Ông giám mục Ngô Quang Kiệt là cái thứ jì mà dám mục mạ nước VN

Status
Không mở trả lời sau này.

kenny_htv

Moderator
Staff member
Ðề: Ông giám mục Ngô Quang Kiệt là cái thứ jì mà dám mục mạ nước VN

Như thế, qua sử liệu, ngôi chùa Báo Thiên đã có mặt từ 1057 đến 1884 đã tồn tại gần 9 thế kỷ nói lên tầm vóc quan trọng của một ngôi chùa lịch sử tại Hà nội bị Kito giáo VN phá hủy,.

Ngoài chùa và tháp Báo Thiên, còn những ngôi chùa khác rãi rác từ Bắc vào Nam cũng chịu chung số phận bị cướp đoạt để làm nhà Thờ như thế, ví dụ:

Đây là một trong nhiều sử liệu ta được biết, riêng chùa Quang Minh ở Trà Kiệu, Huế (xem lời chú ở cuối đoạn này), xây vào thời chúa Nguyễn Hoàng, bị Pháp triệt hạ khi đẩy lui nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu (chúng tung tin Đức Mẹ hiện ra, giáo dân được cố đạo hợp tác với trung úy Marat đem lính Lê Dương và lính tập từ Quảng Ngãi đánh tan nghĩa quân. lập nhà Thờ Trà Kiệu; vào thời đệ nhất và đệ nhị Cọng Hoà của ông Diệm- Thiệu, nơi đây nâng lên Trung tâm Thánh mẫu Trà Kiệu, hàng năm lễ hội tưng bừng. [Đính chính của nhà báo lão thành Lê Hồng Phong: Theo Père Cadière, viết bài: Đền Đài Di Tích Của Xứ An Nam Từ Bắc Chí Nam, In trong Tạp chí BEFEO, năm 1904 – 1905, đã liệt kê rất nhiều ngôi chùa và đất chùa bị thực dân Pháp cướp đoạt và xây lên nhà thờ từ Bắc chí Nam. Père Cadière, sáng lập và điều hành tạp chí BAVH, từ năm 1913 – 1944, có đoạn viết về nhà thờ Trà Kiệu như sau: Chùa Bửu Châu (Cadière âm là Báu Châu) do chúa Nguyễn Hoàng lập trên đồi Bửu Châu, quận Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi ngày nay (thời đó không có tỉnh Quảng Ngãi, chỉ có tỉnh Quảng Nam) vào năm 1702? Chùa Bửu Châu bị Pháp chiếm và phá xập và trao cho Da tô xây nhà thờ Trà Kiệu bằng tranh vào năm 1902. ]

Nhà Thờ Đức Bà tại Sài gòn, vốn là chùa Khải Tường được vua Minh Mạng lập nên để thờ Phật, thờ Tổ kỷ niệm nơi sinh của mình, phường Bến Nghé. Q I TP HCM hiện nay. Khu vực đó bị thực dân Pháp triệt hạ dựng lên nhà Thờ Đức Bà, nay là Vương Cung Thánh Đường, các tượng Phật bị ném vào Thảo Cầm Viên.

http://sachhiem.net/MINHMAN/Tongiao/MinhManTG26.php
 

kenny_htv

Moderator
Staff member
Ðề: Ông giám mục Ngô Quang Kiệt là cái thứ jì mà dám mục mạ nước VN

CƯỚP CHÙA, CHIẾM ĐẤT XÂY NHÀ THỜ VÀ
CƯỚP ĐOẠT RUỘNG ĐẤT CỦA NHÂN DÂN​

Nói về thành tích cướp chùa và chiếm đất của Giáo Hội La Mã để xây nhà thờ trong thời gian từ khi Giám-mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) cặp kè với Chúa Nguyễn Ánh vào giữa thập niên 1780 cho đến ngày 30/4/1975, tác giả Tường Minh - Chu Văn Trình ghi lại trong cuốn Rơi Mặt Nạ một số những vụ lừng danh với nguyên văn như sau:

1.- Cướp đất Chùa Bà Đá (Chùa Linh Quang).- "Chùa Bà Đá (Chùa Linh Quang) ở thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương, nay là phố Nhà Thờ, Hà Nội, chùa xây từ thời nhà Lý. Năm Tự Đức (Thứ Ba) Canh Tuất 1850, sư trụ trì chùa là Giác Vượng quyên góp thập phương để tu sửa" [Ngô Đức Thọ: Tự Điển Văn Hóa Việt Nam, 1993, tr. 418.]

Ngày 8/5/1883 (dịp Phật Đản), thời Toàn Quyền Paul Bert, "nghĩa quân Sơn Tây dẫn quân Cờ Đen đánh mấy đồn dân Giáo (Da-tô) ở ấp Giáp Bát. Tối hôm sau (9/5/1883), dân Nghĩa Hội phối hợp với quân Sơn Dũng vây đánh lính tay sai của giặc ở nhà thờ Hàm Long là nơi giặc đã giao cho nhiều vũ khí để bảo vệ vòng ngoài cho chúng….

Sau đó đánh khu Nhà Chung, vào đến bên trong Nhà Thờ. Tức thì có tiếng súng từ các góc bắn ra. Cuộc chiến đấu trở nên ác liệt, bọn giặc chạy đến tượng đức mẹ chui vào cửa sau tượng rồi chạy sang chùa Bà Đá. Gồm 9 tên: ba linh mục Pháp là Cố Lan, Cố Mỹ, Cố Phước (Landais, (Rival, Bertrand), một quan một (thiếu úy) và mấy thủy thủ tầu Phăng Pha (Fanfare) cùng với con mụ Be (Beirie).." [ Chu Thiên, Bóng Nước Hồ Gươm Quyền 2 (Hà Nội: Văn Học, 1985), tr. 121-123.]

Sau khi được vị sư trụ trì của chùa Bà Đá cứu mạng, bọn Gia-tô đã trả ơn nhà chùa bằng cách chiếm ruộng đất nhà chùa và của dân làng Phú Tô, chia hai cho Nhà Chung (Da-tô) và tên Jean Dupuis xây Nhà Thờ và nhà Gạch như hiện nay."

2.- Chùa Báo Thiên (Chùa Sùng Khánh Báo Thiên) ở Hà Nội bị Da-tô phá, cướp đất xây Nhà Thờ Lớn .- "Chùa Báo Thiên (Chùa Sùng Khánh Báo Thiên) ở phường Báo Thiên, Hà Nội xây dựng vào năm 1056 và Tháp Bảo Thiên 12 tầng xây vào năm 1057 trong đời Lý Thánh Tông. Cuối thời Lê (cuối thế kỷ 18) chùa bị hoang phế vì nạn Kiêu Binh. Đầu đời Tự Đức, Tổng Đốc Tôn Thất Bật theo nền chùa cũ xây sửa lại.

Năm 1883, cố đạo thực dân Puginier cấu kết với Tổng Đốc Hà Nội là Da-tô Việt gian Nguyễn Hữu Độ phá chùa, "thực dân Pháp lấy lô đất thuộc thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương để xây Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Vị trí chùa cũ ở vào khoảng bên phải Chùa Lý Quốc Sư đến đầu phố Nhà Chung, quận Hòan Kiếm Hà Nội." [Ngô Đức Thọ Tự Điển Di Tích Văn Hóa Việt Nam (Hà Nôi: NXB Khoa Học Xã Hội, 1993), tr 76, và Bùi Thiết, Từ Điển Hà Nội Địa Danh (Hà Nội: NXB Văn Hóa Thông Tin, 1993), tr 26-27.]

3.- Chùa Lá Vàng ở Quảng Trị bị Da-tô cướp đổi thành Nhà Thờ La Vang.- La Vang là tên gốc của làng Cổ Vưu có từ thời Nhà Lê, đến đời Gia Long đổi là phường Lá Vàng, nằm ở phía Tây đồn Dinh Cát, thủ phủ địa đầu của Việt Nam từ năm 1307, khi vua Chiêm Thành Chế Mân hiến dâng Nhà Trần hai châu Ô và Lý làm lễ cưới Huyền Trân Công Chúa. Hiện nay La Vang (Lá Vàng) thuộc xã Hải Phú, quận Mai Lĩnh, tỉnh Quảng Trị, ở về phía nam Quảng Trị khoảng 6 km và ở về Bắc Phú Xuân (Huế) khoảng 58 km.

Năm 1797, "Vua Cảnh Thịnh Nhà Tây Sơn đã có lần bắt được mật thư của Nguyễn Ánh gửi Giám-mục Labarlette, xin giám mục tổ chức một đạo quân nội ứng gồm tín đồ Ki-tô Giáo tại chỗ, tiếp trợ cho lực lượng quân đội Pháp chỉ huy đánh từ ngoài vào." (Le roi Canh Thinh des Tay Son intercepta un jour une lettre secrête que Nguyen Anh avait envoyé à Mgr Labarlette, lui demandant d'organiser à l'interieur une armée de chretiens) pour seconder les forces commandés par les francais.) - (Trần Tam Tinh, Dieu et César, Les Catholiques Dans Lihistore du Vietnam, 1978, p. 29).

Chính vì thế Nhà Tây Sơn buộc phải triệt hạ Da-tô, nên:

Ngảy 17/8/1798, Vua Cảnh Thịnh ra sắc dụ cấm đạo Da-tô kể từ Phú Xuân đến Bắc Hà, vì đây chỉ là "đạo dạy mê tín, dối gạt dan chúng và đảo lộn trật tự xã hội." [Tạ Chí Đại Trường, Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam [ California : An Tiêm, 1991), tr. 309.]

Năm 1823, dưới triều Minh Mạng, chùa Lá Vàng thờ Phật Bà Quan Âm bị những người Da-tô cướp phá và đổi thành nhà thờ La Vang Phật Bà Quan Âm đổi thanh Ma ria đồng trinh." [ii]

Ngoài những vụ ăn cướp chùa trên đây, sách này còn ghi nhận những hành động cướp đất và tiền bạc dưới đây cũng do Giáo Hội La Mã chủ trương, xin tóm lược như sau:

4.- "Chùa Thiên Mụ xây năm 1601 bị Da Tô đánh cướp 32 pho tượng vàng y.."

5.- Chùa Diệu Đế bị Da-tô cướp đất:

Năm 1885, Chính quyền Da-tô Thực Dân lấy Cát Tường Tư Thất làm sở đúc tiền và lấy Trí Tuệ Tịnh Xá làm phủ đường Thừa Thiên - lấy một tăng phòng làm Nhà Lao của tỉnh và một tăng phòng làm trụ sở cho trụ sở cho Khám Thiên Giám.

Năm 1887, chính quyền Da-tô triệt một số căn nhà khác trong chùa..

Năm 1910, chính quyền Da-tô lại triệt hạ Đào Nguyên và thay vào bằng hai nhà nhỏ thờ Kim Cang. [Nguyễn Quang Tuân, Những Ngôi Chùa Danh Tiếng, 1991, tr.115] .

6.- Chùa Giác Hoàng bị cướp phá.- Chùa Giác Hoàng là "Một trong hai mươi thắng cảnh Thần Kinh đã được Vua Thiệu Trị làm thơ ca tụng có ghi trong Ngự Chế Thi Tập.", đã bị Da-tô đánh cướp vào năm 1885.

7.- Da-tô cướp chuông chùa - cướp đất nghĩa trang anh hùng Văn Thân - Cần Vương xây nhà thờ Da-tô . Chuông nhà thờ Phát Diệm. "Đây là một quả chuông đồng pha vàng do Trần Lục ngày xưa đem quân đi đoạt ở một ngôi chùa nào xa lắm – đem về dâng nhà thờ Phát Diệm." [Chu Thiên: Bão Biển,1978, tập1, tr 149..]

Nhà thờ Da-tô đối diện với Tòa Hành Chánh tỉnh Quảng Ngãi xây trên nền Nghĩa Trang các anh hùng liệt sĩ Cần Vương và Văn Thân.

8.- Nhà thờ Lớn ở Sàigòn: Nhà Thờ Lớn ở Sàigòn (hiện nay là nhà thờ Đữc Bà, Vương Cung Thánh Đường) được xây trên nền một ngồi chùa bị phá. Sách "Sàigòn Năm Xưa" xuất bản năm 1960, trang 218, tác giả Vương Hồng Sển viết:

"Từ ngày Pháp chiếm Sàigòn, Đức Cha hành lễ tại một ngôi chùa hoang phế và sử tạm dùng làm thánh đường."

Ngày 7/10/1877, Cố ĐạoThực Dân Colombert đặt viên đá đầu tiên xây ngôi thánh đường tạm thành "nhà thờ Đức Bà" đến ngày 11/4/1880 lễ hoàn thành.

Ngày 7-8 tháng 12/1960, dưới thời Da-tô phản quốc Ngô Đình Diệm, Vatican phong cho nhà thờ lớn Sàigòn là "vương cung thánh đường".

9.- GM Nguyễn Văn Thuận ăn cướp đất ở bờ biển Hòn Chồng để xây Giáo Hoàng Chủng Viện.

10.- Linh-mục Ngân ở Quảng Ngãi cướp đất của thị xã Quảng Ngãi để xây nhà thờ. Y cũng nuôi ý đồ cướp đất chùa Bút Tháp, âm mưu đang tiến hành thì chế độ Diệm đổ…

11.- Linh-mục Vàng thuộc “Trung Tâm Nhân Vị” ở Vĩnh Long đã cắm thập ác trên núi Ngũ Hành trong phjam vi Chùa Non Nước với ý đồ cướp đất Chùa Non Nước.

12.- Linh-mục Đinh Xuân Hải lấn đất của một ngôi chùa ở Hóc Môn (Nam Việt).

13.- Giám-mục Ngô Đình Thục và Trần Lệ Xuân ăn cắp 18 tỷ đô la gửi vào ngân hành Vatican.” [iii]

Tất cả trong số 13 vụ cướp chùa, cướp đất xây nhà thờ và cướp của được nêu ra trên đây, có 8 vụ xẩy ra trước năm 1945 và 5 vụ xẩy ra trong những năm 1954-1975 ở miền Nam Việt Nam.

http://sachhiem.net/MINHMAN/Tongiao/MinhManTG26.php
 

kenny_htv

Moderator
Staff member
Ðề: Ông giám mục Ngô Quang Kiệt là cái thứ jì mà dám mục mạ nước VN

Quá trình hình thành và phát triển Kito giáo VN trên quê hương đã lún sâu quá nhiều sai phạm đối với PG và triệt tiêu các lực lượng yêu nước của dân tộc. Khi Pháp thất bại tại VN, GH Kito lại bám theo Mỹ củng cố, bành trướng thế lực và tài sản.

Quá trình hành xử như thế, tạo cho nhân dân VN nghĩ rằng Giáo Hội Kito VN đã cấu kết với thực dân thiết lập guồng máy thống trị dân tộc song hành: Quyền lực và Tôn giáo, không những ở đất nước nầy, mà cả những quốc gia bị cưỡng bức truyền đạo khi gót chân xâm lược song hành cùng giáo sĩ. Đáng ra vết nhơ chưa tẩy sạch, các giáo sĩ nên hoà hợp cùng dân tộc để nâng cao đạo đức và dân trí, xây dựng một quốc gia văn minh mà cuộc chiến đã làm tụt hậu so với các nước trong khu vực.

Trong cộng đồng sống, dĩ nhiên từ cá thể đến tập thể, luôn xẩy ra nhiều điều bất cập, về quyền lợi và quyền lực, nhất là xã hội VN hiện nay, do cơ chế và chính sách quản lý quá cẩn trọng mà một số tôn giáo vẫn chưa cảm thấy thoả mãn, nhưng hầu hết các tôn giáo có truyền thống gắn liền với dân tộc đều vì lợi ích chung, đành tuỳ thuận và chấp nhận, riêng Tôn giáo Thần học, từ Tin Lành đến giáo sĩ Roma VN, luôn xuất hiện những hiện tượng bất lợi cho sinh hoạt chung trong xã hội, vì nhu cầu vật chất và tâm lý tín ngưỡng của riêng mình, vì thế ngoài những vụ lẻ tẻ của một số LM như Giai, Lý Lợi…giờ đây, với tư cách Tổng giám Mục một Giáo phận lớn tại Hà Nội, Ngô Quang Kiệt đã kêu gọi Tu sĩ, Giáo dân ra đường ngồi cầu nguyện, tượng Mẹ Sầu bi cũng đội nắng phơi sương giữa phố chợ như một chiến thuật tiệm tiến của một tôn giáo chưa nắm được cờ trong tay!

- Trong khi đất nước đối đầu với bao khó khăn về kinh tế, đầu tư, thương trường, chính trị; Mỹ và EU gây sức ép VN về Tự Do Tôn Giáo, bên trong nước thì cán bộ làm mất lòng dân, ngoài biên ải thì lãnh hải bị đe doạ, Ngài Tổng Ngô Quang Kiệt tiếp theo một đòn cân não vào dịp chúa Hài Đồng mang bình an cho người trần thế nhân mùa Noel, (thực ra là lễ Thần Mặt Trời của dân vùng Trung cận Đông) biến mùa vui của cộng đồng tín đồ Kito giáo thành mùa đối đầu với một chính thể để kích động tình cảm tín đồ làm áp lực đòi lại đất mà chính mình đã chiếm dụng của Tôn giáo khác!

- Chủ trương hoà hoản của Vatican và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hiện nay đối với nhà nước VN mục đích tiến tới Bang giao toàn vẹn, Với tư cách một vị chủ chăn có chức sắc trong nước, Ngài Ngô Quang Kiệt lại khuấy động có kế hoạch, có tính toán vào thời điểm và địa điểm nhạy cảm như thế, có ảnh hưởng tinh thần bang giao hay là tác động để hổ trợ áp lực cho Bang giao sớm hơn?

- Ông Hồng y Bộ trưởng Bộ Truyền giáo của Roma Cressenzio, đại diện Giáo Hoàng, sang thăm HĐGMVN và toà Tổng Giám Mục TP Hồ Chí Minh đã kêu gọi tín hữu Kito giáo VN hãy nghiêm chỉnh nghiên cứu lại lịch sử, nếu trong quá khứ có lỗi lầm gì với dân tộc thì nên có thái độ giải quyết lại cho phải lẽ. Đó là thái độ khôn ngoan, tranh thủ tình hữu nghị rất có ý nghĩa của Toà Thánh cốt sớm tiến tới quan hệ ngoại giao. Cũng với tinh thần đó Giám Mục Nguyễn Sang ở Thái Bình đã ra thư luân lưu xin lỗi về những sai lầm trong quá khứ đối với dân tộc, tuy các Giám Mục khác có vẽ e dè, nhưng đồng tình về sự khôn ngoan nhu thế!

