darkknight
Member
Ngày trước, ở đại học Wisconsin có một nhóm sinh viên ưu tú, rất có năng khiếu sáng tác văn học. Với tư chất trời phú ấy, họ hứa hẹn trở thành nhà thơ, nhà văn nổi tiếng trong tương lai. Nhóm sinh viên này thường tổ chức họp mặt định ký, tiếng là để đọc và phê bình tác phẩm của nhau nhưng kỳ thức họ chỉ muốn “bới lông tìm vết.”
Trong nhóm không ai nể mặt ai, một câu văn sơ ý viết sai lập tức bị họ cắt thành trăm mảnh để phân tích. Khi phê bình họ lạnh lùng, cứng rắn, thậm chí khắc nghiệt đến mức tiểu nhân. Cuộc họp mặt trở thành trận đấu đá, đả kích nhau bằng ngôn ngữ, đến nỗi các thành viên trong nhóm dần dần cảm thấy bản thân họ giống như những tên “sát thủ”.
Một nhóm nữ trong trường cũng có năng khiếu về văn chương thấy thế bèn quyết định thành lập câu lạc bộ để so tài với nhóm “sát thủ” kia. Họ gọi mình là “người tranh luận”, cũng trao đổi tác phẩm củanhau một cách thiện chí chứ không theo đường lối phê phán.
Hai mươi năm sau, một người bạn cùng trường đã tiến hành nghiên cứu sự nghiệp của hai nhóm trên. Anh phát hiện thành tựu của nhóm người chuyên “đả kích” và nhóm người “tranh luận” khác nhau quá xa.Nhóm phê phán không ai đạt được thành tựu gì đáng kể, trong khi có đến sáu người trong nhóm tranh luận trở thành nhà văn, có người nổi tiếng khắp nước như Marjorie Kinnam Rawlings – tác giả cuốn “ký sự về West Point.”
Tài năng giữa hai nhóm tương đương nhau, trình độ văn hóa không hề chênh lệch, thế nhưng những người chuyên đả kích, bới tìm và phê phán cái xấu của nhau luôn cảm thấy hòai nghi khả năng của chính mình và tìm cách bóp chết tài năng của người hác. Rốt cuộc họ chẳng làm nên trò trống gì, chỉ khiến năng lực ngày càng mai một đi. Trong khi đó, những người tranh luận biết cách làm nổi bật thế mạnh của nhau, giúp nhận ra điểm yếu để khắc phục và cùng nhau tiến bộ.
Lời bàn: Phê phán chỉ làm thương tổn lòng tự ái và gây nên sự phẫn nộ. Phê phán không bao giờ mang ý nghĩa phê bình. Ý nghĩa đích thực của phê bình là giúp nhận ra điểm yếu của mỗi người, tạo điều kiện cho họ tự hòan thiện mình và tự hòan thiện lẫn nhau.
Trong nhóm không ai nể mặt ai, một câu văn sơ ý viết sai lập tức bị họ cắt thành trăm mảnh để phân tích. Khi phê bình họ lạnh lùng, cứng rắn, thậm chí khắc nghiệt đến mức tiểu nhân. Cuộc họp mặt trở thành trận đấu đá, đả kích nhau bằng ngôn ngữ, đến nỗi các thành viên trong nhóm dần dần cảm thấy bản thân họ giống như những tên “sát thủ”.
Một nhóm nữ trong trường cũng có năng khiếu về văn chương thấy thế bèn quyết định thành lập câu lạc bộ để so tài với nhóm “sát thủ” kia. Họ gọi mình là “người tranh luận”, cũng trao đổi tác phẩm củanhau một cách thiện chí chứ không theo đường lối phê phán.
Hai mươi năm sau, một người bạn cùng trường đã tiến hành nghiên cứu sự nghiệp của hai nhóm trên. Anh phát hiện thành tựu của nhóm người chuyên “đả kích” và nhóm người “tranh luận” khác nhau quá xa.Nhóm phê phán không ai đạt được thành tựu gì đáng kể, trong khi có đến sáu người trong nhóm tranh luận trở thành nhà văn, có người nổi tiếng khắp nước như Marjorie Kinnam Rawlings – tác giả cuốn “ký sự về West Point.”
Tài năng giữa hai nhóm tương đương nhau, trình độ văn hóa không hề chênh lệch, thế nhưng những người chuyên đả kích, bới tìm và phê phán cái xấu của nhau luôn cảm thấy hòai nghi khả năng của chính mình và tìm cách bóp chết tài năng của người hác. Rốt cuộc họ chẳng làm nên trò trống gì, chỉ khiến năng lực ngày càng mai một đi. Trong khi đó, những người tranh luận biết cách làm nổi bật thế mạnh của nhau, giúp nhận ra điểm yếu để khắc phục và cùng nhau tiến bộ.
Lời bàn: Phê phán chỉ làm thương tổn lòng tự ái và gây nên sự phẫn nộ. Phê phán không bao giờ mang ý nghĩa phê bình. Ý nghĩa đích thực của phê bình là giúp nhận ra điểm yếu của mỗi người, tạo điều kiện cho họ tự hòan thiện mình và tự hòan thiện lẫn nhau.