Những loại vũ khí "điên rồ" trong Thế chiến II

[ẹc]

...
Staff member
Bom dơi, bom dẫn đường bằng mèo, vũ khí gây mùi...

Trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới II (1939 - 1945), cả hai phe Đồng minh và Phát xít luôn cố gắng tạo ra những loại vũ khí mới nhằm giành thế áp đảo đối phương.
Sau khi đưa vào thử nghiệm, những loại vũ khí quái dị này mặc dù có rất ít ảnh hưởng trong cuộc chiến, thậm chí là vô dụng, nhưng chúng cho thấy sức sáng tạo của con người thực sự không giới hạn.

1. Khinh khí cầu thả bom
Do máy bay ném bom hiện thời không thể bay từ Nhật vượt Thái Bình Dương đến Mỹ, trong khi Mỹ thành công trong việc ngăn chặn hàng không mẫu hạm Nhật tại Thái Bình Dương nên người Nhật đã nảy ra một ý tưởng mới. Với ý đồ oanh tạc các thành phố ở Canada và Mỹ, người Nhật sử dụng khinh khí cầu thả bom.
nhung-loai-vu-khi-dien-ro-trong-the-chien-ii.jpg
Theo đó, các khí cầu bơm đầy khí hydro sẽ mang theo vũ khí như mìn sát thương 15kg, quả bom cháy 12kg hay bom cháy loại 5kg. Từ năm 1944 đến đầu năm 1945, người Nhật đã thả tổng cộng 9.000 quả khí cầu loại này.
nhung-loai-vu-khi-dien-ro-trong-the-chien-ii.jpg
Trong số này, có ít nhất 300 quả đã được tìm thấy tại Mỹ. Mặc dù được đặt rất nhiều kỳ vọng nhưng khả năng sát thương của loại vũ khí này gần như vô dụng; hầu như chẳng gây ra vụ chết người nào, tạo ra một vài tàn phá nhỏ và ảnh hưởng tâm lý đến người dân Mỹ.
2. "Ai cơ? Tôi à?"
"Who, me?" (Ai cơ? Tôi à?) không phải là một câu hỏi mà là một dự án vũ khí gây mùi khó chịu được Cơ quan Hoạch định Chiến thuật Mỹ phát triển trong Chiến tranh Thế giới II để giúp lực lượng kháng chiến Pháp chống lại sĩ quan Đức.
nhung-loai-vu-khi-dien-ro-trong-the-chien-ii.jpg
"Who, me?" sử dụng một hỗn hợp các chất có nguồn gốc lưu huỳnh tạo ra mùi hôi thối rất mạnh, đóng vào các bình xịt bỏ túi. Du kích Pháp sẽ sử dụng loại vũ khí này xịt vào sĩ quan Đức, gây ra mùi thối không thể tẩy rửa được, đánh mạnh vào tinh thần quân chiếm đóng.
Trên thực tế, dự án nhanh chóng thất bại sau 2 tuần nghiên cứu vì nhiều lý do. Trong đó, điều quan trọng nhất là hợp chất chứa lưu huỳnh dễ bay hơi nên khó kiểm soát, khiến cả người xịt lẫn người bị xịt đều bốc mùi như nhau.
3. Bom dơi
Để đối phó với Nhật, Mỹ đã phát triển một loại vũ khí mới. Đó là gắn các quả bom cháy nhỏ trên thân những chú dơi. Theo các nhà khoa học thời đó, dơi có 4 đặc tính sinh học rất thích hợp để áp dụng cho nghiên cứu này.
nhung-loai-vu-khi-dien-ro-trong-the-chien-ii.jpg
Một, dơi là một loài động vật có khả năng thu thập với số lượng lớn. Hai, dơi có thể mang theo khối lượng nặng hơn cả khối lượng bản thân.
Ba, chúng có thể sống trong một thời gian dài mà không cần thức ăn hay các điều kiện nuôi dưỡng phức tạp. Cuối cùng, dơi chỉ bay ra ngoài vào ban đêm, còn ban ngày chúng thường ẩn mình vào những chỗ kín đáo.
nhung-loai-vu-khi-dien-ro-trong-the-chien-ii.jpg
Theo kế hoạch của Mỹ, họ sẽ thả loại bom dơi này tại các khu công nghiệp của Nhật Bản vào ban đêm. Những con dơi sẽ nhanh chóng phân tán ra nhiều vị trí.
Vào ban ngày, khi chúng trú ẩn trong các công trình thì thiết bị hẹn giờ trong bom sẽ phát nổ, gây cháy trên diện rộng, khiến mục tiêu nhanh chóng rơi vào cảnh hỗn loạn.
nhung-loai-vu-khi-dien-ro-trong-the-chien-ii.jpg

Trong kế hoạch đó, một triệu con dơi sẽ được thả vào các khu công nghiệp ven vịnh Osaka. Máy bay B-24 được sử dụng sẽ thả các lồng dơi từ độ cao 5.000m xuống bằng dù.
Những chiếc lồng này có 26 ngăn, mỗi ngăn chứa 40 con dơi, sẽ tự động mở ra khi trời sáng. Tuy nhiên, dự án trị giá 2 triệu USD (khoảng 41,6 tỷ VND tính theo tỉ giá hiện tại) này đã bị đô đốc hải quân Ernest.J.King đình chỉ do thời điểm triển khai dự tính của nó được đưa ra quá muộn.
4. Bom dẫn đường bằng mèo
Ngay từ thời cổ đại, quân Ba Tư đã lợi dụng sự tôn kính mèo của người Ai Cập để khai thác, khiến quân Ai Cập không dám đánh lại và thua tan tác. Đến Thế chiến thứ II, trong lúc đang nghiên cứu làm thế nào để dẫn đường chính xác cho bom, oanh tạc các tàu chiến Đức, Mỹ đã quyết định sử dụng loài mèo.
nhung-loai-vu-khi-dien-ro-trong-the-chien-ii.jpg

Theo chuyên gia, bản năng của mèo rất sợ nước nên nó sẽ tìm mọi cách “điều khiển” quả bom tránh nước bằng cách hướng về các tàu chiến. Tuy nhiên, thử nghiệm sớm thất bại khi những con mèo thường bất tỉnh ngay khi quả bom được ném xuống.
CIA cũng có một dự án khác trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh có sử dụng đến mèo. Trong dự án đó, các chuyên gia đã đặt một thiết bị nghe lén vào cơ thể mèo, phần ăng-ten được đặt ở phía đuôi.
nhung-loai-vu-khi-dien-ro-trong-the-chien-ii.jpg
Dự án kéo dài 5 năm và ngốn hết 15 triệu USD (khoảng 312 tỷ VND tỉ giá hiện tại) này đã thất bại từ lần thử nghiệm đầu tiên. Con mèo mang thiết bị nghe lén sau khi được thả gần Đại sứ quán Liên Xô tại Washington đã bị một chiếc ô tô cán chết lập tức khi băng qua đường. Gần như ngay sau đó, dự án này đã bị hủy.
 
Top