Chưa tới khai giảng đã "ngán"

[ẹc]

...
Staff member
Chỉ còn vài ngày nữa thôi, lễ khai giảng sẽ được diễn ra tưng bừng ở nhiều trường trên toàn quốc. Thế nhưng lại có những teen tỏ ra chán ngán ngày tựu trường vì những lý do hết sức vô lý và lãng xẹt.



Quỳnh Anh

Ý thức kém của những kẻ chây lười
Quỳnh Anh (DL Hồng Hà) than vãn: “Em ghét khai giảng lắm, chỉ muốn bỏ về thôi nhưng bị bắt ở lại cho đến tận cuối chương trình. Mà không đi thì không được, cô giáo lại hạ hạnh kiểm các thứ nên phải đi”. Khi được hỏi sao là “Sao em lại thấy ghét khai giảng?” thì cô cũng ấp úng không biết trả lời như nào. Cuối cùng đành nhún vai trả lời “Vì nó chán ạ!”.
Còn với Nga (LTV) thì chỉ coi lễ khai giảng chỉ là ngày để cô đến “soi” xem học sinh mới năm nay có ai nổi bật không, có em nào “cá tính” chơi trội không, đến phần văn nghệ chào mừng thì là lúc cô và lũ bạn ngồi xả xì trét bằng cách cười cợt, chỉ chỏ và chê bai này nọ. Với Nga và tụi bạn, ngày khai giảng không khác gì đi xem kịch.
Rất nhiều học sinh hiện nay không hề thích tham dự lễ khai giảng dù có được tổ chức to và hoành tráng đến đâu. Thế nhưng khi được hỏi lý do thì ai cũng trả lời câu chung chung là “Chán”. Biết là “Chán và nhạt lắm, nhưng nếu bảo những bạn kêu chán vào góp sức để chuẩn bị cho lễ khai giảng “đỡ chán”, thì chắc chắn câu trả lời là “Không”.
Họ chỉ thích được hưởng thụ và than vãn chứ không hề có ý thức đóng góp sức mình vào hoạt động của tập thể vì với họ như thế là “phí cơm, thừa hơi, không rảnh”. Thậm chí nếu bị bắt đi tham gia hoạt động chào mừng khai giảng, họ còn kiếm đủ cớ để thoái thác.
Ngọc (17 tuổi, trường N.) vì có khuôn mặt khá xinh xắn nên hay được cô giáo cử đi tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng khai giảng, nhưng lần nào cô cũng chối đây đẩy, nhất định không đi. Nhiều lần thoái thác, cô giáo lại đành phải dùng đến chiêu “hạ hạnh kiểm” Ngọc mới miễn cưỡng tham gia. Thế nhưng buổi đầu tiên cô hung hắng ho liên tục làm các bạn khác mất tập trung. Lần thứ 2 cô bạn cố tình hát lái nhạc đi để hỏng hết cả tông nhạc. Bực quá, cô giáo lại đẩy Ngọc ra.

Minh (KL) được cử vào đội trống của trường. Sau khi tìm đủ lí do để né tránh nhưng không được, cậu về xin bố mẹ gọi điện cho cô trình bày hoàn cảnh trước đây Minh bị gãy ngón tay út nên giờ chơi trống sợ lại đau. Khi thấy bố mẹ Minh gọi điện bảo thế, cô giáo chỉ còn biết gật đầu.

1khaigiang030908.jpg
Sẽ tới một ngày, bạn nuối tiếc vì đã "chán ngán" lễ khai giảng khó quên trong đời học sinh (Hình minh họa)

Khi hỏi Minh tại sao phải làm thế trong khi Minh hoàn toàn có thể chơi trống tốt thì cả Minh và Ngọc đều có câu trả lời giống nhau là “Bọn em không thừa hơi”. Minh còn bồi thêm “. Trường thì thiếu gì học sinh, em không đi thì có đứa khác đi, lo gì. Tốt nhất là không ôm rơm nặng bụng. Mà một ngày em bao nhiêu là việc, thời gian đâu cho mấy thứ đấy”. Với Minh, việc ăn, việc chơi mới là việc cậu cần để tâm. Còn những việc của tập thể thì hiếm khi có cậu. Vậy thì có khác nào tự đẩy mình ra khỏi tập thể không?
Đừng “để dành” nuối tiếc khi đã ra trường
Nhiều trường yêu cầu ngày khai giảng phải mặc áo dài nên đối với nhiều teen nữ, ngày khai giảng còn là ngày để "show hàng". Cả mấy ngày tổng duyệt khai giảng thì không thấy có mặt hôm nào, nhưng hôm chính thức thì những cô nàng thích khoe lại chẳng hề vắng mặt. Nào là áo dài được may cách điệu, nào là dép, guốc hàng hiệu đều được trưng ra hết. Với suy nghĩ cả năm chỉ có một ngày thôi, nên ngày này được các nàng tận dụng triệt để.
Vẫn biết là ngày lễ khai giảng ở nhiều trường vẫn còn khô cứng và bó buộc, nhưng dù sao đó cũng là ngày lễ một năm chỉ có một lần thôi được nghe thầy hiệu trưởng đánh tiếng trống chào mừng năm học mới, là ngày cả trường đón chào những em học sinh mới vào trường, là ngày để các lớp hăng hái tự chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào đón ngày tựu trường, mọi người từ các thầy cô giáo đến toàn thể học sinh đều đã rất vất vả và cố gắng chuẩn bị, teen đã không góp được công sức, lại cũng không muốn góp chút tinh thần.
Một ngày nào đó khi đã ra trường, có thèm lắm một tiếng trống ngày khai giảng, hay không khí náo nhiệt, sôi nổi thủa học trò tựu trường thì cũng không thể tìm lại được. Vậy mà khi còn là học sinh, lại đi chán ngán lễ khai giảng chỉ vì tính ích kỷ và chây lười của mình, liệu có nên không?
 

teddybear2211

New Member
Ðề: Chưa tới khai giảng đã "ngán"

hè xong công nhận ai cũng lười (ko ít thì nhìu) mừ cố gắng 1 chút sẽ được thui :)
 

Rin Ayame Kami

Well-Known Member
Ðề: Chưa tới khai giảng đã "ngán"

eM cŨng ghÉk khAi giẢng ...nhƯng hOk đẾn đỘ nhƯ mẤy aNh chỊ kIa ....đƠn giẢn chỈ lÀ thẤy nÓa nhÀm chÁn ...nĂm nÀo cŨng cÓa mẤy cÁi đÓa lẬp đI lẬp lẠi ...phÍ phẠm thỜi giAn zÔ íCh ...trOng thỜi giAn ngỒi nghE trOng buỔi khAi giẢng ...íT nhẤt cÒn cÓa thỂ lÀm rẤt nhÌu ziỆc.. khAi giẢng thÌ cŨng đưỢc thÔi ...nhƯng cÁi phẦn nÀo wAn trỌng xOng rỒi thÌ thÔi ...HS mÚn zÌa thÌ zÌa ...mÚn ở lẠi thÌ ở lẠi ...chỨ bẮt ép HS ngỒi nghE hOặc xEm nhỮng thỨ mÌnh hOk thÍck ...đÂm rA ngÀy cÀng chÁn ngÁn hƠn ....:union-42::union-42:
 
Top