Tuy nhiên, chính sách chung của Roma đối với toàn cầu và các nước thuộc địa luôn triệt tiêu văn hoá khác, thì một bộ phận tín hữu tại VN cũng còn mang giòng máu Lạc Hồng, có những đóng góp thầm lặng để xây dựng quê hương. Nhất là sau khi đất nước mở cửa, một số tu sĩ, giáo dân Kito giáo đã bắt tay phát triển mối quan hệ hữu hảo với nhà nước và quần chúng, củng cố tốt với các tôn giáo bạn, hình thành một tình cảm cộng đồng dân tộc.Ví dụ tại Phan Thiết, chùa Phật Quang do HT T. Huệ Tánh trụ trì xây dựng, có sự góp phần của LM J.P.T Cao Vĩnh Phan, LM Minh và 42 tín hữu. Một tín hữu Nam Định, làm ăn tại SG, cũng đã cúng dường để tái thiết chùa tại Nam Đình…

Tại Giáo xứ Vinh Sơn, Ông Tạ, LM Nghĩa và ni sư Diệu Minh chùa Hiển Quang cũng từng thâm giao đạo tình mỗi lúc hữu sự, sau đó LM đã thuyên chuyển về Hốc Môn; nhiều nơi, các tu sinh, các thầy dòng và LM cũng đến giao lưu với các tu viện của PG, tìm hiểu giáo lý…cộng thêm tinh thần đoàn kết tôn giáo do nhà nước chủ xướng, đã tạo một cuộc sống gắn bó dân tộc mà thời chinh chiến khó thấy được.

Chả những thế, các sư, các cha được Kiều bào hải ngoài nhiệt tình cúng dường, không phân biệt lương giáo, để về xây dựng cơ sở Tín ngưỡng tại quê nhà

Song hành với ngoại thương, mậu dịch, bang giao và hoà nhập, VN đang trên đà ổn định và phát triển tốt đẹp trong mọi cộng đồng dân cư; Các tôn giáo lần lượt được đăng ký hành đạo, như Cao Đài, Hoà Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh Độ Cư sĩ Phật Học hội, nhiều hệ phái Tin Lành ngoài PG và Kito giáo Roma hiện nay.Ngay cả đạo B’hai xa lạ và một số trường phái Tâm linh cũng đang đăng ký sinh hoạt.

Sau 1975, ổn định nề nếp, chùa, nhà thờ, Thánh thất xây dựng và phát triển quy mô. Ở Nha Trang, Đại chủng viện Sao Biển là nơi đào tạo hoành tráng và mẫu mực nhất của GH ở Á Đông. Bùi Chu, Phát Diệm…phía Bắc, đa sồ nhà thờ phía Nam trở nên bề thế đến mức các giáo sĩ Kito giáo Roma nước ngoài cũng phải nhạc nhiên. Nhà thờ Vườn Xoài, nhà thờ Ba Chuông Tân Sa Châu, Hố Nai và trên toàn nước đều trăm hoa đua nở! Một số giáo xứ mới phát triển, nhà thờ và nhà nguyện mới cũng gia tăng như vùng Long Khánh, Đồng Nai, Bình Giả…

Mùa Noel là mùa Vinh danh Chúa Cả trên Trời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm, mùa thiêng liêng của tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng ngài Tổng Giám Mục biểu hiện một động thái không thích hợp cả tình thế lẫn tâm lý. Tài sản nhà nước trưng dụng của kito giúao VN ít hơn tài sản Kito giáo chiếm của PG trên cả nước.

Qua động thái đó, HĐGMVN không vừa lòng vì ngài Tổng Kiệt đưa GHVN vào thế khó xử, ngay cả Roma cũng không muốn thế. Và nhà nước VN nghĩ rằng, việc Bang giao còn đứng ngoài cửa mà đã như thế thì khi bắt tay nhau bắng những hiệp ước ràng buộc, các giáo sĩ nông nổi như thế liệu đẩy nhà nước và xã hội VN vào tình huống nào nữa?

Mình chỉ thấy quyền lợi trước mắt mà không thấy cái lợi về lâu về dài!

Mình chỉ thấy việc mình làm mà không thấy cái sai quấy mình đang làm!

Mình chỉ thấy tài sản của mình bị chiếm đoạt mà không thấy nguồn gốc tài sản mình đã chiếm đoạt của người klhác.

Nếu PG cũng lên tiếng đòi lại Bất động sản đó thì quý ngài nghĩ sao? Dĩ nhiên PG không bao giờ làm việc đó, vì theo PG tất cả chỉ là phù du, không có gì thường tại vĩnh viễn, vì thế PG tránh được con đường tội đồ của dân tộc trong quá khứ, tại bất cứ nơi đâu, vì vậy Liên Hiệp Quốc chọn PG là tôn giáo Hoà Bình của nhân loại.

http://sachhiem.net/MINHMAN/Tongiao/MinhManTG26.php
 

Mr.[K]

Member
Ðề: Ông giám mục Ngô Quang Kiệt là cái thứ jì mà dám mục mạ nước VN

dzậy cuối cùng... ai có lý thế anh za và ??? =)) :yoyo68:... đọc xong tuy choáng nhưng vẫn hok hỉu :yoyo13:....
 

[ẹc]

...
Staff member
Ðề: Ông giám mục Ngô Quang Kiệt là cái thứ jì mà dám mục mạ nước VN

cuối cùng là ông ấy ở VN tức là phải nghe lời Đảng, ko nghe thì cút ra nước ngòai sống đó.
 

?????

New Member
Ðề: Ông giám mục Ngô Quang Kiệt là cái thứ jì mà dám mục mạ nước VN

=)) =)) =))

ko ngờ bạn kenny lấy bài bên sachhiem.net một điạ chỉ quá quên thuộc . Không biết bạn biết rõ nguồn gốc của trang web đó không còn mình thì quá rõ rồi ( alô giao điểm =)) =)) =)) ) . Xin bác kenny cho cái nguồn khác , chứ cái nguồn sachhiem đó mình chơi không được :D:D:D

cuối cùng là ông ấy ở VN tức là phải nghe lời Đảng, ko nghe thì cút ra nước ngòai sống đó.

Sao lại cút vậy admin ? Có làm gì sao hem ? Hay chỉ bất đồng chính kiến rồi thì đày đoạ ngục tù , nhũng nhiễu dân lành . Quá lolz

Cùng tiếp tục tranh luận :

Hoàn cảnh lịch sử của việc xây Nhà thờ Lớn Hà Nội
Phong Uyên

Từ hơn hai tháng nay, theo dõi những cuộc tranh luận trên talawas về vụ Công giáo đòi Tòa Khâm và tiếp theo là những tranh cãi về sự kiện Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng trên phần đất Chùa Báo Thiên, tôi không khỏi không choáng váng vì sự đối chọi nhau giữa những bài có những hàng tít bị coi là “khiêu khích” tuy nội dung từ tốn như “Đừng đánh lạc mục tiêu, đừng đánh tráo chủ đề”, hay “Trò phù phép đánh tráo...” của những tác giả có lập trường “chống”, và những bài phản biện có những hàng tít vô thưởng vô phạt nhưng nội dung lại mang đầy tính cách cáo buộc và hận thù chia rẽ tôn giáo của những tác giả có lập trường “thân”. Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng trên phần đất nào, trong hoàn cảnh lịch sử nào, lẽ ra chỉ nên bàn cãi trong mục lịch sử, văn hoá xã hội, đã leo thang và trở thành một điểm nóng chính trị và tôn giáo. Sống ở Paris, nơi tích lũy nhiều tài liệu có thể tham khảo được, tôi thử đứng ngoài mọi lập trường để, chỉ căn cứ vào những tài liệu chính xác, đối chiếu, kiểm chứng những luận chứng trái ngược nhau trong những bài tranh luận kể trên và phân tích một cách khách quan những sự kiện liên quan đến Công giáo đã thật sự xẩy ra trong thời kỳ Pháp đánh chiếm Việt Nam.

Trước hết, theo những tài liệu lịch sử Pháp, tôi có đủ bằng chứng xác nhận là Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng trên phần đất có Chùa Báo Thiên.

Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng từ năm 1883 và được khánh thành 4 năm sau trong dịp lễ Giáng sinh 1887. Nhà thờ này được xây theo kiểu tân gô-tích phỏng theo kiểu vẽ của Paul Abadie, kiến trúc sư nổi tiếng Âu châu hồi cuối thế kỷ thứ XIX, người chuyên tái thiết và xây dựng nhiều nhà thờ ở Pháp và nhiều nước khác với phong cách độc đáo gọi là tân - Trung cổ. Nhà thờ nổi tiếng nhất mà ông Abadie đã vẽ kiểu là thánh đường Thánh Tâm (la basilique du Sacré Coeur) trên đồi Monmartre. Ai qua Paris cũng thường tới thăm thánh đường này, được xây từ năm 1875 đến năm 1919 mới xong. Nhà thờ Lớn Hà Nội đã phá kỷ lục thời đó về tốc độ xây dựng một nhà thờ – chỉ cần 4 năm, nhờ tiền thu được qua xổ số giữa những người Pháp với nhau. Ở Âu châu thời Trung cổ, xây một nhà thờ phải mấy trăm năm mới xong vì cần nhiều thế hệ góp công góp của.

Tuy nhiên, không có tài liệu nào nói rõ là Nhà thờ Lớn đã được xây đúng chỗ có chính điện của Chùa Báo Thiên hay chỉ trên một phần đất của khu chùa.

Theo những tài liệu tôi thâu thập được thì Chùa Báo Thiên do vua Lý Thánh Tông xây năm 1056–57 để kỷ niệm chiến thắng Chiêm Thành. Chùa còn là một tu viện rất lớn và là nơi Lý Quốc Sư trụ trì. Ngài tu ở chùa Khai Quốc trước khi đến Báo Thiên. Là tu viện tất nhiên phải có nhiều khuông viện (“monastère” trong các tài liệu Pháp) để cho các chú tiểu học đạo, đồng thời đất Chùa Báo Thiên phải rất rộng lớn, không thể chỉ bằng diện tích một ngôi nhà nhỏ 300 mét vuông như ông Lê Quang Vịnh đã khẳng định. Nhà thờ có thể được xây trên một phần đất rộng lớn của Chùa nhưng không nhất thiết ở chỗ có chính điện Chùa. Đây là một chi tiết rất quan trọng vì nếu cố ý phá chính điện Chùa để xây Nhà thờ lên trên thì phải coi đó là một hành động hoàn toàn xấu của các chức sắc Công giáo thời ấy muốn bỉ mặt những người Phật giáo. Tôi chắc là không như vậy vì trước khi xây Nhà thờ Lớn, ở trên khoảng đất đó đã có một nhà thờ bằng gỗ (có hình còn để lại) bị quân Cờ Đen đêm 15-5-1883 đột kích giết giáo dân và đốt cháy (theo nhật ký của Marolles, sĩ quan phụ tá của Henri Rivière viết ngày 16-5-1883). Ngoài ra kế cận Chùa Báo Thiên là phủ Chúa Trịnh khi trước. Phủ Chúa rất rộng lớn gồm nhiều dinh thự hoàng tráng hơn dinh thự Vua Lê nhiều. Theo một bản đồ vẽ năm 1770, Phủ Chúa là một hình vuông giới hạn bởi những đường phố Lý Thường Kiệt, Quán Sứ, Nguyễn Gia Thiều, Quang Trung bây giờ (tài liệu Philippe Papin). Năm 1786 Lê Chiêu Thống trả thù cho lệnh đốt Phủ Chúa, “khói lửa ngợp trời 10 ngày đêm liền vẫn còn cháy”. Khu đất Phủ Chúa bị coi là đất “ngụy” không ai được làm nhà, chỉ những kẻ bần cố thây vô gia cư lén lút làm lều ở. Đất Nhà Chung bây giờ gồm cả đất Toà Khâm có lẽ thuộc về phần đất ngụy bị bỏ trống hồi đó.

Những tài liệu được coi là đáng tin cậy đều khẳng định tình trạng đổ nát của Chùa Báo Thiên; và chuyện Tháp Báo Thiên cao 80 mét chỉ là một huyền thuyết.

Chỉ cần trình độ toán lớp 7 cũng đủ biết là phải giầu trí tưởng tượng lắm mới có thể nghĩ Tháp Báo Thiên “cao đến mức bóng tháp soi xuống mặt hồ Hoàn Kiếm”như trong bài viết của một tác giả. Nghĩa là phải cao cả ngàn mét! Tôi cũng không biết theo tài liệu nào mà Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có thể khẳng định tháp cao 20 trượng tức là 80 mét. Tôi nghĩ có lẽ có sự nhầm mét với thước ta: 80 thước ta bằng chừng 27 mét, cao bằng toà nhà hiện đại 10 tầng. Tôi thấy như vậy đã là cao lắm. Thử so sánh với Tháp Phước Duyên 7 tầng, tượng trưng 7 kiếp của Đức Phật – được xây trong khuôn viên Chùa Thiên Mụ (bằng gạch lấy từ một ngôi đền của người Chàm) dưới thời Thiệu Trị năm 1884 –, cũng chỉ cao 21 mét, bằng toà nhà 7–8 tầng. 80 mét là chiều cao của một cao ốc hiện đại 33 tầng. Ông cha ta đã có kỹ thuật làm cần trục đem gạch đá xây được tháp cao 80 mét cách đây 950 năm thì Tháp Báo Thiên phải sánh ngang 7 kỳ quan thế giới (để thành kỳ quan thứ 8)! Tôi đã đi tham quan nhiều chùa chiền bên Tàu bên Nhật, và tôi không thấy nơi nào có tháp cao tới 40 mét cả. Ngôi tháp nổi tiếng nhất Âu châu là Tháp Pise xây cùng thời với Tháp Báo Thiên (1174–1350), gần 200 năm mới xong, cũng chỉ cao có 54 mét 50. Tháp bị nghiêng vì bằng đá nặng quá đất bị lún dần. Đó là tháp còn được xây ở vị trí đất liền thổ trong thành Pise, chứ Tháp Báo Thiên xây gần sông Hồng trên đất phù sa thời đường kính phải bao nhiêu, nền móng phải sâu đến độ nào, phải bằng loại đá gì mới không bị mòn dần mà sụp đổ?

Tôi cũng không thấy ảnh hay hình vẽ nào về Chùa Báo Thiên trong các tài liệu Pháp, đặc biệt là trong số những ảnh chụp phong cảnh Hà Nội năm 1883 của bác sĩ Hocquard tác giả cuốn Une campagne au Tonkin hồi ấy. Một ngôi chùa to lớn như vậy dù trong tình trạng xuống cấp cũng không thể qua mắt Hocquard, người đã để lại rất nhiều hình ảnh Hà Nội như Chùa Báo Ân, Đền Ngọc Sơn, phố Hàng Bông, phố Hàng Gai, đường vào Đồn Thủy, cửa ô Quan Chưởng v.v... Trong cuốn Lịch sử Hà Nội (Histoire de Hanoi) xuất bản mới đây, Tiến sĩ Philippe Papin, người làm luận án tiến sĩ về Hà Nội và là môt nhà Việt Nam học nổi tiếng có viết rất nhiều sách về Việt Nam, nhân viên trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp sống ở Hà Nội từ 15 năm nay, có nói rõ là Chùa Báo Thiên đã bị sụp đổ từ năm 1547 và không được trùng tu lại vì Phật giáo dưới triều Lê không còn được trọng vọng nữa. Đất chùa ban ngày trở thành nơi họp chợ, ban đêm là chỗ tụ tập của những người hành khất co quắp ôm nhau chết lạnh dưới những chõng bán thịt. Khi xây Nhà thờ Lớn, những di tích còn lại đều bị hốt bỏ. Qua những sưu tầm của ông Papin và được chứng nhận bởi những hình ông Hocquard chụp, quanh hồ Hoàn Kiếm trước khi Pháp chiếm đóng Hà Nội chỉ còn hai đền đài: Chùa Báo Ân và Đền Ngọc Sơn. Chùa Báo Ân cũng được gọi là Chùa Liên Trì vì có bể hoa sen được xây dựng bởi Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai năm 1842, gồm 36 toà nhà, rất nhiều stupa [1] và hơn 200 bức tượng bị Pháp phá bỏ năm 1886 để xây Nhà Bưu điện. Khi bị phá, Chùa Báo Ân mới xây được 44 năm nên trong hình Hocquard chụp năm 1883 trông còn mới và không thể coi là cổ được. Theo tôi nghĩ có lẽ ông Nguyễn Đăng Giai làm chùa này để thay thế Chùa Báo Thiên đã bị sụp đổ. Đền Ngọc Sơn cũng chỉ được thi hào Nguyễn Văn Siêu quyên tiền xây lại năm 1865 khi đó cũng chưa có cái cầu nữa. Nghĩa là không có đền đài ở Hà Nội nào mà không phải trùng tu hay xây lại nhiều lắm là 100 năm sau cả. Bởi vậy Chùa Báo Thiên xây cách đây gần 1000 năm mà bị sụp đổ hoàn toàn cũng là đúng. Tôi cũng xin thêm là không có ai lẩn thẩn so sánh một ngôi chùa mới xây 44 năm có hình ảnh rõ ràng như Chùa Báo Ân với một ngôi chùa đã sụp đổ từ 300 năm trước, không biết hình thù ra sao, như ông Lý Khôi Việt đã lí luận trong bài “Về Chùa Báo Thiên...”.

Pháp có cần sự cấu kết của Công giáo để xâm chiếm Việt Nam không?

Phân tích kỹ những lần Pháp can thiệp bằng võ lực vào Việt Nam, chỉ có một lần dưới Đệ nhị Đế chế Napoléon III là có sự hợp tác giữa một giáo chức Pháp, Giám mục Pellerin, và Phó Đề đốc Rigault de Genouilly để đánh Trà Sơn Đà Nẵng. Giám mục Pellerin âm mưu với Rigault de Genouilly, viện cớ cứu giáo dân để có sự ủng hộ của Hoàng hậu Eugénie vợ Napoléon III rất ngoan đạo, đánh Trà Sơn Đà Nẵng ngày 1-9-1858. Tuy cùng một toan tính nhưng mục đích của hai người khác nhau. Giám mục Pellerin muốn đánh để làm áp lực với với Vua Tự Đức, đòi quyền tự do giảng đạo. Còn De Genouilly muốn có một căn cứ cho tàu Pháp tự do thông thương. Pellerin lừa Genouilly nói là giáo dân sẽ nổi lên trợ lực. Rút cục chờ đợi mãi chả có giáo dân nào đến giúp cả và liên quân Pháp - Y Pha Nho bị kẹt cứng ở Trà Sơn 5 tháng. Cho là Pellerin đã nói láo, Genouilly tính bắt giam Pellerin, sau đuổi về Hồng Kông (Taboulet, tr. 438–440) rồi quyết định rút hầu hết quân lính khỏi Trà Sơn đi đánh Sài Gòn. Đó là lần đầu tiên cũng là lần cuối có sự tham dự của giáo sĩ Gia Tô trong việc đánh chiếm nước ta và cũng là một sự kiện chứng tỏ là giáo dân hồi ấy tuy bị tàn sát nhưng cũng không vì thế mà theo Tây phản lại đất nước.

Pháp đánh chiếm Việt Nam với mục đích gì?

