“Transvestite”: kiểu tình dục “bất thường”

Sammy

New Member
Chán ghét những bộ quần áo của chính mình, nhưng lại bị “hút” bởi đồ của người khác giới. Đó là những dấu hiệu đầu tiên của người mắc “transvestite”.



1. Năm nay em 16 tuổi, em đang rất hoang mang và lo sợ. Từ trước đến giờ em luôn muốn mặc những bộ quần áo của con gái. Nhìn những bạn cùng lớp mặc áo dài, em đã không kìm nổi và đi thuê áo dài về mặc thử. Những lúc bố mẹ đi vắng, em lại lấy quần áo của mẹ ra ướm, soi gương, rồi lấy cả đồ trang điểm của mẹ để dùng. Em rất sợ, em không dám tâm sự với ai cả. Em phải làm sao đây? (N.Đ, Hà Nội)
2. Mình không biết mình đang mắc bệnh gì nữa? Mình không thích những bạn đồng giới nhưng lại có sở thích ăn mặc giống con gái. Từ nhỏ, mình luôn được “kế thừa” những bộ cánh của bà chị. Lâu dần mình thấy quen và rất thích. Ai cũng bảo hình như mình ăn mặc “nữ tính” quá, lại còn để tóc dài nữa. Mình thực sự rất muốn thay đổi nhưng hình như đã “nghiện” mất rồi. Liệu có sao không? (H.N)
Gỡ rối:
Những dấu hiệu kể trên là một kiểu lệch lạc về tình dục, xuất hiện nhiều hơn ở con trai và tương đối hiếm gặp. Nó có tên khoa học là “transvestite”; trong đó "trans" có nghĩa là chuyển đổi và "vest" là y phục. Hầu hết những người là “nạn nhân” của transvestite luôn có cảm giác miễn cưỡng, rất khó chịu hoặc như bị bắt buộc khi phải mặc quần áo của chính mình. Thậm chí, họ còn từ chối mặc nó và chỉ thích mặc đồ của người khác giới. Sự ưa thích này hầu như bị điều khiển bởi một ma lực rất khó tìm ra nguyên nhân. Các nhà khoa học cho rằng nó có thể bắt nguồn từ tính bẩm sinh.
Những dấu hiêu kể trên thường bắt đầu vào tuổi dậy thì, khi tâm sinh lý của teens đang dần phát triển và chưa thực sự hoàn chỉnh. Lúc đầu, họ chỉ thích và tò mò khi nhìn ngắm, sờ mó hay mặc đồ của người khác giới. Dần dần họ có cảm giác thích thú và đôi khi còn “đam mê”. Đến một giai đoạn nào đó, họ có thể “một mình” thường xuyên, thậm chí là không kiểm soát được.
Nếu “transvestite” được phát hiện sớm ở lứa tuổi mới lớn, khả năng phòng tránh, ngăn chặn sẽ cao hơn so với trường hợp đã bước qua tuổi dậy thì hay đã trưởng thành.
Các nhà khoa học cho rằng “transvestite” không đồng nghĩa với les. Bởi những người “transvestite” ngoài sở thích hơi “đặc biệt” về mặt trang phục, họ vẫn bình thường như bao người khác. Song, điều “khác lạ” ấy thường gây cho họ những cảm giác hoang mang, lo sợ, mặc cảm và đôi khi còn là căm ghét chính bản thân mình. Do không thể chia sẻ với ai khác, lâu dần họ có thể rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc hủy hoại bản thân.
Một số trường hợp, do từ nhỏ đã quen mặc đồ của người khác giới, lớn lên thấy thích và không từ bỏ được, thì chưa chắc đã phải là “transvestite”. Đó có thể là do thói quen, tâm lý mà hình thành.
Giải pháp tốt nhất cho những người “transvestite” là chia sẻ với một người tin tưởng nhất và cần phải có được sự giúp đỡ của các bác sĩ tâm lý để hạn chế, cũng như xóa bỏ được tình trạng này. Tập cho mình những lối suy nghĩ tích cực và hướng ngoại cũng là một yếu tố rất cần thiết.
Yến Linh (ghi)
 
Top