ CÓC TAM ĐẢO
Paramesotriton deloustali (Bourret, 1934)
Mesotriton deloustali Bourret, 1934
Họ: Cá cóc Salamandridae
Bộ: ếch nhái có đuôi Caudata
Đặc điểm nhận dạng:
Cá cóc có thân hình thuôn dài, hơi dẹt từ trên xuống, có đuôi dài dẹp bên, mút đuôi tròn. Da cá cóc có nhiều mụn sù sì tiết chất nhầy. Lưng có mầu xám đen với hai gờ nổi sần sùi chạy dọc hai bên và một gờ giữa sống lưng. Bụng mầu đỏ da cam với những đường xám đen nối với nhau như hình mạng lưới, dài thân khoảng 153,5-185 mm. Con cái thường lớn hơn con đực. Đặc biệt vào mùa sinh sản ở cá cóc đực có một dải xanh sáng chạy suốt hai bên mặt đuôi. Mép đuôi thường đỏ da cam, nhất là phần gần hậu môn. Cá cóc có 4 chi ngắn nhưng khỏe, bò khá nhanh trên mặt đất. Trong nước, cá cóc bơi chủ yếu bằng những uốn lượn của đuôi, chân áp sát thân mình.
Sinh học - Sinh thái:
Chỉ sống ở suối trên độ cao 200 - 1000m. Cá cóc là loài ăn tạp, thành phần thức ăn gồm các loài thảo mộc, côn trùng (ấu trùng và dạng trưởng thành), trứng ếch nhái, ốc, nòng nọc, cá con, bùn... Cá cóc đẻ vào cuối đông đầu xuân (tháng 1 - 4). Sự thụ tinh của Cá cóc tam đảo là sự thụ tinh trong không hoàn toàn diễn ra trong môi trường nước. Ngoài tự nhiên, sau khi thụ tinh xong, cá cóc cái bò lên cạn đẻ trứng ở các đám lá mục, ẩm dưới các tảng đá cách suối không xa. Trong điều kiện nuôi chúng đẻ vào những giá thể có sẵn trong bể (rong, đá...). Cá cóc cái đẻ nhiều lần trong một vụ, đẻ cả ban ngày và ban đêm, mỗi lần đẻ với số lượng trứng rất khác nhau (từ 2 - 36 quả). Tỷ lệ nở của trứng và sự phát triển của nòng nọc phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ môi trường, nhiệt độ thích hợp nhất từ 170C- 270C . Nòng nọc có mầu đen, có mang ngoài mầu đỏ hồng ở hai bên mang tai, bụng sáng và sau quãng 2 tháng ngả vàng và xuất hiện những mạng lưới đen như họa tiết ở bụng con trưởng thành. Mang ngoài tiêu dần và biến mất ở tháng 4 - 5. ở giai đoạn này cá cóc thường bò lên cạn (trong tự nhiên giai đoạn này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ).
Phân bố:
Trong nước: Các suối trên dãy Tam Đảo nằm giữa 3 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và khu vực Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Theo những thông tin mới nhất hiện đã phát hiện thêm 3 quần thể Cá cóc ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), Sín Mần (Hà Giang) và Văn Bàn (Lào Cai). Cần có những nghiên cứu tiếp để khẳng định sự tồn tại của những quần thể này và những quần thể mới khác.
Thế giới: Loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam.
Giá trị:
Có giá trị lớn về mặt khoa học, dùng làm thuốc (chữa hen, kém ăn, còi xương, ngâm rượu bổ...), nuôi làm cảnh, du lịch.
Tình trạng:
Diện tích phân bố <5000 km2. Cá cóc bị săn bắt nhiều nhất vào các năm 1990 - 1991, số lượng suy giảm trên 50% trong 10 năm gân đây, hiện còn ít trong thiên nhiên.
Phân hạng: EN B1+2b,c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam 1992 (tái bản 2000) ở bậc E, phụ lục IB Nghị định 32/2002/NĐ-CP, bậc VU (Danh Lục Đỏ IUCN/ 2000). Vườn quốc gia Tam Đảo được thành lập 1996 trong mục tiêu có đề cập đến bảo vệ loài đặc hữu - cá cóc tam đảo. Cần được bảo vệ tốt, chống săn bắt bừa bãi, nghiên cứu gây nuôi nhân tạo.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 260.
 

[ẹc]

...
Staff member
Loài "ếch" có đuôi này thường được biết đến với tên gọi là cá cóc hoặc sa giông.
Với những chiếc chân ngắn và yếu, không thể nhảy, thân mình thon và đuôi dài, nếu nhìn chúng lần đầu, nhiều người sẽ lầm tưởng những con vật này là loài bò sát nào đó. Nhưng kỳ thực thì chúng có họ hàng với ếch nhái, sống dược cả dưới nước lẫn trên cạn và không liên quan gì tới bò sát cả.
Đặc biệt, tất cả những loài “ếch có đuôi” ở Việt Nam đều là những loài rất quý hiếm và cần được bảo tồn.
Dưới đây là một số hình ảnh tổng hợp về những loài “ếch có đuôi” ở Việt Nam.

C137668_cacocsan-1.jpg
Cá cóc sần có hình dạng giống thằn lằn với lớp da sần sùi màu xám, xuất hiện ở vùng núi thuộc các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Loài này cũng mới phát hiện ở Vườn quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ.Ảnh: Phùng Mỹ Trung - Vncreatures.com.
C137668_cacocsan-2.jpg
Chúng thường sống ở các vực nước nhỏ, tĩnh, các ao, vũng, dưới các tảng đá hay cây gỗ mục, có nhiều bùn hoặc thảm thực vật mục trong rừng. Ảnh: Phùng Mỹ Trung - Vncreatures.com.
C137668_cacocsan-3.jpg
Đây là loài động vật hiếm gặp, đôi khi bị đồng bào dân tộc săn bắt để làm thuốc ở các khu vực miền núi. Ảnh: Phùng Mỹ Trung - Vncreatures.com.
C137668_cacoctamdao-1.jpg
Cá cóc Tam Đảo là loài đặc hữu ở Việt Nam Việt Nam, được ghi nhận ở các suối của dãy núi Tam Đảo và ở một số nơi thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên.
C137668_cacoctamdao-2.jpg
Một điểm đặc trưng của cá cóc Tam Đảo là phần bụng sặc sỡ màu đỏ với những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Do đặc điểm này, chúng còn có tên là cá cóc bụng hoa.
C137668_cacoctamdao-3.jpg
Cá cóc Tam Đảo sống ở những vực nước sâu và trong, hoạt động và kiếm ăn ban ngày với thức ăn là các loài sâu bọ, nhện, giun, nòng nọc, ếch nhái con và rong rêu.
C137668_cacoctamdao-4.jpg
Loài này hiện số lượng còn lại rất ít và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Việc săn lùng cá cóc của một số người sống quanh khu vực vườn quốc gia Tam Đảo để bán cho những người sưu tầm động vật quý hiếm hay các mục đích bất chính khác càng đe dọa hơn nữa số lượng cá thể ít ỏi của loài này.
C137668_cacocvn-1.jpg
Cá cóc Việt Nam là mới được phát hiện gần đây ở một số địa điểm thuộc miền Bắc và miền Trung Việt Nam.
C137668_cacocvn-2.jpg
Theo ghi nhận của các nhà khoa học, loài này ăn giun, côn trùng và một số loài động vật không xương sống khác.
C137668_cacocvn-3.jpg
Cũng giống như cá cóc Tam Đảo, cá cóc Việt Nam là một loài động vật đặc hữu của Việt Nam.
 
Top