Cần phải hiểu là nửa cuối thế kỷ XIX nền kinh tế tư bản các nước Anh, Pháp bắt đầu phát triển, hàng hoá sản xuất cần phải có thị trường tiêu thụ. Thị trường có nhiều triển vọng nhất là Trung Quốc. Nhưng những đầu cầu xâm nhập thị trường Trung Quốc, không kể Hồng Kông, như Quảng Đông và Thượng Hải đều nằm trong tay người Anh. Giới doanh thương Pháp cần phải tìm một con đường mới để xâm nhập thị trường Tàu mà không bị Anh án ngữ. Con đường độc nhất là xuyên qua Việt Nam vào Vân Nam và từ đó có cả một thị trường to lớn là cả miền Tây và miền Nam nước Tàu. Muốn vậy giới doanh thương Pháp phải cấu kết với một lực lượng không những có nhiều phương tiện mà còn có nhiều thế lực về chính trị vì kiêm luôn Bộ Thuộc địa là Hải quân Pháp. So với chiến tranh Pháp - Việt năm 1946 sau này, lịch sử đã diễn ra gần tương tự: từ trận hải chiến Pháp - Việt đầu tiên ở Vịnh Đà Nẵng năm 1847 đến Hoà ước Patenotre mất nước năm 1885, chỉ trong chưa đầy 40 năm nước Pháp đã thay đổi chính thể bốn lần. Chính quyền Pháp ở Paris quá yếu nên bọn hải quân ở Sài Gòn tha hồ lộng quyền. Chỉ từ khi có chế độ Đệ tam Cộng hoà sau 1870, Pháp mới có chính sách thuộc địa rõ ràng. Trớ trêu thay những người cầm đầu chế độ cộng hoà tiến bộ thuộc về phái tả cấp tiến như Gambetta, Jules Ferry lại là những người cổ súy chính sách thuộc địa tuy có thêm chiêu bài “reo rắc văn minh Pháp”. Đa số có chân trong Hội Tam Điểm, chống các giáo đoàn công giáo và cấm không được mở trường dạy học kể cả ở thuộc địa để thế tục hoá nền học vấn. Những nhân vật này cho tới nay vẫn được các đảng tả phái bên Pháp đề cao. Cũng như hồi 1946 “ thực dân” cấu kết với phái tả chứ không phải với Công giáo.

Cũng cần nhắc lại vai trò của Francis Garnier, một sĩ quan hải quân cấp úy trong việc xâm chiếm Việt Nam: Mục đích của tụi đô đốc Pháp khi chiếm Sài Gòn là lấy Sài Gòn làm căn cứ để dùng sông Cửu Long làm đường thông thương qua Tàu. Francis Garnier xung phong đi thám hiểm trước với một vài đồng đội. Phải mất gần hai năm, Garnier mới tới Vân Nam, và người chỉ huy hắn, Trung tá Doudart de Lagrée chết phải kéo xác theo sông Dương Tử đem về. Garnier gặp Jean Dupuis ở bên Tàu, được tên này khuyên con đường tiện nhất là dòng sông Hồng. Francis Garnier kết bè với Dupuis xin hải quân Pháp đi đánh Hà Nội năm 1873 để mở đường thông thương qua Tàu. Từ đó ý đồ xâm lăng của tụi cầm đầu Pháp ở Sài Gòn cứ lớn dần để đi đến chỗ xâm lược toàn cõi Viêt Nam. Vì có công như vậy nên tuy chỉ là một tên đại úy quèn, Francis Garnier cũng được dựng tượng ở chỗ khá sang tại Paris, gần quán La Closerie des Lilas nơi Lénine hay ngồi uống rượu.

Trong chương trình biến Hà Nội thành một thành phố Pháp, thủ đô của Đông Pháp, Giám mục Puginier có đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng Nhà thờ Lớn không?

Từ một miếng đất nhỏ bé 5 mẫu ta (chưa đầy 2 hectares) là Đồn Thủy, được nhường cho Pháp năm 1875, Pháp cứ gậm nhấm lần lần và đến năm1888, ép Vua Đồng Khánh phải nhường hoàn toàn cho Pháp Hà Nội và hai thành phố khác là Hải Phòng và Đà Nẵng. Thật ra đó chỉ là trên giấy tờ chứ sau khi Henri Rivière đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai năm 1882, Pháp muốn làm mưa làm gió gì ở Hà Nội cũng được. Pháp có truyền thống như người La Mã là một khi là thành phố của mình, Pháp xây dựng lại như một thành phố Pháp. Bởi vậy những người Hà Nội tới một thành phố Pháp không có cảm tưởng lạc lõng vì thấy lại toà thị sảnh, nhà hát thành phố, nhà thờ, nhà bưu điện, nhà ga... cùng một kiểu. Hà Nội còn hơn các thành phố khác của Pháp ở chỗ được chọn làm thủ đô cho toàn cõi Đông Pháp nên có nhiêu công thự nhắc nhở những công thự ở Paris. Nhà hát Lớn Hà Nội cũng hao hao giống Nhà hát Garnier Paris ngay cả về địa thế ở đầu một con đường lớn. So với tất cả những nhà hát lớn của mọi thành phố khác của Pháp, Nhà hát Lớn Hà Nội to đẹp hơn nhiều. Cũng như Nhà thờ Đức Bà ở Paris hai mặt trông ra sông Seine, địa thế Nhà thờ Lớn Hà Nội trông ra hồ Hoàn Kiếm cũng là do sự chọn lựa của kiến trúc sư vẽ kiểu chứ không phải theo ý muốn của Giám mục Puginier. Vì là thủ đô nên những kiến trúc sư, kỹ sư được cử sang xây dựng cũng là những nhân vật đã xây những công thự nổi tiếng ở Paris như Eiffel làm cầu Long Biên chẳng hạn và nhiều nhà, nhiều đường phố cũng được xây dựng phỏng theo kiểu Hausmann như ở Paris.

Kết luận

Tôi đã cố gắng giữ tư cách khách quan để chỉ dựa vào những tài liệu được coi là chính xác ở Paris để kiểm chứng và phân tích những sự kiện đã được nêu ra trong những cuộc tranh luận trên talawas. Chắc có nhiều độc giả đồng tình với tôi là sự kiện Công giáo đòi Toà Khâm không dính líu gì đến sự kiện Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng cách đây 111 năm. Nếu cứ cố tình nhập hai sự kiện vào nhau để tranh luận thì tôi thấy những cuộc bàn cãi sẽ sa lầy và không có lối thoát. Tôi thiết tưởng phải nhân cơ hội này mà đòi hỏi chính quyền đưa ra những luật lệ rõ ràng về nhà đất. Đó là vấn đề quan trọng số một liên quan đến đời sống của mỗi người chúng ta.

© 2008 talawas

[1]stupa (tiếng Pháp): tháp có công năng của mộ, chứa hài cốt nhà tu hành. (Chú thích của talawas

VỀ PHƯƠNG DIỆN LỊCH SỬ

Để trả lời những luận điệu do các cán bộ tôn giáo vận của Đảng và Nhà Nước đưa ra, chúng tôi thấy tốt hơn cả là dùng những tài liệu lịch sử do Đảng và Nhà Nước cho phổ biến

Cuốn “Tự Diển Hà Nội Địa Danh” do Bùi Thiết biên soạn và do nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin ấn hành năm 1993 với giấy phép mang số 503-CT/VHTT, đã nói về Chùa Báo Thiên và Tháp Báo Thiên như sau:

Chùa Báo Thiên: “Dựng vào năm 1056 trên đất phường Báo Thiên, tên chữ là Sùng Khánh Tự, có chuông chùa đúc cùng năm, hết 12.000 cân đồng. Ngôi chùa qua nhiều lần trùng tu, đến cuối thế kỷ XVIII bị nạn kiêu binh đốt, phá hủy hoàn toàn.” (tr. 26).

Tháp Báo Thiên: “Tòa tháp dựng năm 1057 trước Chùa Báo Thiên, tên chữ là Đại Thắng Tư Thiên Bảo Tháp. Tháp có 13 trượng (chừng 50m), gồm hai phần, dưới bằng đá, trên bằng đồng. Đỉnh tháp bị trận bảo năm 1258 làm đổ, và phần đồng bị sét đánh bạt năm 1332.

“Tháp Báo Thiên là một trong những vật báu của Đại Việt thời Lý – Trần. Năm 1427, khi bị vây hảm ở Đông Quan, giặc Minh đã tháo gỡ hết đồng ở tháp để đúc súng đạn. Năm 1547 tòa tháp bị dổ sập nốt phần đá. Cuối thế kỷ XVIII tháp bị phá hủy. Trên nền chùa – tháp họp chợ Báo Thiên.” (tr. 26).

Như vậy, theo tài liệu Đảng và Nhà Nước cho phổ biến, Chùa Báo Thiên và Tháp Báo Thiên đã bị phá hủy hoàn toàn vào cuối thế kỷ XVIII và khu đất đó đã được dân chúng dùng làm nơi họp chợ. Thế thì tại sao bây giờ Đảng và Nhà Nước lại cho các cán bộ tuyên giáo vận nói rằng Chùa và Tháp Báo Thiên bị người Pháp phá rồi lấy đất cấp cho Công Giáo xây nhà thờ và Tòa Giám Mục Hà Nội?

CẦN NÓI RÕ THÊM

Sau khi trình bày về Chùa và Tháp Bảo Thiên theo tài liệu của Đảng và Nhà Nước phổ biến năm 1993, chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề.

Về Tháp Báo Thiên: “Đại Việt Sử Ký” của Lê Văn Hưu và “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” của Ngô Sĩ Liên cho biết: Năm Đinh Dậu (1057), mùa xuân, tháng 3, xây bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên, 30 tầng (có sách ghi 12 tầng). Tháp nằm bên cạnh ngôi chùa xây trước đó một năm, tức năm 1056, nhằm năm Long Thụy Thái Bình. Ở tầng thứ ba, nơi cửa tháp có khắc chữ “Thiên tử vạn thọ” (Vua sống trường thọ). Trên chót đỉnh tháp có hàng chữ “Đạo Lý Thiên” , có nghĩa là Đạo Lý của Trời chiếu khắp thiên hạ.

Về Chùa Báo Thiên: Sách “Đại Việt Sử Ký” cho biết: Dựng Chùa Sùng Khánh Báo Thiên. Lấy 11.000 cân đồng (nhiều sách ghi 12.000 cân) ở trong phủ ra đúc chuông đặt tại chùa ấy... Sự việc xảy ra sau khi vua được nhà Tống phong làm Quận Vương (!) và tiếp sứ Chân Lạp sang cống (tháng 8 năm 1056).

Sách “Hà Nội Nghìn Xưa” cho biết đời Tiền Lê "đắp núi đất phủ lên nền cũ. Chùa bỏ hoang, cuối thế kỷ XVIII làm chợ Báo Thiên, núi làm chỗ xử tử người có tội. Năm 1791, đào lấy những gạch đá nền tháp để tu bổ thành Thăng Long.” (tr. 177).

Cuốn “Souvenirs” (Hồi Ký) của Bonnal, Công Sứ Hà Nội lúc đó, có ghi lại rằng khi thấy ngôi Chùa Báo Thiên bỏ hoang, dân chúng trong vùng đã họp nhau lại bàn bạc và nhận thấy ngôi chùa đã bị bỏ hoang phế từ lâu không người quản lý và hiện thời đã biến thành phế tích, có thể đổ sập gây tai nạn cho người qua lại bất cứ lúc nào. nên đã đề nghị chính quyền rỡ bỏ và thu hồi đất đai vô chủ. Tổng Đốc Nguyễn Hữu Độ đã chấp thuận cho phá bỏ ngôi chùa.

Công Sứ Bonnal cho biết thêm: Cuối năm 1883, Giám mục Puginier có xin ông khu đất vô chủ đó để xây nhà thờ lớn Hà Nội, nhưng ông trả lời rằng vấn đề đó không thuộc thẩm quyền của ông vì Bắc Kỳ chỉ là xứ bảo hộ chứ không phải thuộc địa của Pháp. Ông yêu cầu Giám mục Puginier trình bày vấn đề này với quan Tổng Đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ, một quan chức do Triều Đình Huế bổ nhiệm.



Giám mục Puginier đã nêu lên ước muốn của ông với ông Tổng Đốc Độ. Ông Độ đã cho mở một cuộc điều tra tìm con cháu những người trước đây là sở hữu mảnh đất, nhưng mấy trăm năm đã trôi qua, hơn nữa chiến tranh loạn lạc, xã hội biến động, nên không tìm được ai là chủ miếng đất đó. Vì thế, ông đã quyết định cấp cho Giám mục Puginier xây cất nhà thờ.

Qua một số sử liệu nói trên, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

(1) Tháp Báo Thiên không phải là nơi thờ Phật mà là nơi tế trời của vua như Nam Giao ở Huế, nên không liên hệ gì đến Phật Giáo.

(2) Khu đất có Chùa Bảo Thiên trước đây chỉ còn là một khoảng đất trống đang được dùng để họp chợ và được Tổng Đốc Nguyễn Hữu Độ cấp cho Giám mục Puginier, chứ không phải Tây đã cho đập phá Chùa Bảo Tháp rồi lấy đất cấp cho Công Giáo.

(3) Chùa Báo Thiên nằm ở thôn Báo Thiên Thị, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội, do vua Lý Thánh Tông dùng tài sản quốc gia để xây dựng vào năm 1056. Như vậy, chùa này tuy được dùng để thờ Phật nhưng không thuộc quyền sở hữu của bất cứ tông phái Phật Giáo nào. Nói theo danh từ ngày nay, đây là “Chùa quốc doanh” . Vậy Hòa Thượng Thích Trung Hậu lấy tư cách gì để đòi lại? Phải chăng ông đã chính thức nhìn nhận GHPGVN là một giáo hội quốc doanh (state-run Church), tức một công cụ tôn giáo vận của Nhà Nước chứ không phải là một tôn giáo?

(4) Tại sao vua Lý Thánh Tông lấy đất dân xây Chùa Báo Tháp cho Phật Giáo thì không bị gọi là ưu đãi Phật Giáo, còn Tổng Đốc Nguyễn Hữu Độ lấy đất đó cấp cho Công Giáo xây nhà thờ thì bị coi là ưu đãi Công Giáo? Phải chăng chỉ một mình Phật Giáo mới được quyền ưu đãi mà thôi sao?

VỀ PHƯƠNG DIỆN PHÁP LÝ

Trong thời Pháp thuộc, hai Bộ Dân Luật Trung và Bắc đều quy định thời hiệu để thủ đắc quyền sở hữu bất động sản vô chủ là 100 năm. Dân Luật Việt Nam sau này rút xuống còn 20 năm.

Điều 1452 của Bộ Dân Luật Việt Nam quy định; “Sự chấp hữu một bất động sản trong 20 năm, nếu hội đủ điều kiện đã định ở điều 1444, sẽ là người chấp hữu thủ đắc quyền sở hữu về bất động sản ấy.”

Điều kiện án định nói ở điều 1444 như thế nào? Điều này nói: “Muốn được thủ đắc thời hiệu, cần phải chấp hữu liên tiếp yên ổn, công khai và minh bạch, với tư cách là sở hữu chủ.”

Những trường hợp nào bị coi là không chấp hữu liên tiếp yên ổn? Theo điều 1460, bị coi là gián đoạn thời hiệu, một trong 3 trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Có trát đòi người chấp hữu ra trước tòa về sự chấp hữu ấy.

Trường hợp 2: Có sự sai áp đồ vật (ở đây là đất) chấp hữu.

Trường hợp 3: Có sự đốc thúc người chấp hữu phải trả lại đồ vật (ở đây là đất) bằng một văn thư do một công lại hữu quyền tống đạt.

Nếu trong 20 năm không hề xẩy ra một trong ba trường hợp nói trên, sự chấp hữu được coi như là “liên tiếp và yên ổn” nên đương nhiên có quyền thủ đắc quyền sở hữu trên bất động sản.

Nói chung, các luật pháp thuộc hệ thống Roman Law như ở hầu hết các nước Âu Châu và Việt Nam trước đây, đều quy định tương tự như thế. Chỉ có chế độ cộng sản mới áp dụng luật man rợ mà thôi.

Tòa Giám Mục Hà Nội đã chấp hữu khu đất làm Tòa Giám Mục và Tòa Khâm Sứ hiện nay “liên tiếp và yên ổn” từ năm 1884 đến nay, tức 122 năm, không hề xẩy ra một trong ba trường hợp nói trên, nên phải được coi là người thủ đắc quyền sở hữu trên bất động sản đã chấp hữu.

Ngoài ra, về phương diện pháp lý, chỉ có sở hữu chủ của sở đất nói trên trước năm 1884 và các thừa kế hợp pháp của họ mới có quyền đứng đơn khiếu nại. Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước và tất cả các tổ chức Phật Giáo khác không có tư cách để khiếu nại.

Đây là đều GHPGVN phải biết.

ĐIỀU ĐÁNG NGẠC NHIÊN

Chúng tôi tự hỏi: Trong lịch sử, các vua Việt Nam đã ban cho Phật Giáo vô số tài sản, nhất là dưới thời Lý – Trần và dưới thời các Chúa Nguyễn, nhưng sau đó đã bị Hồ Quý Ly và vua Quang Trung “cướp” sạch. Tại sao Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước không đòi lại các tài sản đó mà chỉ đòi khu đất Tòa Khân Sứ ở phố Nhà Chung, Hà Nội, mà thôi?

Trong lịch sử Trung Hoa cũng như Việt Nam, Phật Giáo luôn trải qua những thời kỳ thịnh suy nối tiếp nhau: Vua nào thích Phật Giáo thì xây chùa, cấp đất và nông nô cày ruộng cho chùa, đem nhiều báu vật của quốc gia dâng cho chùa. Vua nào không thích Phật Giáo hay thấy việc chu cấp cho Phật giáo gây nhiều tổn thất cho quốc gia, lại ra lệnh đập phá chùa và thu hồi tài nguyên quốc gia, gây ra “Pháp nạn”.

Tại Trung Hoa, có ba Pháp nạn lớn nhất, thường được gọi là “Tam Võ Nhất Tôn Pháp Nạn” . Ở Việt Nam, Phật Giáo đã phải trải qua hai “Pháp nạn” kinh hoàng nhất trong lịch sử, đó là “Pháp nạn” dưới thời Hồ Quý Ly và “Pháp nạn” dưới thời vua Quang Trung.

Thời Lý – Trần, Phật Giáo được các vua cấp đến 1/3 đất đai và tài nguyên của quốc gia. Trong bài Ký Tháp Linh Tế, Trương Hán Siêu đã ghi: “trong thiên hạ ba phần, chùa chiếm ở một phần, bỏ dứt luân thường, hao tổn của báu...” . Nhưng sau đó, để có tài nguyên chống lại giặc Minh, Hồ Quý Ly (1400 – 1407) đã quyết định áp dụng chế độ hạn điền và hạn nô, lấy lại phần lớn các tài sản đã cấp cho nhà chùa, bắt các tăng sĩ dưới 50 tuổi phải nhập ngũ hay làm lao dịch. Tuy nhiên, ông hành động quá chậm và không triệt để nên Việt Nam bị mất vào tay nhà Minh.

Để có tài nguyên chống lại giặc Thanh, vua Quang Trung (1788 – 1792) đã chơi bạo hơn: Ông ra lệnh đập phá hầu hết các chùa, đem tượng Phật và chuông chùa ra đúc vũ khí, bắt các tăng sĩ dưới 50 tuổi phải nhâp ngũ hay đi lao dịch... Nhờ vậy, Quang Trung đã thắng trận vẽ vang. Tập “Tonkin et Cochinchine” của các nhà truyền giáo Pháp đã ghi: “Họ đã cướp phá chùa và họ đã đốt những ngôi chùa danh tiếng nhất của các cựu vương Bắc Hà.” Vua Quang Trung không không cho phép mỗi làng đều có chùa như trước. Ông ra lệnh phá hủy các chùa riêng và tuyên bố khoảng 200 làng mới có thể họp lại để xây một ngôi chùa chung.

Việc kiểm kê các tài sản đã bị “cướp” này rất dễ dàng, vì trong cổ sử đều có ghi năm nào vua nào đã xây chùa nào cho Phật Giáo, chẳng hạn như Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu có ghi: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm Tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể...” Những đoạn như thế đươc gặp rất nhiều trong cổ sử, nên Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước có thể sưu tra và đòi Nhà Nước phải trả lại cho Phật Giáo. Miếng đất thuộc khu Tòa Khâm Sứ có đáng giá gì đâu mà đứng lên đòi được tham khảo?

TÂY CHÈN ÉP PHẬT GIÁO?

Trong các bài viết về Tòa Khâm Sứ, nhóm quốc doanh ở trong nước và nhóm thân cộng ở hải ngoại luôn rêu rao rằng dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã chèn ép Phật Giáo và nâng đỡ Công Giáo. Nhưng sự “xác tín” này hoàn toàn trái với các sử liệu. Vì bài báo có hạn, chúng tôi chỉ xin ghi lại một số điểm chính.

Có thể nói, chính quyền Pháp đã yểm trợ Phật Giáo tối đa. Họ cho các viên chức cao cấp của chính quyền thuộc địa đứng ra thành lập các hội Phật Giáo và xuất bản các tâp san Phật Giáo trong cả ba Kỳ để giúp Phật Giáo phát triển.

Trước hết, Toàn Quyền Pháp ở Đông Dương đã ban hành Nghị Định ngày 28.1.1930 thành lập “Viện Nghiên Cứu Phật Giáo Tiểu Thừa Bản Xứ” (Institut Indigène d’Étude du Bouddhisme du Petit Véhicule) để truyền bá Phật Giáo Tiểu Thừa cho dân bản xứ. Sau đó, tại Nam Kỳ, năm 1931 Pháp đã thúc đẩy một số cư sĩ Tây học như Ngô Văn Chương, Phạm Ngọc Vinh, Trần Nguyên Chấn, Nguyễn Văn Cần, v.v. đứng ra thành lập “Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học” và xuất bản tạp chí “Từ Bi Âm” ... Ông Trần Nguyên Chấn đã mời Thống Đốc Nam Kỳ Khrautheimer làm hội trưởng danh dự của hội.

Tại Trung Kỳ, năm 1932, Bác Sĩ Lê Đình Thám đã được chính quyền thuộc địa đưa ra Huế thành lập “Hội An Nam Phật Học” và xuất bản tạp chí “Viên Âm Nguyệt San” , sau đó lập ra “Trường An Nam Phật Học” tại chùa Trúc Lâm để đào tạo các tăng sĩ.

Tại Bắc Kỳ, ngày 23.12.1934, Tổng Đốc Nguyễn Năng Quốc đã chính thức tuyên bố thành lập “Phật Giáo Bắc Kỳ Hội” , lấy chùa Quán Sứ làm trụ sở và cho xuất “Tập Kỷ Yếu số 1” và sau đó là tạp chí “Đuốc Tuệ”. Tạp chí này cho biết trong vòng một năm đã có 2.000 tăng ni và hơn 10.000 Phật tử là hội viên.

Trong bộ “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” , Tập III, Nguyễn Lang, tức Thiền Sư Nhất Hạnh, đã cho biết: “Hiện nay nhờ thế lực của các quan đại thần và của các bậc thượng lưu, hội đã lan ra hầu khắp Bắc Kỳ, đâu đâu cũng có chi bộ.” (tr. 168)

Trong “Việt Nam Phật Giáo tranh đấu sử” Tuệ Giác đã công nhận: “Phải nói rằng từ năm 1920 đến hết năm 1956, Phật giáo Việt Nam thật là một thời kỳ hưng thịnh. Số Phật Tử càng ngày càng đông các tổ chức thanh niên, sinh viên, học sinh Phật tử đều được sắp xếp quy củ.” (tr. 77)

Trên đây là những sự ghi nhận của các sử gia Phật Giáo. Như thế mà bảo Phật Giáo bị Pháp chèn ép sao?

MỘT VÀI NHẬN XÉT

Trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 23.2.2008, Thượng Tọa Không Tánh thuộc GHPGVNTN không được công nhận, đã nhận xét về văn thư của Hòa Thượng Thích Trung Hậu gởi cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng như sau:

“Cái vấn đề là mình phải biết rằng bây giờ là do ai thúc đẩy mà Hòa Thượng Trung Hậu đã làm cái văn thư đó, là do cái lệnh của ai, và người ta đã mượn tay Hòa Thượng Trung Hậu làm cái văn thư đó nhắm mục đích gì. Mình phải biết cái chuyện đó.

“Bây giờ biết cái tài sản đó là của Tòa Khâm Sứ từ thời xa xưa rồi. Cái chuyện đó ai cũng biết. Từ cái thời xa xưa đó, lúc đó Hòa Thượng Trung Hậu cũng chưa sinh ra, và cái GHVN cũng chưa có. Bây giờ người ta lại mượn tay Phật Giáo.

“Có những cái luật bất hồi tố. Thí dụ như có những tài sản, theo quốc tế người ta quy định, thí dụ như là những cái đất đai, những cái tài sản mà nó có từ Đệ Nhất hay Đệ Nghị Thế Chiến, thí dụ như vậy, hay là những cái thời điểm nào đó thì nó đã trở thành bất hồi tố. Cho nên bây giờ nó đã qua như vậy rồi.

“Bây giờ thì Nhà Nước Cộng Sản họ thấy họ khó đáp ứng theo cái đòi hỏi, cái đấu tranh, cái nguyện vọng của bên Công Giáo, thì họ mượn tay của Phật Giáo Việt Nam, rồi cuối cùng họ lấy cái cớ đó mà nói rằng tài sản này có tranh chấp nên chúng tôi không thể giải quyết hay là đình lại, hay là thế nọ thế kia gì đó. Như vậy, vai trò GHPGVN trở thành tay sai để gỡ cái rồi cho Nhà Nước, trước cái hoàn cảnh Nhà Nước không có cái cách để mà giải quyết.

“Còn đối với GHVNTN là một giáo hội đang bị bức tử, đang bị đàn áp, đang là một nạn nhân. Còn cái việc của GHVN đã làm đó, mình chẳng có để ý gì cái việc đó.”

Trong cuộc phỏng vấn ngày 21.2.2008, ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Vụ Trưởng Vụ Công Giáo thuộc Ban Tôn Giáo Chính Phủ Việt Nam đã nói về văn thư của Hòa Thượng Thích Trung Hậu như sau:

"Nếu nói nguồn gốc của tổ chức cá nhân này, thì tổ chức cá nhân khác, người ta cũng có các căn cứ, các chứng lý, để nói đó là của người ta."

Ông nói sẽ xử lý các vấn đề trên tinh thần của Luật Đất Đai năm 2003 đã được Quốc Hội thông qua và phía Chính phủ sẽ giải quyết các nhu cầu của cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng về nhà, đất lâu dài và ổn định trên cơ sở thấu tình đạt lý.

Ông Thịnh bênh vực GHPGVN là chuyện đương nhiên, vì tổ chức này là một công cụ tôn giáo vận của Đảng và Nhà Nước. Nhưng ông đã ngụy biện. Như chúng tôi đã nói ở trước, GHPGVN mới được thành lập năm 1981, không phải là sử hữu chủ hay thừa kế hợp pháp của sở đất mà vua Lý Thánh Tông đã lấy để xây chùa và tháp Báo Thiên trên đó, nên về phương diện pháp lý, Giáo Hội này không có tư cách và thẩm quyền để khiếu nại. Do đó, không cần phải xét đến văn thư của Hòa Thượng Thích Trung Hậu làm gì.

Chúng tôi tin rằng nhà cầm quyền thừa biết rằng không hề có chuyện Pháp đã cho đập chùa Báo Thiên rồi lấy đất cấp cho Công Giáo và Giáo Phận Hà Nội đã thủ đắc hợp pháp quyền sở hữu của sở đất này theo thời hiệu. Nhưng họ vẫn dùng tờ Công Giáo và Dân Tộc và Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước để quấy rối, với mục đích nói với phía Công Giáo rằng yêu cầu của các ông có sự chống đối của Phật Giáo. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn xét và cấp đất cho Giáo Hội theo sự quy định của Luật Đất Đai năm 2003. Đây là một trò chơi lá mặt lá trái rất quen thuộc của Đảng CSVN.

Về sự ưu đãi: Nếu Thiên Chúa Giáo Việt Nam có được một chính quyền nào đó ưu đãi một vài thừ gì đó thì những ưu đãi đó cũng chưa bằng 1/10.000 những ưu đãi mà các chính quyền đã dành cho Phật Giáo trong quá trình lịch sử. Dưới thời Lý – Trần, chính quyền đã dâng hiến cho Phật Giáo một số tài sản lên đến bằng 1/3 tài sản quốc gia, khiến nền kinh tế bị kiệt quệ.

Trong 32 năm qua, nhà cầm quyền CSVN cũng đã và đang xây nhiều chùa và trung tâm rộng lớn cho Phật Giáo ở Vũng Tàu, Sài Gòn, Đà Lạt... Một ngôi chùa tuyệt đẹp vừa được chính quyền địa phương dựng lên ở Tiên Sa, Đà Nẵng. Trong khi đó, chính quyền chẳng những không xây một nhà thờ nào cho Thiên Chúa Giáo, trái lại còn đập phá hay ngăn cản không cho sửa chửa các ngôi thánh đường đã quá cổ và hư nát.

Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước thử suy nghĩ xem: Tại sao chỉ một mình Phật Giáo được hưởng các sự ưu đãi tối đa, còn các tôn giáo khác không được? Ở các nước Tây Phương, nơi có đông Thiên Chúa Giáo, có quốc gia nào áp dụng thứ luật kỳ thị đó đối với Phật Giáo đâu?

Lữ Giang

Trò phù phép đánh tráo

Hoàng Cúc

Kể từ sau ngày 18-12-2007, khi người Việt trong nước và hải ngoại xôn xao về vụ Toà Khâm sứ cũ, trên một số trang điện tử, xuất hiện dư luận cho rằng Phật giáo mới là sở hữu chủ thực sự của mảnh đất vốn từng là Toà Khâm sứ. Đặc biệt, trang điện tử Chuyển Luân Giao Điểm còn đưa ra cả những bằng chứng có vẻ lịch sử về chuyện này. Tuy nhiên, người có chút kiến thức lịch sử sẽ dễ dàng nhận ra trò nguỵ trang vụng về trong các bài viết của họ.

Bài viết của phật tử Nguyễn Quốc Dũng, nhan đề “Tâm thư gửi đồng bào Công giáo đang “cầu nguyện” đăng trên Giao Điểm online có đoạn về chùa và tháp Báo Thiên như sau: “Thực dân Pháp, dưới sự tiếp tay của tín hữu Ki-tô giáo đã tịch thu đất, cho phá Tháp và Chùa để xây dựng nhà thờ Thánh Josep, tức Nhà thờ Lớn Hà Nội ngày nay.” [1]

Xét về mặt lịch sử, về toà tháp Báo Thiên ngày nào, hai danh sĩ Phạm Đình Hổ (1768-1839) và Nguyễn Án (1770-1815) đã viết như sau trong sách Tang thương ngẫu lục [2]: "Cây Tháp Đại thắng Tư thiên tại chùa Báo Thiên dựng từ đời vua Lý Thái Tông (1054-1072). Tháp này xây 12 tầng, cao mấy chục trượng… Khoảng năm Tuyên Đức nhà Minh, Đức Thái tổ Hoàng đế tiên triều [Lê Lợi] tiến binh vây Đông Đô. Viên quan giữ thành là Thành Sơn hầu Vương Thông phá hủy cây tháp [lấy vật liệu] chế ra súng đồng để giữ thành [1414]. Tiên triều nhân nền cũ, đắp các núi đất phủ lên trên… Năm Giáp Dần [1791] lại cho đào lấy những gạch đá ở nền tháp cũ để tu bổ thành lũy Thăng Long. Khi phá nền tháp thấy có tám pho tượng Kim Cương chia ra đứng bốn cửa, ngoài ra còn có tượng người tiên, chim muông, cả đến những giường ghế, chén bát, các thứ lặt vặt khác không kể xiết, toàn bằng đá." [3]

Cũng phải nói thêm rằng bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc tới việc tháp Báo Thiên bị đổ vào năm Đinh Mùi, niên hiệu Nguyên Hoà thứ 15 (1547) và lần cuối cùng bộ sách này nhắc đến chùa Báo Thiên là năm Quí Hợi, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 5 (1623). Theo chúng tôi, tài liệu về tháp Báo Thiên trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án là đáng tin cậy, thứ nhất vì Phạm Đình Hổ đã sống một thời gian khá dài bên hồ Hoàn Kiếm, ở một vị trí chỉ cách khu vực tháp Báo Thiên cũ khoảng vài trăm mét; thứ hai, ông sống đúng vào thời điểm năm Giáp Dần (1794) khi triều đình “cho đào lấy những gạch đá ở nền tháp cũ để tu bổ thành lũy Thăng Long” . Như vậy, có thể nói rằng khi khởi công xây dựng Nhà thờ Lớn Hà Nội, tức là khoảng những năm 1882-1884, toà tháp Báo Thiên đã bị đào tận móng được gần 100 năm. Phật tử Nguyễn Quốc Dũng đã nói “thực dân Pháp, dưới sự tiếp tay của tín hữu Ki-tô giáo đã tịch thu đất, cho phá Tháp và Chùa” . Tội danh “phá Tháp” của thực dân Pháp và người Công giáo đã bị Nguyễn Án và Phạm Đình Hổ phủ nhận với tư liệu lịch sử khá rõ ràng. Đối với tội danh “tịch thu đất” và “phá chùa” , tôi rất mong Phật tử Nguyễn Quốc Dũng đưa ra những chứng cứ lịch sử xác thực để chứng minh cho ý kiến của mình. Tôi không đồng ý với những lối suy luận thiên kiến và nặng về tình cảm, không dựa trên những tài liệu xác thực có thể được kiểm chứng. Từ mấy ngày nay, trên talawas, Lê Điều đã đưa ra một số tư liệu liên quan đến chuyện này, tôi rất mong giới chuyên môn vào cuộc để phân tích và thẩm định những tư liệu đó.

Bài viết nhan đề “Truyền thông Công giáo trong vấn đề ‘toà nhà Khâm sứ” [4] đăng trên trang Chuyển Luân của tác giả Trần Đình Hoàng mang đầy tính hằn học với Công giáo. Người ta không khó nhận ra quan điểm của ai bàng bạc trong bài viết này. Vì thế tôi sẽ không mất thì giờ bàn luận về bài viết mà chỉ nhận xét về hai tấm ảnh đăng kèm.

Tấm ảnh Nhà thờ Lớn Hà Nội thì hẳn là ai cũng biết rồi. Bên cạnh đó là ảnh một ngôi chùa khá đẹp với dòng chữ khá lớn ở dưới HÀ NỘI: TỪ CHÙA BÁO THIÊN TỚI NHÀ THỜ LỚN. Độc giả có chút công tâm sẽ không khỏi đau lòng khi một ngôi chùa đẹp như thế đã bị phá bỏ. Việc đặt hai tấm hình đó bên cạnh nhau trong một bài viết bàn về một vấn đề thời sự là việc giáo dân cầu nguyện tại Toà Khâm sứ cũ, thêm vào một dòng chữ lớn như trên sẽ khiến độc giả hiểu rằng ngôi chùa trong ảnh đã bị phá đi để xây dựng Nhà thờ Lớn Hà Nội. Nếu sự thật lịch sử đã xảy ra như thế, đồng bào theo Phật giáo hẳn có lí do chính đáng để nổi giận và bất bình. Tuy nhiên, trò tráo trở nằm chính trong hai bức ảnh đó.


nl5x7m.jpg




Không cần đọc mấy dòng chữ nhỏ bên dưới tấm ảnh ngôi chùa, người có chút kiến thức lịch sử về Hà Nội sẽ nhận ra ngay đó là tấm ảnh chùa Báo Ân, tên chữ là Liên Trì, còn được gọi là chùa Quan Thượng. Ngôi chùa này đã bị người Pháp phá huỷ năm 1892 để xây dựng Nhà Bưu điện. Như vậy, vị trí chính xác của ngôi chùa trong ảnh chính là Nhà Bưu điện Trung tâm ngay bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Du khách tới Hà Nội ngày nay vẫn còn thấy một toà tháp nhỏ không xa bờ hồ ở ngay phía trước Nhà Bưu điện Trung tâm, đó chính là vết tích còn lại của chùa Báo Ân thủa trước.

Tại sao lại có chuyện phù phép đánh tráo trên đây? Phải chăng nhằm gây chia rẽ giữa Công giáo và Phật giáo? Trong hoàn cảnh hiện nay, việc chia rẽ ấy nhằm mục đích gì? Độc giả hẳn có thể tự tìm ra câu trả lời.

Theo chiều hướng khác, tôi tự hỏi bằng phép liên hệ nào tác giả đã đặt tấm ảnh chùa Báo Ân bên cạnh Nhà thờ Lớn Hà Nội? Bằng mối liên kết với những gì xảy ra gần Nhà thờ Lớn Hà Nội trong hơn một tháng qua, tôi lại buộc phải tự hỏi mình rằng phải chăng tác giả bài viết đang chuẩn bị cho một chiến dịch cầu nguyện của giới Phật tử trước Nhà Bưu điện Trung tâm? Thời gian sẽ giúp chúng ta có câu trả lời cho câu hỏi đó, ấy là chưa tính đến chuyện ai có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lí, ai là người có quyền đại diện hợp pháp để đứng ra làm chuyện này.

Vậy, nếu cần phải có một tên gọi cho trò đánh tráo lưu manh kể trên, tôi nghĩ có thể dùng từ “quấy rối”, và bàn tay nào nằm ở phía sau trò bung xung này, tôi tin rằng độc giả có đủ khả năng nhận diện.

nguon : tudovis.com

Đành làm 2 post vì tư liệu khá dài
 

?????

New Member
Ðề: Ông giám mục Ngô Quang Kiệt là cái thứ jì mà dám mục mạ nước VN

Tiếp tục :

1. Lẫn lộn (vô tình hay hữu ý) trong việc đặt vấn đề về những nhà thờ mới trên các nền chùa cũ

Trước hết là lẫn lộn giữa lịch sử với hiện thực.

Có thể xem “lịch sử” là khái niệm về sự kiện đi với thời gian của quá khứ và gắn kết với một không gian, và là một khái niệm tương đối ở các “điểm nút”. Có lịch sử xa mà cũng có lịch sử gần, có lịch sử đã qua mà cũng có thể lịch sử ngay hôm nay (khi nó tức thời bị vượt qua về sự kiện).

Vậy vấn đề là quy chiếu nào để xem đâu là lịch sử, đâu là hiện thực? Theo tôi thiển nghĩ, khi các chủ thể tương ứng nhau, cùng làm nên một sự kiện mà còn tồn tại trong thực tế, khi đó hiện thực này vẫn tồn tại. Khi một trong các bên chủ thể đó đã không còn tồn tại; hoặc khi đã qua một thời gian đủ lâu, lúc mà các chủ thể trực tiếp đều biến chuyển thành các chủ thể hậu duệ, thì xem như lịch sử đã được xác lập.

Hiện thực là cái ta phải đối mặt trong hiện tại và có thể thay đổi. Lịch sử là cái chỉ ta ghi nhận và rút ra bài học khả dĩ từ đó, chứ không phải là cái có thể thay đổi, tuy có thể ít nhiều giải quyết hậu quả lịch sử. Nhưng không phải hậu quả nào của lịch sử cũng có thể giải quyết được, mà chỉ là lịch sử lân cận nhất mà thôi và khi hiện thực “xác nhận” về hậu quả đó cũng như có nhu cầu giải quyết nó; ngoài ra, đều thuộc phạm vi của ảo tưởng thay đổi lịch sử. Đòi hỏi thay đổi lịch sử, dù lịch sử đó tốt hay xấu, vinh hay nhục, của mình hay của người, đều là đòi hỏi vô lối và thiếu lý lẽ.

Đúng là sự thật ở Việt Nam có những nhà thờ được xây trên nền chùa, nhưng điều đó đã đi vào lịch sử chứ không còn là vấn đề của hiện thực. Vì sao? Đơn giản là những chủ thể của sự kiện dỡ chùa nay đã không còn tồn tại. Phật giáo Việt Nam từ bấy đến nay, qua bao nhiêu thăng trầm là bấy nhiêu lần thay đổi về mặt tổ chức và chủ thể rồi (sự phân tán của nhiều hệ phái Phật giáo dưới thời Pháp thuộc để rồi thống nhất dưới cùng một Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; sau năm 1975 lại là Giáo hội Phật giáo Việt Nam và một Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất khác không chấp nhận đặt dưới sự chi phối của chính quyền). Cho dù cố nại rằng chủ thể là toàn bộ Phật tử Việt Nam chăng nữa, thì chủ thể dứt khoát cần phải có ở phía bên kia, trong sự kiện này, là chính quyền thực dân, nay đã hoàn toàn đi vào lịch sử. Ngoài ra, cho dù có thăng trầm như thế nào dưới chế độ thuộc địa, thì xuyên suốt, Phật giáo Việt Nam vẫn luôn chứng tỏ sức sống của nó, vẫn sống an lạc trong toàn bộ cộng đồng xã hội, trong đó có cộng đồng Công giáo, và mọi “phạm vi ảnh hưởng” tinh thần lẫn tổ chức của mỗi tôn giáo đều đã “an bài” mà không hề có tranh chấp với nhau, nên khách quan mà nói, không hề có nhu cầu “sửa chữa” lịch sử trên mọi phương diện.

Ngược lại, trong vấn đề tranh chấp của các giáo phận thuộc Giáo hội Công giáo với Chính quyền hiện nay về tài sản – chưa cần xét về thời gian khi mà thời gian xa nhất trong sự việc này cũng chỉ là năm 1959, ngoài ra là rải rác từ đó, trước 1975 và từ 1975 về sau – cả hai phía chủ thể đều còn tồn tại. Giáo hội Công giáo vẫn là giáo hội đó, Chính quyền Việt Nam vẫn là chính quyền đó, còn chuyện chuyển tiếp con người cụ thể cai quản Giáo hội hay nắm quyền Nhà nước thì không cần bàn, đó là điều đương nhiên theo thời gian của bất kỳ một chủ thể thiết chế nào. Do vậy, đây là vấn đề hiện thực của Giáo hội Công giáo với Chính quyền, không phải là vấn đề lịch sử. Và nó, trong phạm vi các vụ việc có liên quan, càng không phải là vấn đề hiện thực giữa Công giáo và Phật giáo, cũng không phải là vấn đề giữa Chính quyền với Phật giáo!

Nếu cứ lập luận rằng Công giáo đòi Toà Khâm sứ mà hiện Chính quyền đang quản lý thì Phật giáo có quyền đòi Nhà thờ Lớn hay những cơ sở, vùng đất khác của Công giáo vì trước đây là của nhà chùa, với thái độ bất chấp lý lẽ, bất chấp giới hạn lịch sử, sự thật (đã thành) lịch sử, bất chấp hiện thực, thì liệu trả lời sao với những điều sau đây: Người Việt đến đòi đất tại khu Chợ Lớn của người Hoa vì người Việt mới chính danh về lịch sử (!). Chính quyền Cambodia đòi lại Sài Gòn và Tây Nam bộ vì người Khmer mới chính danh là chủ vùng đất này trong lịch sử [1] (!). Các gia tộc trên khắp nước đi đến những khu đất xa xưa để đòi người khác phải ra khỏi vì trước đây nó là của gia tộc mình (!). Xa hơn nữa, Trung Quốc có thể căn cứ vào lịch sử Giao Chỉ để đòi lại vùng đất xưa (!)… Hoặc gần nhất, là câu hỏi ai sẽ dám chắc những nền chùa mà nay toạ lạc nhà thờ, là của Phật giáo ngay từ thuở khai thiên lập địa để không bị một người chủ chính danh giả định khác lên tiếng đòi?

Sự lẫn lộn giữa lịch sử và hiện thực này lại gắn kết chặt chẽ với lẫn lộn giữa lịch sử với pháp lý.

Sự kiện đất chùa xưa bị chiếm đoạt cho dù có là thực tế lịch sử, nay cũng đã nằm ngoài khuôn khổ pháp lý hiện hành, một phần cũng vì các chủ thể pháp lý đặt trong tình hình thực tế lịch sử như vừa nói. Trong khi đó, đối với Giáo hội, mà tiêu biểu là vụ Toà Khâm sứ, thì lại khác. Ngoài việc sự vụ xảy ra ngay dưới chế độ hiện hành, theo những thông tin được đưa ra từ phía Giáo hội, họ có các văn bản cần thiết làm cơ sở cho yêu cầu của mình. Vấn đề còn lại giờ đây là giá trị thực của các chứng thư đó và hiệu lực của chúng có nằm trong khuôn khổ thừa nhận của hệ thống quy định pháp luật hay không.

Nếu có ai đó đặt vấn đề về tài sản của Phật giáo tại những vị trí của Công giáo hiện nay, về lý, đương nhiên sẽ là có một chủ thể đại diện để chính thức đặt ra yêu cầu tranh chấp của mình, bằng những chứng thư xác thực tương tự, chứ không thể khẳng định suông về mặt lịch sử, rằng vì dưới thời thực dân đó đã là nền đất của nhà Phật, rằng đã được nhà Lý, nhà Trần gì đó giao cho Phật giáo…

Lẫn lộn này lại tương quan với sự lẫn lộn giữa lịch sử với sở hữu, giữa tình cảm (tôn giáo) với pháp lý và sở hữu, thậm chí là giữa chiếm hữu (trong lịch sử) với sở hữu (của hiện thực).


2. Từ chỗ lẫn lộn giữa các phạm vi đi đến chỗ đánh tráo các vấn đề

Đầu tiên chính là việc đánh tráo tương quan chủ thể. Đây hoàn toàn là việc giữa Công giáo với Chính quyền lại biến thành việc giữa Công giáo với Phật giáo. Và nếu muốn mở rộng ra, Phật giáo (và có thể cả những tôn giáo khác trong nước) cũng có vấn đề về tài sản với Nhà nước, thì việc bỗng dưng Phật giáo trở thành đối trọng với Công giáo trong vấn đề tài sản rõ ràng là đánh tráo cả chủ thể tương quan trong vấn đề này của chính Phật giáo.

Một thực tế khó mà không thừa nhận, là chính sách trưng thu, sung công được áp dụng rộng rãi đối với tài sản của các tôn giáo, ở cả hai miền Nam, Bắc tuỳ vào thời điểm nắm chính quyền. Lý luận “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã khiến trong thực tế việc thu hẹp “địa bàn gieo trồng và chế biến thuốc phiện” là một trong những nhiệm vụ không nhỏ. Phải thừa nhận rằng chính sách đối với tôn giáo hiện đã có những thay đổi, tuy nhiên, cùng với sự thiếu minh bạch khi nhìn nhận những sai lầm của quá khứ, cộng thêm tư duy và hành xử cũ vẫn chiếm ưu thế, khiến vấn đề không đi đến thấu đáo. Trong vấn đề tài sản này, nếu tiếp tục né tránh, đánh tráo các quan hệ chủ thể đối ứng với nhau, không những không giải quyết được mà còn phát sinh những vấn đề khác, trầm trọng hơn nhiều.

Một sự đánh tráo cực kỳ nguy hiểm là từ chỗ thuần tuý tài sản, vấn đề được lái sang thành quan hệ… dân tộc – thực dân. Cho dù thực tế lịch sử có việc Công giáo được sự ưu ái của chính quyền thực dân, có việc nền đất chùa được lấy xây nhà thờ, có việc một bộ phận người Công giáo làm tay sai cho giặc, thì tất cả những điều đó nay cũng chỉ còn giá trị là ghi nhận đối với quá khứ, trong toàn bộ quá trình du nhập và phát triển của Công giáo tại Việt Nam, chứ hoàn toàn không có giá trị phán xét trong hiện tại.

Đem lịch sử – một lịch sử đã hoàn toàn sang trang ra để quy kết về tính dân tộc trong tranh chấp hiện nay rõ ràng là đánh lận con đen và đặt Công giáo trước một tấm bia nhiều người nhắm cùng lúc. Vả lại, cũng cần phải hết sức công tâm với lịch sử, rằng có phải duy nhất những người Công giáo có quá khứ câu kết với thực dân? Không có người Phật giáo sao? Không có người theo những đạo khác hay không theo đạo sao? Trong một đất nước mà tín ngưỡng chủ đạo là thờ Ông Bà và Phật giáo, liệu có phải tính theo tỷ lệ thì người ngoài Công giáo câu kết với giặc là không đáng kể không?

Dấn thêm một bước nữa trong hướng này là đánh tráo tới mức từ chỗ chỉ là tranh chấp tài sản trong hiện tại, lại viện đến văn hoá dân tộc liên quan đến những công trình Phật giáo xưa mà nay trên nền là công trình Thiên Chúa giáo, viện đến vai trò lịch sử của Phật giáo trong những giai đoạn chưa có Công giáo, xem đó là duy nhất của văn hoá Việt cho đến nay, với hàm ý loại hẳn Công giáo ra khỏi tiến trình văn hoá dân tộc đó.

Không ai có thể bác bỏ được những đóng góp mang tầm văn hoá dân tộc của Phật giáo giai đoạn cực thịnh thuộc trung đại của lịch sử Việt Nam, thì cũng sẽ như thế đối với những đóng góp từ phía Công giáo cho văn hoá Việt Nam thời kỳ cận và hiện đại. Chữ Quốc ngữ là một điển hình quá rõ. Kiến trúc Thiên Chúa giáo đã là một phần của kiến trúc Việt Nam hiện đại. Các hoạt động lễ hội có nguồn gốc Thiên Chúa giáo đã hoàn toàn đi vào đời sống của đất nước phương Đông này mà không ai mảy may đặt vấn đề xét lại tính văn hoá dân tộc của chúng. Một điều hoàn toàn phi lý là để tôn vinh danh thắng của dân tộc trong quá khứ thì phải đập bỏ danh thắng của đất nước thời hiện đại để dựng lại cái cũ sao? Vậy thì xem ra Hoàng thành Thăng Long phải được dựng lại nguyên như xưa bằng mọi giá chứ không thể tính đến chuyện gì khác cho các công trình kiến trúc mới của thủ đô đâu!

Chỉ có những người cực đoan mới nói rằng Phật giáo là quốc giáo của Việt Nam từ thời lập quốc và hàm ý rằng do đó nay phải đòi lại từ Công giáo những địa điểm văn hoá Phật giáo xưa để thể hiện tinh thần quốc giáo của dân tộc. Trong số hàng chục vạn người hàng năm vui đón Giáng sinh tại khu vực Nhà thờ Lớn TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, mà hẳn người không có đạo phải hơn về tỷ lệ so với người có đạo, chắc chắn không ai điên rồ tới mức cho rằng đây là văn hoá Công giáo phải tẩy chay, hay cái nhà thờ trung tâm ấy không thể hiện văn hoá dân tộc cần phải đập bỏ để dựng lên nhà chùa (tháp Báo Thiên ở Hà Nội chẳng hạn) vì đạo Phật là quốc giáo của ta từ trước!

Văn hoá Thiên Chúa giáo đã thật sự là một bộ phận trong tổng thể văn hoá Việt và đã hoà quyện vào đó. Lấy văn hoá của một thời kỳ lịch sử đã qua, cho dù là thời kỳ của một đỉnh điểm nào đó, để quy kết bất biến cho ngày nay nhằm loại bỏ văn hoá Thiên Chúa giáo, là quan điểm thiếu tầm nhìn và kỳ thị tôn giáo không hơn không kém.

Dùng vấn đề văn hoá dân tộc được thể hiện dưới hình thức cực đoan để thay cho chuyện tranh chấp tài sản thì thật sự là một vốc bùn đã được đánh vào đại dương mênh mông – chứ không phải vào ao nữa. Và nếu khai thác cái đại dương đó, nó có thể sẽ nhấn chìm không chỉ vốc bùn, mà còn cả con người có bàn tay nắm vốc bùn cũng như tất cả những gì thuộc cảnh quang xung quanh!


3. Có chăng một ý định dùng đến Phật giáo để chống Công giáo trong vấn đề tài sản?

Câu hỏi này đặt ra không thừa trước những gì mà bài viết được đề cập ở trên đã thể hiện, cũng như vài biểu hiện khác mà có thể xâu lại thành một dây liên hệ.

Vượt lên trên xung đột về chính trị, vượt cả lên xung đột về sắc tộc, vốn đã là những xung đột mà khi diễn ra sẽ cực kỳ gay gắt và hậu quả sẽ nhiều tang thương, xung đột tôn giáo là xung đột có tầm mức kinh khủng nhất trong các loại xung đột có ở loài người. Lịch sử đã chứng minh điều đó! Hiện tại càng chứng minh điều đó!

Ngày nay, sự liên kết toàn cầu trên nhiều lĩnh vực bao gồm cả liên kết về đức tin, không chỉ về mặt tinh thần, mà cả về mặt thông tin, tổ chức. Mặt trái của điều tích cực này chính là tình cảm tôn giáo, nhiều khi là thiếu lý lẽ và thiếu kiềm chế, lan toả hết sức nhanh chóng, trở thành một xung lực tàn phá ngay tức thời những gì thuộc phạm vi sự việc lẫn về lâu về dài. Trong bối cảnh có nhiều xung đột toàn cầu mà lại khơi gợi sự cách biệt tôn giáo, đưa ra sự phán xét không đúng chỗ và vô trách nhiệm về quá khứ của một tôn giáo trên cơ sở đối lập với một tôn giáo khác, thì nếu không có động cơ xấu cũng là một thái độ hết sức thiển cận và hồ đồ!

Mấy chục năm qua, Phật giáo và Công giáo – hai tôn giáo lớn và có ảnh hưởng nhất trong đời sống tâm linh ở nước ta – cùng với các tôn giáo khác, luôn sống hoà hợp, không hề có ngăn cách nào với nhau trong cuộc sống và giao tiếp cộng đồng giữa những con người theo những tín ngưỡng (hay không tín ngưỡng) khác nhau. Có được điều đó phần lớn là do dân tộc ta có truyền thống hiền hoà, dung nạp và khoan dung lẫn nhau về tín ngưỡng giữa các tôn giáo. Phần khác thì nhờ bản thân mỗi tôn giáo, trong đó vai trò lớn ở hàng giáo phẩm cao cấp, không hề tạo ra sự phân cắt xã hội trên cơ sở tôn giáo. Một phần nữa, cũng hết sức quan trọng, là chính sách đúng đắn của chính quyền trong việc không chủ trương gắn công quyền với tôn giáo nào, hay việc dùng tôn giáo chống tôn giáo nhằm phục vụ cho việc củng cố quyền lực hoặc giải quyết các vấn đề chính trị đang phải đối mặt.

Từ cuộc tranh chấp của Chính quyền với các giáo phận Công giáo ở từng vụ việc cụ thể, lại bỗng nhiên có sự “tự nguyện” nào đó để biến sự việc thành ra cuộc tranh chấp của (một số) người “nhà Phật” nhắm vào Công giáo, trên bình diện chung về lịch sử và văn hoá, thậm chí trên bình diện dân tộc và ngoại bang – phải hiểu sao đây?

Chưa có cơ sở để khẳng định có người của Ban Tôn giáo “nào đó” dính vào. Cũng chưa thể căn cứ vào nhân thân của ai đó, của những người quản lý website nào đó – những người và nơi hăng hái dùng danh nghĩa Phật giáo để công kích Công giáo – có một ít liên hệ với yếu tố Trung Quốc, để kết luận rằng có một âm mưu thâm độc hơn nhằm tạo sự xung đột từ trong lòng, phục vụ cho kế hoạch lâu dài của quốc gia phương Bắc. Từ thâm tâm, tôi chỉ mong sao các động thái có liên quan chỉ là tự phát từ những tình cảm tôn giáo đặt nhầm chỗ, hay thậm chí là một sự bất khoan dung về mặt cá nhân, chứ không phải là những hành động được tính toán và có tổ chức.

Thẳng thắn mà nói, bất kỳ ai có chút tầm nhìn chính trị đều thấy ngay những cuộc thắp nến cầu nguyện của người Công giáo có mối đe doạ tiềm tàng về chính trị đối với Chính quyền. Đó là khi ý thức thể hiện niềm tin tôn giáo chuyển thành ý thức thể hiện niềm tin chính trị, và ý thức đó lan ra, vượt khỏi cộng đồng giáo dân. Đó là khi các tôn giáo khác “noi gương” Công giáo trong vấn đề tài sản và cũng có những động thái tương tự… Cũng thẳng thắn mà nói, để hoá giải toàn bộ nguy cơ này, tức không cho có sự lan tràn, giải pháp tốt nhất là cô lập người Công giáo, mà cô lập tốt nhất từ đâu, từ lực lượng nào và từ những công cụ nào, chỉ cần một chút nhìn vào những bối cảnh có liên quan ở nước ta là có thể nhận ra ngay…

Chắn chắn không ai mong muốn trên đất nước này có xung đột giữa Công giáo và Phật giáo. Xin hãy thử hình dung cảnh tượng một ngày nào đó ta bước vào chỗ làm hay trường học…, những con người vẫn tay bắt mặt mừng với nhau hôm trước, hôm nay bỗng nhìn nhau dè chừng khi biết “nó khác (đạo) mình”! Hãy thử hình dung một viễn cảnh kinh khủng, khi một ngày nào đó ta hay đời con cháu ta ra đường trong nỗi hoang mang, lo sợ bị tấn công chỉ vì tin vào Chúa hay Phật!

Muốn chấm dứt việc người Công giáo cầu nguyện đòi tài sản mà không can dự đến Phật giáo, trước những viễn cảnh tồi tệ giả định, tại sao không xúc tiến giải pháp đơn giản hơn rất nhiều, là có bước đi pháp lý thích hợp và một ít thoả hiệp để giải quyết rốt ráo vấn đề? Nhà nước “mất” về tay các giáo phận một vài toà nhà hay khu đất mà trong quá khứ không lâu đã là của họ, chẳng tốt hơn là mất đi khối đoàn kết dân tộc và sự bình yên trước viễn cảnh xung đột tôn giáo sao? Về phía (những người lấy danh nghĩa) Phật giáo, đã mấy trăm nay mất những chùa chiền nào đó, nay nếu tiếp tục “mất” thì có tăng thêm chút mất mát nào không, thay vì lại “tự nguyện” nhảy vào thế chân Nhà nước trong cuộc tranh chấp này, để mất đi cả căn tính vốn có của đạo Phật? Nếu những tài sản mà phía Công giáo chứng minh được sở hữu có về với họ, thì cũng chỉ là thêm cho một bộ phận con dân nước Việt được có được những cơ sở vật chất mới phục vụ cho đời sống tâm linh, cho việc giáo dục, giải trí, hay làm từ thiện…, không phải là điều Nhà nước ta cũng chủ trương hay sao? Và thêm một bộ phận chúng sanh có được niềm hoan hỉ như thế, nào có khác chăng với tinh thần nhà Phật?

Sẽ là một sai lầm kinh khủng nếu cứ khư khư ôm lấy uy quyền chính trị của mình trong việc giải quyết vấn đề, cũng như khăng khăng tự nguyện tham gia tranh chấp về mặt tôn giáo, để rồi dẫn đến xung đột tôn giáo trên bình diện xã hội. Một khi điều đó đã bén rễ, sẽ không thể nào cứu vãn nổi vì thực tế cho thấy xung đột loại này luôn vượt qua mọi tầm kiểm soát của bất kỳ thế lực nào, cả trong ngắn hạn và dài hạn.


4. Tỉnh táo, khách quan và lẽ phải

Hẳn sẽ có người nghĩ tôi là người Công giáo. Không, tôi vô thần 100%, điều này đã được “giải trình” từ lâu. Đời người không ai tránh khỏi có những lúc gặp chuyện buồn đau. Tôi cũng thế, và thật tình, có khi tôi mong tìm đến một bến đỗ tâm linh để có chút bình yên. Nhưng không, chưa bao giờ tôi từng có thể là một người hữu thần.

Tôi không ngại mà cũng không phản đối hay bất bình khi đọc ở đâu đó rằng người vô thần thì thế này thế kia. Friend nào đó trong blog, thấy tôi “bênh” Công giáo, vào comment “chửi” vô thần, tôi xem là bình thường. Bởi lẽ rất đơn giản, tôi không hề bị tình cảm vô thần chi phối đến lý trí của mình để mà lập tức phản ứng lại bằng cách phủ định tín ngưỡng. Cũng bởi đơn giản là tôi hiểu người vô thần thì có người này người kia – và tự hiểu tôi không phải là loại người vô thần họ nói – cũng như người theo bất kỳ tôn giáo nào đó cũng có người này người nọ. Đọc, nghe những phê phán như thế, tôi chỉ thầm nhủ rằng họ bị chi phối bởi tình cảm tôn giáo, còn thiếu sự khoan dung, thế thôi.

Trong các quan hệ, tôi sống bằng lẽ phải và lương tâm, không thể thấy đúng nói sai hay thấy sai nói đúng. Ở đây tôi “bênh vực” Công giáo, nhưng tôi sẽ sẵn sàng phê phán họ một cách gay gắt – cũng như phê phán bất cứ chủ thể nào khác – nếu sai trái ở phía họ. Bản thân tôi có nhận định rằng trong giáo luật và trong đời sống xã hội, Phật giáo có độ khoan dung cao hơn Công giáo (không có nghĩa là Công giáo không khoan dung). Khi nghiên cứu triết học chính trị, thực tiễn chính trị tại các nước dân chủ là một trong những điều tôi lưu tâm. Việc những năm gần đây Công giáo La Mã, mà đại diện là Giáo hội tại các nước, có xu hướng tăng cường can thiệp vào dân luật bằng giáo luật, là điều tôi hoàn toàn không đồng tình (như việc chống dùng bao cao su và thuốc tránh thai, chống nghiên cứu và ứng dụng tế bào dòng vào y học và dược học, vấn đề li dị trong hôn nhân dị tính và chống người đồng tính luyến ái…, hay ngay cả chuyện nội bộ Giáo hội khi tranh cãi quanh việc phong linh mục cho phụ nữ…). Chỉ vì ảnh hưởng của những chủ trương này ở Việt Nam hết sức nhỏ bé nên tôi không lên tiếng.

Một chút bày tỏ như thế để thấy rằng yếu tố tình cảm tôn giáo hay vô thần, dù rất quan trọng nhưng cũng không thể để nó chi phối đến lý trí và sự khách quan, đặc biệt là ở người trí thức, thành phần mà thái độ của họ có thể ít nhiều định hướng cho công chúng. Để cho loại tình cảm này chi phối, rồi vô tình hay cố ý kết hợp vào đó tình cảm dân tộc, kết quả là căm ghét niềm tin tôn giáo khác với mình, là sự thù hằn dân tộc vô lối dành cho người khác.

Vài ngày gần đây, chỉ quanh blog của mình thôi, tôi lại chứng kiến loại tình cảm này bộc phát khiến có người chệch choạng trong lý trí, ngả nghiêng trong lời nói, kỳ quặc trong tính khí. Tôi mừng vì có những người trẻ dù bị tình cảm tôn giáo chi phối nhưng lập tức nhận ngay rà vấn đề và tỉnh táo xử trí một cách khách quan. Ngược lại, tôi có phần hoảng khi thấy có trí thức không còn nhỏ tuổi lại thể hiện thái độ cực kỳ cố chấp và cực đoan… Thế mới biết mối đe doạ này đầy tiềm năng!

Tôi mong muốn thông qua bài này gửi lời kêu gọi đến tất cả mọi người, người có đạo và không có đạo, người Công giáo, Phật giáo hay những tôn giáo khác, dân thường cũng như chức sắc, và đặc biệt đến người trí thức…, cần tỉnh táo và dựa vào lý lẽ khách quan, vào lẽ công chính để nhìn nhận vấn đề.

Lời này cũng xin được nhắn gửi đến những nơi nào đó, những nhóm người thuộc “tôn giáo” nào đó đang hoạch định sách lược và những biện pháp trước diễn biến đang có. Lợi ích dân tộc là lợi ích của toàn thể khối nhân dân, của tất cả các tôn giáo và người không theo đạo sống trên mảnh đất hình chữ S này, không phải của riêng ai, riêng một đảng phái nào hay một tôn giáo nào. Vì lợi ích riêng mà bất chấp viễn cảnh được giả định của một cuộc xung đột tôn giáo và xã hội, vốn sẽ đi kèm – không tránh khỏi trong thời đại ngày nay – với giải pháp khắc chế lẫn nhau giữa các tôn giáo, sẽ dẫn đến một đại hoạ, và là một tội ác!

Xin hãy dừng lại trước khi quá muộn!

© 2008 talawas

Vụ chùa và tháp Báo Thiên

Trong khi Giáo Phận Hà Nội và nhà cần quyền Hà Nội đang thảo luận về việc trả lại khu đất Tòa Khâm Sứ ở số 42 phố Nhà Chung, Hà Nội, Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Mặt Trận Tổ Quốc đã huy động hai cơ quan tôn giáo vận của Đảng và Nhà Nước là tờ Công Giáo và Dân Tộc của nhóm Công Giáo quốc doanh và trang nhà phattuvietnam.net, cơ quan ngôn luận chính thức của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) , thường được gọi là Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh hay Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước, bày trò phá rối. Đây là chiến thuật “vùa đánh vừa đàm” rất quen thuộc của Đảng CSVN.
Những Trò Phá Rối

Ngày 15.2.2008, tờ “Công Giáo và Dân Tộc” số 1644 do Linh Mục Trương Bá Cần, một cán bộ tôn giáo vận quản lý, đã chạy tít lớn đăng một bài loan truyền tin đồn thất thiệt về mâu thuẫn giữa Công Giáo và Phật Giáo hải ngoại, xuyên tạc lịch sử về vấn đề chủ quyền Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội, bênh vực cơ chế tôn giáo tại Việt Nam hiện nay, phê phán cuộc đấu tranh của giáo dân Hà Nội, và xuyên tạc lá thư của Đức Hồng Y Bertone gởi cho Giáo Phận Hà Nội.

Tiếp theo, ngầy 17.1.2008, báo điện tử “phattuvietnam.net” cho đăng “Thư ngỏ gửi ngài Ngô Quang Kiệt Tổng Giám Mục Địa Phận Hà Nội nhân vụ việc Toà Khâm Sứ" của một người ở trong nước giấu tên cho rằng khu Tòa Giám Mục Hà Nội và Tòa Khâm Sứ hiện nay trước đây là chùa và tháp Báo Thiên của Phật Giáo, bị Pháp chiếm đoạt và đập phá đi rồi giao cho Công Giáo xây Tòa Giám Mục và nhà thờ lớn Hà Nội.

Ngày hôm sau, 18.1.2008, trang nhà này đăng tiếp một bài thứ hai dưới đầu đề “Tâm thư gửi đồng bào công giáo cầu nguyện đòi Toà Khâm Sứ” với tên người viết được ghi là Phật tử Tâm Minh - Nguyễn Quốc Dũng, cũng đưa ra luận điệu tương tự như bài trước.

Các websites thân cộng ở hải ngoại hoặc các thành phần theo “Nhóm Thân Hữu Già Lam” đều ủng hộ lập luận này. Chúng ta nhớ lại, trrong buổi thuyết pháp trong chương trình “Tiếng Từ Bi” vào lúc 8 giờ tối ngày 8.11.2007 trên đài phát thanh Little Saigon, Hòa Thượng Thích Chơn Thành ở Chùa Liên Hoa, Garden Grove, California, đã từng tuyên bố: “Thiên Chúa Giáo Việt Nam cũng như vậy. Dưới thời thực dân Pháp, họ dựa vào Pháp chiếm các chùa rồi xây dựng nhà thờ trên nền chùa, như nhà thờ Đức Bà Hà Nội nguyên là tháp Báo Thiên, được xây dựng từ thời nhà Lý. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn xây trên nền chùa. Nhà thờ Cây Mai trước kia cũng là ngôi chùa. Nhà thờ La Vang trước kia cũng là ngôi chùa tên là chùa Lá Vằng, vân vân.”

Ai cũng biết, GHPGVN ở trong nước chỉ là một cơ quan ngoại vi của Đảng CSVN, đặt trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc và Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Trong Đại Hội VI được tổ chức năm 2007 vừa qua, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, vốn trực thuộc Giáo Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trước đây, được tái bầu làm Chủ Trịch Hội Đồng Trị Sự nhiệm kỳ 2007 – 2012. Nhưng ông chỉ đóng vai trò bù nhìn. Người lãnh đạo thật sự của giáo hội này là Hòa Thượng Thích Thanh Tứ, một đảng viên Đảng CSVN, giữ vai trò Phó Chủ Tịch.

Trên nguyên tắc, hai cơ quan ngoại vi nới trên không thể nói, viết hay làm gì mà không có sự chỉ đạo hay chấp thuận trước của Mặt Trận Tổ Quốc hoặc Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Do đó, chúng tôi tin rằng đây là một trò xảo thuật của Đảng CSVN.

Những sự kiện và những lập luận do các bài nói trên đưa ra đều hoàn toàn trái với lịch sử và pháp lý, nhưng chúng tôi không trả lời ngay, vì tin rằng đây chỉ mới là những bước thăm dò: Nếu thấy có những phản ứng bất lợi, Mặt Trận Tổ Quốc và Ban Tôn Giáo Chính Phủ sẽ tuyên bố rằng đó chỉ là ý kiến riêng của độc giả hay quan điểm riêng của cơ quan ngôn luận đã phổ biến. Nếu thấy không có phản ứng gì đáng kể và được nhóm thân cộng ở hải ngoại tiếp ứng, họ sẽ cho đưa ra tiếng nói chính thức.

Sự tiên đoán của chúng tôi đã đúng. Ngày 18.2.2008, Website phattuvietnam.net đã công bố văn thư của Hòa Thượng Thích Trung Hậu, hiện là Trưởng Ban Văn Hóa Trung Ương của GHPGVN, đã thừa ủy nhiệm Ban Thường Trực Hội Đồng Trị Sự của Giáo Hội này, gởi đến Thủ Tướng Nguyễn Tiến Dũng yêu cầu “xem Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một trong những thành phần chủ yếu để tham khảo” trước khi có quyết định về việc trao Tòa Khâm Sứ cho Giáo Phận Hà Nội!
Những Lời Xuyên Tạc

Trước khi đưa ra một vài nhận xét, chúng tôi xin trích đăng lại những điểm xuyên tạc chính mà các cơ quan ngôn luận ngoại vi của Đảng CSVN đã cho phổ biến:

Trong “Thư ngỏ gửi ngài Ngô Quang Kiệt Tổng Giám Mục Địa Phận Hà Nội nhân vụ việc Toà Khâm Sứ", một độc giả giấu tên đã viết như sau:

“Khi giặc Pháp đánh cướp Hà Nội, dùng thủ đoạn để cướp đoạt, san phẳng khu chùa Báo Thiên rồi “dâng” cho nhà thờ Ca tô giáo, do đã cúc cung tận tụy phục vụ ngoại xâm, xây lên đó là nhà thờ Lớn bây giờ. Như vậy, sẽ là hồ đồ khi đòi lại và bất công khi trao lại...

“Sự thật lịch sử đó là hiển nhiên tuyệt đối. Lý do, lực lượng và quá trình để khu đất đó rơi vào tay Giáo hội Thiên chúa còn là một sự thật hiển nhiên hơn nữa. Tất cả các sự thật đó không ai và không bằng chứng nào có thể biện bác, thưa Ngài?”

Phật tử Tâm Minh - Nguyễn Quốc Dũng, trong “Tâm thư gửi đồng bào công giáo cầu nguyện đòi Toà Khâm Sứ” , còn đi xa hơn:

“Đến năm 1884, sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai, thực dân Pháp, dưới sự tiếp tay của tín hữu Ki-tô giáo đã tịch thu đất, cho phá Tháp và Chùa để xây dựng nhà thờ Thánh Josep, tức Nhà thờ Lớn Hà Nội ngày nay. Rồi những ngôi chùa khác quanh hồ Hoàn Kiếm, chùa thì bị Pháp triệt hạ (như chùa Báo Ân), chùa thì bị Pháp lấn chiếm cấp đất cho giáo dân (như chùa Bà Đá – trụ sở THPG Hà Nội ngày nay).”

Văn thư đề ngày 18.2.2008 Hòa Thượng Thích Trung Hậu gởi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cững đã lặp lại những luận điệu tương tự. Văn thư viết:

“Căn cứ các tài liệu lịch sử, chùa Báo Thiên là một trong Tứ đại khí (bốn di sản văn hóa lớn) của Phật giáo, mà cũng là của cố đô Thăng Long, được xây cất từ năm 1057 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Phật giáo Việt Nam, một tôn giáo luôn luôn đồng hành với dân tộc qua những thăng trầm của vận nước, dù với tư cách là một Giáo hội hay là một bộ phận lớn nhất của cộng đồng dân tộc, đã liên tục là sở hữu chủ của cơ sở này trong 825 năm cho đến năm 1883 khi bị chính quyền thực dân Pháp cưỡng chiếm rồi giao cho Thiên Chúa giáo, cụ thể là Giám mục Puginier sử dụng.

“Chùa Báo Thiên, một di sản văn hóa đồ sộ vào bậc nhất nước ta tọa lạc trên khu đất rộng vài ngàn mét vuông, đã bị đập phá rồi xây dựng Nhà thờ Lớn Hà Nội và Tòa Khâm sứ lên trên đó.

“Vừa qua, một số người lên tiếng đòi Chính phủ giao trả Tòa Khâm sứ cũ ấy cho Thiên Chúa giáo, gây nhiều xôn xao trong quần chúng nhân dân. Chúng tôi đề nghị Thủ tướng nên xem Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một trong những thành phần chủ yếu để tham khảo trước khi có quyết định cụ thể liên hệ đến sự việc trên.”

Trong vụ này, chúng tôi sẽ trình bày về cả phương diện lịch sử lẫn pháp lý để độc giả có thể nhận ra đâu là sự thật.
Về Phương Diện Lịch Sử

Để trả lời những luận điệu do các cán bộ tôn giáo vận của Đảng và Nhà Nước đưa ra, chúng tôi thấy tốt hơn cả là dùng những tài liệu lịch sử do Đảng và Nhà Nước cho phổ biến

Cuốn “Tự Diển Hà Nội Địa Danh” do Bùi Thiết biên soạn và do nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin ấn hành năm 1993 với giấy phép mang số 503-CT/VHTT, đã nói về Chùa Báo Thiên và Tháp Báo Thiên như sau:

Chùa Báo Thiên: “Dựng vào năm 1056 trên đất phường Báo Thiên, tên chữ là Sùng Khánh Tự, có chuông chùa đúc cùng năm, hết 12.000 cân đồng. Ngôi chùa qua nhiều lần trùng tu, đến cuối thế kỷ XVIII bị nạn kiêu binh đốt, phá hủy hoàn toàn.” (tr. 26).

Tháp Báo Thiên: “Tòa tháp dựng năm 1057 trước Chùa Báo Thiên, tên chữ là Đại Thắng Tư Thiên Bảo Tháp. Tháp có 13 trượng (chừng 50m), gồm hai phần, dưới bằng đá, trên bằng đồng. Đỉnh tháp bị trận bảo năm 1258 làm đổ, và phần đồng bị sét đánh bạt năm 1332.

“Tháp Báo Thiên là một trong những vật báu của Đại Việt thời Lý – Trần. Năm 1427, khi bị vây hảm ở Đông Quan, giặc Minh đã tháo gỡ hết đồng ở tháp để đúc súng đạn. Năm 1547 tòa tháp bị dổ sập nốt phần đá. Cuối thế kỷ XVIII tháp bị phá hủy. Trên nền chùa – tháp họp chợ Báo Thiên.” (tr. 26).

Như vậy, theo tài liệu Đảng và Nhà Nước cho phổ biến, Chúa Báo Thiên và Tháp Báo Thiên đã bị phá hủy hoàn toàn vào cuối thế kỷ XVIII và khu đất đó đã được dân chúng dùng làm nơi họp chợ. Thế thì tại sao bây giờ Đảng và Nhà Nước lại cho các cán bộ tuyên giáo vận nói rằng Chùa và Tháp Báo Thiên bị người Pháp phá rồi lấy đất cấp cho Công Giáo xây nhà thờ và Tòa Giám Mục Hà Nội?
Cần Nói Rõ Thêm

Sau khi trình bày về Chùa và Tháp Bảo Thiên theo tài liệu của Đảng và Nhà Nước phổ biến năm 1993, chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề

Về Tháp Báo Thiên: “Đại Việt Sử Ký” của Lê Văn Hưu và “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” của Ngô Sĩ Liên cho biết: Năm Đinh Dậu (1057), mùa xuân, tháng 3, xây bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên, 30 tầng (có sách ghi 12 tầng). Tháp nằm bên cạnh ngôi chùa xây trước đó một năm, tức năm 1056, nhằm năm Long Thụy Thái Bình. Ở tầng thứ ba, nơi cửa tháp có khắc chữ “Thiên tử vạn thọ” (Vua sống trường thọ). Trên chót đỉnh tháp có hàng chữ “Đạo Lý Thiên” , có nghĩa là Đạo Lý của Trời chiếu khắp thiên hạ.

Về Chùa Báo Thiên: Sách “Đại Việt Sử Ký” cho biết: Dựng Chùa Sùng Khánh Báo Thiên. Lấy 11.000 cân đồng (nhiều sách ghi 12.000 cân) ở trong phủ ra đúc chuông đặt tại chùa ấy... Sự việc xảy ra sau khi vua được nhà Tống phong làm Quận Vương (!) và tiếp sứ Chân Lạp sang cống (tháng 8 năm 1056).

Sách “Hà Nội Nghìn Xưa” cho biết đời Tiền Lê "đắp núi đất phủ lên nền cũ. Chùa bỏ hoang, cuối thế kỷ XVIII làm chợ Báo Thiên, núi làm chỗ xử tử người có tội. Năm 1791, đào lấy những gạch đá nền tháp để tu bổ thành Thăng Long.” (tr. 177).

Cuốn “Souvenirs” (Hồi Ký) của Bonnal, Công Sứ Hà Nội lúc đó, có ghi lại rằng khi thấy ngôi Chùa Báo Thiên bỏ hoang, dân chúng trong vùng đã họp nhau lại bàn bạc và nhận thấy ngôi chùa đã bị bỏ hoang phế từ lâu không người quản lý và hiện thời đã biến thành phế tích, có thể đổ sập gây tai nạn cho người qua lại bất cứ lúc nào. nên đã đề nghị chính quyền rỡ bỏ và thu hồi đất đai vô chủ. Tổng Đốc Nguyễn Hữu Độ đã chấp thuận cho phá bỏ ngôi chùa.

Công Sứ Bonnal cho biết thêm: Cuối năm 1883, Giám mục Puginier có xin ông khu đất vô chủ đó để xây nhà thờ lớn Hà Nội, nhưng ông trả lời rằng vấn đề đó không thuộc thẩm quyền của ông vì Bắc Kỳ chỉ là xứ bảo hộ chứ không phải thuộc địa của Pháp. Ông yêu cầu Giám mục Puginier trình bày vấn đề này với quan Tổng Đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ, một quan chức do Triều Đình Huế bổ nhiệm. Giám mục Puginier đã nêu lên ước muốn của ông với ông Tổng Đốc Độ. Ông Độ đã cho mở một cuộc điều tra tìm con cháu những người trước đây là sở hữu mảnh đất, nhưng mấy trăm năm đã trôi qua, hơn nữa chiến tranh loạn lạc, xã hội biến động, nên không tìm được ai là chủ miếng đất đó. Vì thế, ông đã quyết định cấp cho Giám mục Puginier xây cất nhà thờ.

Qua một số sử liệu nói trên, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

(1) Tháp Báo Thiên không phải là nơi thờ Phật mà là nơi tế trời của vua như Nam Giao ở Huế, nên không liên hệ gì đến Phật Giáo.

(2) Khu đất có Chùa Bảo Thiên trước đây chỉ còn là một khoảng đất trống đang được dùng để họp chợ và được Tổng Đốc Nguyễn Hữu Độ cấp cho Giám mục Puginier, chứ không phải Tây đã cho đập phá Chùa Bảo Tháp rồi lấy đất cấp cho Công Giáo.

(3) Chùa Báo Thiên nằm ở thôn Báo Thiên Thị, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội, do vua Lý Thánh Tông dùng tài sản quốc gia để xây dựng vào năm 1056. Như vậy, chùa này tuy được dùng để thờ Phật nhưng không thuộc quyền sở hữu của bất cứ tông phái Phật Giáo nào. Nói theo danh từ ngày nay, đây là “Chùa quốc doanh” . Vậy Hòa Thượng Thích Trung Hậu lấy tư cách gì để đòi lại? Phải chăng ông đã chính thức nhìn nhận GHPGVN là một giáo hội quốc doanh (state-run Church), tức một công cụ tôn giáo vận của Nhà Nước chứ không phải là một tôn giáo?

(4) Tại sao vua Lý Thánh Tông lấy đất dân xây Chùa Báo Tháp cho Phật Giáo thì không bị gọi là ưu đãi Phật Giáo, còn Tổng Đốc Nguyễn Hữu Độ lấy đất đó cấp cho Công Giáo xây nhà thờ thì bị coi là ưu đãi Công Giáo? Phải chăng chỉ một mình Phật Giáo mới được quyền ưu đãi mà thôi sao?
Về Phương Diện Pháp Lý

Trong thời Pháp thuộc, hai Bộ Dân Luật Trung và Bắc đều quy định thời hiệu để thủ đắc quyền sở hữu bất động sản vô chủ là 100 năm. Dân Luật Việt Nam sau này rút xuống còn 20 năm.

Điều 1452 của Bộ Dân Luật Việt Nam quy định; “Sự chấp hữu một bất động sản trong 20 năm, nếu hội đủ điều kiện đã định ở điều 1444, sẽ là người chấp hữu thủ đắc quyền sở hữu về bất động sản ấy.”

Điều kiện án định nói ở điều 1444 như thế nào? Điều này nói: “Muốn được thủ đắc thời hiệu, cần phải chấp hữu liên tiếp yên ổn, công khai và minh bạch, với tư cách là sở hữu chủ.”

Những trường hợp nào bị coi là không chấp hữu liên tiếp yên ổn? Theo điều 1460, bị coi là gián đoạn thời hiệu, một trong 3 trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Có trát đòi người chấp hữu ra trước tòa về sự chấp hữu ấy.

Trường hợp 2: Có sự sai áp đồ vật (ở đây là đất) chấp hữu.

Trường hợp 3: Có sự đốc thúc người chấp hữu phải trả lại đồ vật (ở đây là đất) bằng một văn thư do một công lại hữu quyền tống đạt.

Nếu trong 20 năm không hề xẩy ra một trong ba trường hợp nói trên, sự chấp hữu được coi như là “liên tiếp và yên ổn” nên đương nhiên có quyền thủ đắc quyền sở hữu trên bất động sản.

Nói chung, các luật pháp thuộc hệ thống Roman Law như ở hầu hêt các nước Âu Châu và Việt Nam trước đây, đều quy định tương tự như thế. Chỉ có chế độ cộng sản mới áp dụng luật man rợ mà thôi.

Tòa Giám Mục Hà Nội đã chấp hữu khu đất làm Tòa Giám Mục và Tòa Khâm Sứ hiện nay “liên tiếp và yên ổn” từ năm 1884 đến nay, tức 122 năm, không hề xẩy ra một trong ba trường hợp nói trên, nên phải được coi là người thủ đắc quyền sở hữu trên bất động sản đã chấp hữu.

Ngoài ra, về phương diện pháp lý, chỉ có sở hữu chủ của sở đất nói trên trước năm 1884 và các thừa kế hợp pháp của họ mới có quyền đứng đơn khiếu nại. Giáo Hội Phật Giáo Nhả Nước và tất cả các tổ chức Phật Giáo khác không có tư cách để khiếu nại.

Đây là đều GHPGVN phải biết.
Điều Đáng Ngạc Nhiên

Chúng tôi tự hỏi: Trong lịch sử, các vua Việt Nam đã ban cho Phật Giáo vô số tài sản, nhất là dưới thời Lý – Trần và dưới thời các Chúa Nguyễn, nhưng sau đó đã bị Hồ Quý Ly và vua Quang Trung “cướp” sạch. Tại sao Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước không đòi lại các tài sản đó mà chỉ đòi khu đất Tòa Khân Sứ ở phố Nhà Chung, Hà Nội, mà thôi?

Trong lịch sử Trung Hoa cũng như Việt Nam, Phật Giáo luôn trải qua những thời kỳ thịnh suy nối tiếp nhau: Vua nào thích Phật Giáo thì xây chùa, cấp đất và nông nô cày ruộng cho chùa, đem nhiều báu vật của quốc gia dâng cho chùa. Vua nào không thích Phật Giáo hay thấy việc chu cấp cho Phật giáo gây nhiều tổn thất cho quốc gia, lại ra lệnh đập phá chùa và thu hồi tài nguyên quốc gia, gây ra “Pháp nạn”.

Tại Trung Hoa, có ba Pháp nạn lớn nhất, thường được gọi là “Tam Võ Nhất Tôn Pháp Nạn” . Ở Việt Nam, Phật Giáo đã phải trải qua hai “Pháp nạn” kinh hoàng nhất trong lịch sử, đó là “Pháp nạn” dưới thời Hồ Quý Ly và “Pháp nạn” dưới thời vua Quang Trung.

Thời Lý – Trần, Phật Giáo được các vua cấp đến 1/3 đất đai và tài nguyên của quốc gia. Trong bài Ký Tháp Linh Tế, Trương Hán Siêu đã ghi: “trong thiên hạ ba phần, chùa chiếm ở một phần, bỏ dứt luân thường, hao tổn của báu...” . Nhưng sau đó, để có tài nguyên chống lại giặc Minh, Hồ Quý Ly (1400 – 1407) đã quyết định áp dụng chế độ hạn điền và hạn nô, lấy lại phần lớn các tài sản đã cấp cho nhà chùa, bắt các tăng sĩ dưới 50 tuổi phải nhập ngũ hay làm lao dịch. Tuy nhiên, ông hành động quá chậm và không triệt để nên Việt Nam bị mất vào tay nhà Minh.

Để có tài nguyên chống lại giặc Thanh, vua Quang Trung (1788 – 1792) đã chơi bạo hơn: Ông ra lệnh đập phá hầu hết các chùa, đem tượng Phật và chuông chùa ra đúc vũ khí, bắt các tăng sĩ dưới 50 tuổi phải nhâp ngũ hay đi lao dịch... Nhờ vậy, Quang Trung đã thắng trận vẽ vang. Tập “Tonkin et Cochinchine” của các nhà truyền giáo Pháp đã ghi: “Họ đã cướp phá chùa và họ đã đốt những ngôi chùa danh tiếng nhất của các cựu vương Bắc Hà.” Vua Quang Trung không không cho phép mỗi làng đều có chùa như trước. Ông ra lệnh phá hủy các chùa riêng và tuyên bố khoảng 200 làng mới có thể họp lại để xây một ngôi chùa chung.

Việc kiểm kê các tài sản đã bị “cướp” này rất dễ dàng, vì trong cổ sử đều có ghi năm nào vua nào đã xây chùa nào cho Phật Giáo, chẳng hạn như Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu có ghi: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm Tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể...” Những đoạn như thế đươc gặp rất nhiều trong cổ sử, nên Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước có thể sưu tra và đòi Nhà Nước phải trả lại cho Phật Giáo. Miếng đất thuộc khu Tòa Khâm Sứ có đáng giá gì đâu mà đứng lên đòi được tham khảo?
Tây Chèn Ép Phật Giáo?
80225thapbaothien2.jpg

Trong các bài viết về Tòa Khâm Sứ, nhóm quốc doanh ở trong nước và nhóm thân cộng ở hải ngoại luôn rêu rao rằng dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã chèn ép Phật Giáo và nâng đỡ Công Giáo. Nhưng sự “xác tín” này hoàn toàn trái với các sử liệu. Vì bài báo có hạn, chúng tôi chỉ xin ghi lại một số điểm chính.

Có thể nói, chính quyền Pháp đã yểm trợ Phật Giáo tối đa. Họ cho các viên chức cao cấp của chính quyền thuộc địa đứng ra thành lập các hội Phật Giáo và xuất bản các tâp san Phật Giáo trong cả ba Kỳ để giúp Phật Giáo phát triển.

Trước hết, Toàn Quyền Pháp ở Đông Dương đã ban hành Nghị Định ngày 28.1.1930 thành lập “Viện Nghiên Cứu Phật Giáo Tiểu Thừa Bản Xứ” (Institut Indigène d’Étude du Bouddhisme du Petit Véhicule) để truyền bá Phật Giáo Tiểu Thừa cho dân bản xứ. Sau đó, tại Nam Kỳ, năm 1931 Pháp đã thúc đẩy một số cư sĩ Tây học như Ngô Văn Chương, Phạm Ngọc Vinh, Trần Nguyên Chấn, Nguyễn Văn Cần, v.v. đứng ra thành lập “Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học” và xuất bản tạp chí “Từ Bi Âm” ... Ông Trần Nguyên Chấn đã mời Thống Đốc Nam Kỳ Khrautheimer làm hội trưởng danh dự của hội.

Tại Trung Kỳ, năm 1932, Bác Sĩ Lê Đình Thám đã được chính quyền thuộc địa đưa ra Huế thành lập “Hội An Nam Phật Học” và xuất bản tạp chí “Viên Âm Nguyệt San” , sau đó lập ra “Trường An Nam Phật Học” tại chùa Trúc Lâm để đào tạo các tăng sĩ.

Tại Bắc Kỳ, ngày 23.12.1934, Tổng Đốc Nguyễn Năng Quốc đã chính thức tuyên bố thành lập “Phật Giáo Bắc Kỳ Hội” , lấy chùa Quán Sứ làm trụ sở và cho xuất “Tập Kỷ Yếu số 1” và sau đó là tạp chí “Đuốc Tuệ”. Tạp chí này cho biết trong vòng một năm đã có 2.000 tăng ni và hơn 10.000 Phật tử là hội viên.

Trong bộ “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” , Tập III, Nguyễn Lang, tức Thiền Sư Nhất Hạnh, đã cho biết: “Hiện nay nhờ thế lực của các quan đại thần và của các bậc thượng lưu, hội đã lan ra hầu khắp Bắc Kỳ, đâu đâu cũng có chi bộ.” (tr. 168)

Trong “Việt Nam Phật Giáo tranh đấu sử” Tuệ Giác đã công nhận: “Phải nói rằng từ năm 1920 đến hết năm 1956, Phật giáo Việt Nam thật là một thời kỳ hưng thịnh. Số Phật Tử càng ngày càng đông các tổ chức thanh niên, sinh viên, học sinh Phật tử đều được sắp xếp quy củ.” (tr. 77)

Trên đây là những sự ghi nhận của các sử gia Phật Giáo. Như thế mà bảo Phật Giáo bị Pháp chèn ép sao?
Một Vài Nhận Xét

Trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 23.2.2008, Thượng Tọa Không Tánh thuộc GHPGVNTN không được công nhận, đã nhận xét về văn thư của Hòa Thượng Thích Trung Hậu gởi cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng như sau:

“Cái vấn đề là mình phải biết rằng bây giờ là do ai thúc đẩy mà Hòa Thượng Trung Hậu đã làm cái văn thư đó, là do cái lệnh của ai, và người ta đã mượn tay Hòa Thượng Trung Hậu làm cái văn thư đó nhắm mục đích gì. Mình phải biết cái chuyện đó.

“Bây giờ biết cái tài sản đó là của Tòa Khâm Sứ từ thời xa xưa rồi. Cái chuyện đó ai cũng biết. Từ cái thời xa xưa đó, lúc đó Hòa Thượng Trung Hậu cũng chưa sinh ra, và cái GHVN cũng chưa có. Bây giờ người ta lại mượn tay Phật Giáo.

“Có những cái luật bất hồi tố. Thí dụ như có những tài sản, theo quốc tế người ta quy định, thí dụ như là những cái đất đai, những cái tài sản mà nó có từ Đệ Nhất hay Đệ Nghị Thế Chiến, thí dụ như vậy, hay là những cái thời điểm nào đó thì nó đã trở thành bất hồi tố. Cho nên bây giờ nó đã qua như vậy rồi.

“Bây giờ thì Nhà Nước Cộng Sản họ thấy họ khó đáp ứng theo cái đòi hỏi, cái đấu tranh, cái nguyện vọng của bên Công Giáo, thì họ mượn tay của Phật Giáo Việt Nam, rồi cuối cùng họ lấy cái cớ đó mà nói rằng tài sản này có tranh chấp nên chúng tôi không thể giải quyết hay là đình lại, hay là thế nọ thế kia gì đó. Như vậy, vai trò GHPGVH trở thành tay sai để gỡ cái rồi cho Nhà Nước, trước cái hoàn cảnh Nhà Nước không có cái cách để mà giải quyết.

“Còn đối với GHVNTN là một giáo hội đang bị bức tử, đang bị đàn áp, đang là một nạn nhân. Còn cái việc của GHVN đã làm đó, mình chẳng có để ý gì cái việc đó.”

Trong cuộc phỏng vấn ngày 21.2.2008, ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Vụ Trưởng Vụ Công Giáo thuộc Ban Tôn Giáo Chính Phủ Việt Nam đã nói về văn thư của Hòa Thượng Thích Trung Hậu như sau:

"Nếu nói nguồn gốc của tổ chức cá nhân này, thì tổ chức cá nhân khác, người ta cũng có các căn cứ, các chứng lý, để nói đó là của người ta."

Ông nói sẽ xử lý các vấn đề trên tinh thần của Luật Đất Đai năm 2003 đã được Quốc Hội thông qua và phía Chính phủ sẽ giải quyết các nhu cầu của cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng về nhà, đất lâu dài và ổn định trên cơ sở thấu tình đạt lý.

Ông Thịnh bênh vực GHPGVN là chuyện đương nhiên, vì tổ chức này là một công cụ tôn giáo vận của Đảng và Nhà Nước. Nhưng ông đã ngụy biện. Như chúng tôi đã nói ở trước, GHPGVN mới được thành lập năm 1981, không phải là sử hữu chủ hay thừa kế hợp pháp của sở đất mà vua Lý Thánh Tông đã lấy để xây chùa và tháp Báo Thiên trên đó, nên về phương diện pháp lý, Giáo Hội này không có tư cách và thẩm quyền để khiếu nại. Do đó, không cần phải xét đến văn thư của Hòa Thượng Thích Trung Hậu làm gì.

Chúng tôi tin rằng nhà cầm quyền thừa biết rằng không hề có chuyện Pháp đã cho đập chùa Báo Thiên rồi lấy đất cấp cho Công Giáo và Giáo Phận Hà Nội đã thủ đắc hợp pháp quyền sở hữu của sở đất này theo thời hiệu. Nhưng họ vẫn dùng tờ Công Giáo và Dân Tộc và Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước để quấy rối, với mục đích nói với phía Công Giáo rằng yêu cầu của các ông có sự chống đối của Phật Giáo. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn xét và cấp đất cho Giáo Hội theo sự quy định của Luật Đất Đai năm 2003. Đây là một trò chơi lá mặt lá trái rất quen thuộc của Đảng CSVN.

Về sự ưu đãi: Nếu Thiên Chúa Giáo Việt Nam có được một chính quyền nào đó ưu đãi một vài thừ gì đó thì những ưu đãi đó cũng chưa bằng 1/10.000 những ưu đãĩ mà các chính quyền đã dành cho Phật Giáo trong quá trình lịch sử. Dưới thời Lý – Trần, chính quyền đã dâng hiến cho Phật Giáo một số tài sản lên đến bằng 1/3 tài sản quốc gia, khiến nền kinh tế bị kiệt quệ.

Trong 32 năm qua, nhà cầm quyền CSVN cũng đã và đang xây nhiều chùa và trung tâm rộng lớn cho Phật Giáo ở Vũng Tàu, Sài Gòn, Đà Lạt... Một ngôi chùa tuyệt đẹp vừa được chính quyền địa phương dựng lên ở Tiên Sa, Đà Nẵng. Trong khi đó, chính quyền chẳng những không xây một nhà thờ nào cho Thiên Chúa Giáo, trái lại còn đập phá hay ngăn cản không cho sửa chửa các ngôi thánh đường đã quá cổ và hư nát.

Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước thử suy nghĩ xem: Tại sao chỉ một mình Phật Giáo được hưởng các sự ưu đãi tối đa, còn các tôn giáo khác không được? Ở các nước Tây Phương, nơi có đông Thiên Chúa Giáo, có quốc gia nào áp dụng thứ luật kỳ thị đó đối với Phật Giáo đâu?

Lữ Giang

Tags · Tòa Khâm Sứ

Cho phép mình làm thêm post 3
 

De Ghet

New Member
Ðề: Ông giám mục Ngô Quang Kiệt là cái thứ jì mà dám mục mạ nước VN

Òa òa
:yoyo2::yoyo2::yoyo2:
Hok mún bàn dzụ nài
Òa òa
:yoyo2::yoyo2::yoyo2:
 

?????

New Member
Ðề: Ông giám mục Ngô Quang Kiệt là cái thứ jì mà dám mục mạ nước VN

Gửi bác kenny , bác nói Công Giáo chiếm đọat đất đai? Vậy thì mình củng lấy một bài viết đáp lễ cho bạn vậy :D:D:D

Ruộng đất , ai cướp của ai ? :

Với cách hành xử vể vấn đề đất đai như hiện nay của chính quyền CSVN thì số lượng dân oan sẽ ngày càng được bổ sung đông hơn, và như vậy cũng đồng nghĩa với việc đất canh tác nông nghiệp cũng sẽ mất đi tương ứng, nhường chỗ cho các dự án khu CN, KCX, cao ốc ... Vị thế XK gạo đứng thứ hai trên thế giới liệu còn giữ được bao lâu, ngay khi VN đứng ở vị trí cao này về XK gạo, thì ngài BT nông nghiệp cũng phải thú nhận rằng còn rất nhiều người dân VN chỉ được ăn cơm vào những ngày Lễ Tết... Nhà nước CSVN đưa ra Dự luật về sửa đổi Luật Ðất Ðai, người nông dân VN hy vọng gì từ dự luật mới này?

Ðảng cướp ruộng đất
Ngô Nhân Dụng

Dân Việt Nam đang lo thóc gạo lên giá. Nhưng trong lúc đó thì chính các tờ báo điện tử của đảng Cộng Sản Việt Nam ngày hôm qua mới loan tin có hàng ngàn nông dân ở tỉnh Thái Bình đang bỏ ruộng! Người thì bỏ ruộng hoang không cầy cấy nữa, người thì trả lại ruộng đất cho hợp tác xã, vì “làm quần quật, mỗi ngày cũng chưa đủ tiền đong một bơ gạo.”

Thế thì “Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý” họ đang làm cái gì? Họ đang lo sửa lại luật Ðất Ðai, mà nhìn vào bản dự thảo đã thấy kết cục khi sửa xong luật thì ở khắp nơi bọn đảng viên cường hào ác bá vẫn nắm quyền quyết định số phận con người và ruộng đất ở nông thôn cũng như thành thị. Họ là một “Ðảng Cướp Ruộng” từ hơn nửa thế kỷ nay!

Bắt đầu với chuyện thóc gạo lên giá. Từ năm 2007 cả thế giới đã tiên đoán gạo sẽ lên giá, vì lúa mì đã lên giá trước (180% một năm) kéo theo đậu nành (82%) và các nông sản khác. Tháng Giêng năm 2008, thời tiết lạnh bất ngờ và côn trùng phá hoại, 100 ngàn mẫu lúa ở Việt Nam coi như bị xóa sổ; trong lúc bên Trung Hoa họ cũng bị lạnh và mất mùa. Nhắm mắt cũng phải đoán được là thị trường lúa gạo cả thế giới sẽ tăng giá. Nhưng các quan chức cộng sản phụ trách xuất cảng gạo ở nước ta vẫn ký những hợp đồng bán 860 ngàn tấn gạo trong ba tháng đầu năm nay, tăng thêm 5.3% so với số xuất cảng cùng thời gian trong năm 2007. Ðối với họ, việc bán gạo cho Phi Luật Tân hay Indonesia sinh lợi quá, họ không cần biết đến nhu cầu của người nông dân Việt Nam làm không đủ gạo ăn. Ðảng lãnh đạo, nhà nước quản lý như thế đó.

Nhưng nông dân thì cổ rất thấp và miệng rất bé. Cho nên nhà báo điện tử VietNamNet đã tới tỉnh Thái Bình, và thấy bắt đầu từ 5 năm trước các nông dân đã bỏ ruộng mà đi rồi. Mỗi năm các nhà nông làm cho hợp tác xã ở một làng 4 ngàn dân đã trả lại 4 mẫu Tây ha (hectares) hay 5 mẫu. Tất cả các địa phương đều có hiện tượng bỏ ruộng, nhà báo kể. Một nông dân tính toán cho nhà báo nghe: Làm một sào ruộng (360 mét vuông) mỗi năm chi phí hết 500,000 đồng (Việt Nam), kể cả phân bón, thuốc trừ sâu bọ, các khoản đóng góp, vân vân, nhưng không kể công người làm việc. Nếu được mùa, sẽ bán thóc thu được 1,560,000 đồng. Tính ra kiếm được hơn một triệu đồng. Nếu đem chia cho 180 ngày làm việc cực nhọc, mỗi ngày kiếm được 6,000 đồng, khoảng 30 xu tiền đô la Mỹ. Nếu người nông dân lại phải đi thuê trâu bò kéo cầy, thuê máy tuốt lúa, thì chỉ còn 3,000 đồng. Chưa đủ mua một bơ gạo!

Cho nên nông dân có ruộng thì bỏ ruộng hoang, thuê của hợp tác xã loại ruộng xấu nhất thì đem trả lại. Nhà báo lên tới tỉnh hỏi thăm ông giám đốc sở nông nghiệp thì ông chỉ biết than là vấn đề nó khó quá, ông đã “chỉ đạo cho các đoàn thể... tiếp tục gieo cấy, kiên quyết không để ruộng đất bị bỏ hoang!” Ông còn đề nghị nhà nước ngăn không cho các thứ phân bón, thuốc trừ sâu lên giá! Tóm lại, cách nhìn của một viên chức cấp tỉnh vẫn là theo lối ra lệnh, đúng cung cách xã hội chủ nghĩa, “không cần biết đến cái gọi là thị trường.”

Hồi Tháng Ba, 2008, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã viết những lời than thống thiết về cảnh sống của nông dân Việt Nam. Ông viết, “Ðời sống với chất lượng sống đúng nghĩa cần phải báo động, ở mức cao nhất... đất canh tác của nông dân ngày càng bị thu hẹp... dù họ lao động quên ăn quên ngủ trên cánh đồng thì cũng chỉ đủ duy trì sự sống... phải có một cuộc cách mạng lớn trên tư duy... thì mới có cơ hội thay đổi cuộc sống của họ.” Chính vì tình trạng nông thôn khốn khó như vậy cho nên mới có cảnh “những cuộc tha hương kiếm ăn của hàng triệu con em những người nông dân... các cô gái lấy chồng ngoại quốc... những cô gái trẻ con em những người nông dân tìm về thành phố để làm tất cả những gì họ có thể làm...” Nguyễn Quang Thiều viết. Chưa hết, “Chúng ta đang báo động về việc bỏ học của học sinh các vùng nông thôn... (vì) học xong các em lại trở về còng lưng cuốc đất như ông cha các em mà thôi...”

Hơn 70 năm sau khi Hồ Chí Minh hô hào các nông dân ủng hộ đảng Cộng Sản của ông ta cướp chính quyền, sau một cuộc chiến tranh tàn khốc trong đó đảng Cộng Sản sử dụng con em của nông dân làm bia đỡ đạn đi xâm chiếm miền Nam để bành trướng chủ nghĩa cộng sản mà Hồ Chí Minh theo lệnh Stalin mang về Việt Nam, đó là thảm cảnh của nông dân nước ta bây giờ.

Thế còn “công cuộc đổi mới” của đảng Cộng Sản thì sao? Nhìn vào những cuộc bàn thảo về sửa đổi “Luật Ðất Ðai” trong mấy tuần qua, chúng ta thấy họ không hề thay đổi. Ðảng Cộng Sản vẫn theo đường lối của Hồ Chí Minh, học từ Mao Trạch Ðông và Stalin, là không cho nông dân cũng như dân thành phố được làm chủ ruộng hay đất. Cuối cùng chỉ có đảng Cộng Sản thực sự làm chủ ruộng đất. Stalin, Mao Trạch Ðông đã dậy Hồ Chí Minh là muốn nắm toàn quyền trên mạng sống mọi người thì phải kiểm soát cái bao tử, cho ăn được ăn, bắt nhịn phải nhịn. Ruộng đất là nguồn sống của người dân các nước nông nghiệp như Việt Nam, Trung Hoa. Mao bắt đầu, rồi Hồ bắt chước, họ tung ra các chiến dịch đấu tố. Bề ngoài chỉ là để giết các địa chủ và những người không theo đảng cộng sản, nhưng bên trong chính là để đảng Cộng Sản, từ sau đó, nắm toàn quyền kiểm soát ruộng đất trên toàn quốc. Ðó là một vụ ăn cướp đất vĩ đại, được gọi là “cách mạng!”

Ðảng Cộng Sản nói đổi mới, đổi mới, bỏ nhiều thứ cộng sản lắm! Nhưng từ thời đấu tố 1953-56 đến giờ, họ không bao giờ bỏ cái quyền phân phát đất đai cho người dân sử dụng, được sử dụng thôi chứ không được làm chủ. Nghĩa là đảng Cộng Sản dùng guồng máy và pháp luật của nhà nước muốn lấy lại ruộng đất lúc nào cũng được. Nắm quyền kiểm soát ruộng đất là nắm sinh mạng của bẩy chục triệu nông dân Việt Nam – và cả dân thành phố nữa. Cho nên họ đã phải cướp lấy, chiếm lấy đất, và bây giờ vẫn dùng pháp luật bảo vệ đất, ruộng, khắp nước Việt Nam trong tay họ!

Từ năm bẩy năm nay những vụ khiếu kiện vì người dân bị mất đất, mất ruộng đã nổi lên khắp nơi, cũng chỉ vì đảng Cộng Sản trao cho các đảng viên thuộc hạ quyền chiếm đất của người dân. Chiếm đất một cách “hợp pháp” vì họ có quyền đó, quyền hành mà bọn cán bộ thừa hành đã được đảng và nhà nước giao cho, mà đảng thì lúc nào cũng ngồi trên cao nhất, không ai cãi được! Những chữ “quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đền bù giải tỏa, tái định cư,” vân vân, đều là thứ ngôn ngữ hoa mỹ che đậy một sự thật nhơ bẩn: Ðảng Cộng Sản nắm toàn quyền trên ruộng đất cả nước. Chống lại những quyết định của xã, của huyện, của thành phố, vân vân, tức là chống lại đảng cộng sản, “chống nhà nước xã hội chủ nghĩa,” tội có ghi trong bộ luật hình sự. Cả một guồng máy bóc lột và đàn áp dựa trên một quy tắc trừu tượng, là ruộng đất thuộc về nhà nước! Mà đảng lãnh đạo nhà nước, cho nên các ông chủ sau cùng là các thủ lãnh đảng, từ cấp xã trở lên!

Dự luật về sử đổi Luật Ðất Ðai vẫn bảo vệ quy tắc “ăn cướp đất” đó. Bộ Tài Nguyên-Môi Trường đã “đề xuất” rằng khi có những dự án phát triển kinh doanh, cần giải tỏa đất của tư nhân, dù ở nông thôn hay thành thị, thì “bỏ cơ chế chủ đầu tư tự thỏa thuận với người sử dụng đất” (tức là người đang “làm chủ” mảnh đất, ruộng, như chúng ta thường hiểu). Ðảng Cộng Sản vẫn nói họ theo chính sách nửa dơi nửa chuột, “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.” Không cho người đang làm chủ miếng đất mặc cả để thỏa thuận việc mua bán, đổi chác với nhà đầu tư muốn dùng miếng đất vào việc kinh doanh, như thế thì quy tác “kinh tế thị trường” vứt đi đâu? hay đó chính là “hướng xã hội chủ nghĩa?”

Quả như vậy. Cũng theo dự án sửa đổi luật đất dai của đảng Cộng Sản, đối với những miếng đất sẽ phải giải tỏa họ định “giao đất cho các trung tâm khai thác và phát triển quỹ đất,” gồm những người do đảng và nhà nước chỉ định. Sau đó cơ quan này sẽ “triển khai đền bù để tạo quỹ đất sạch (nghĩa là đã đuổi sạch được dân đi nơi khác?) Sau đó họ sẽ “tổ chức đấu giá đất.” Nếu bán được giá cao thì sao? Họ sẽ chuyển giao phần lợi nhuận vào ngân sách nhà nước!

Cả một kế hoạch ăn cướp đất nhân danh “định hướng xã hội chủ nghĩa!”

Ví dụ đảng cộng sản ở trong huyện, trong xã, “quy hoạch” một vùng để làm khu công nghiệp (hoặc cho dân Trung Quốc mở cơ xưởng, cho dân Ðài Loan làm sân cù, tùy thích). Họ sẽ có toàn quyền lấy đất của dân. Giá nào? Họ sẽ nói là giá thị trường. Nhưng thị trường nào? Khi một thửa ruộng được bán cho người khác, cũng để làm ruộng, người ta trả một giá. Nếu biết chỗ đó sẽ làm nhà máy, thị trường sẽ tìm ra giá khác. Nếu biết sẽ có nhiều nhà máy, nếu có thêm bến, cảng, ga xe lửa, thị trường lại đổi giá nữa. Khi không có thị trường thật, chỉ có ông nhà nước ngồi trên, các nông dân hầu bên dưới, thì làm sao có giá thị trường?

Ðó là một kế hoạch ăn cướp nhân danh luật pháp! Quả nhiên, đảng Cộng Sản đã dự tính trước: Nếu sau khi tịch thâu đất của dân rồi mà bán cho Ðài Loan hoặc Hàn Quốc được giá cao thì sẽ đem bỏ vào quỹ của nhà nước! Quỹ đó sẽ được dùng để xây cầu làm đường; mà trong vụ thầu nào thì các đảng viên trong xã, trong huyện cũng đều có phần chấm mút!

Cả một kế hoạch ăn cướp đất đang được bàn bạc giữa các cán bộ nhà nước cộng sản. Quyền hành trên ruộng đất vẫn thuộc vào tay các đảng viên từ cấp xã trở lên! Các cường hào tha hồ lộng hành! Trong khi đó thì người nông dân Thái Bình đang lo không biết mỗi ngày kiếm được 3,000 đồng thì nên ăn cháo với cái gì. Hồi xưa cụ Nguyễn Hữu Ðang đã có kế hoạch ăn thứ chả làm bằng thịt cóc, nhà trí thức đó đã sống được đến trên 90 tuổi. Có lẽ bên cạnh việc sửa đổi luật đất đai, các tài năng trí tuệ của đảng cũng nên nghiên cứu việc phát triển việc ăn chả cóc để phổ biến, cho dân chúng thêm biết ơn Bác và Ðảng!

Nguồn : http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=78921&z=7

Phần 2 : Ruộng đất sẽ đi về tay ai?

Dân Việt Nam phải đòi lại ruộng đất
Ngô Nhân Dụng

Một độc giả từ trong nước email góp ý kiến với bài viết ngày hôm qua trong mục này, nhân trong đó nói về dự án sửa đổi Luật Ðất Ðai ở Việt Nam. Ông (hay bà) độc giả mắng rằng: “Các ông ở ngoài vớ vẩn, chả biết cóc gì cả. Các bác trong Ðảng sẽ đ... bao giờ sửa xong cái Luật Ðất Ðai đâu! Sửa để làm cái... gì chứ? Cứ để nó lung tung xèng như bây giờ thì các bác ấy có cơ hội tha hồ chấm mút, chia chác với nhau. Nếu làm ra luật lệ đàng hoàng thì đám dân đen nó cứ vin vào luật nó đòi hỏi, làm sao họ còn có cơ hội chia nhau cái ‘gia tài của Bác’ để lại, truyền đời cha, đời con đời cháu mà hưởng với nhau?”

Chúng tôi xin phép không đồng ý với vị độc giả trên, mặc dù biết rằng ông (hay bà) ở tại chỗ chắc hiểu biết nhiều hơn một người sống ở nước ngoài. Vì lẽ, cứ theo những điều được loan báo về các đề nghị sửa đổi Luật Ðất Ðai, thì dù luật có được sửa đổi, “các bác” trong Câu Lạc Bộ Ba Ðình vẫn toàn quyền quyết định. Họ vẫn có cơ hội tha hồ “chấm mút và chia chác” với nhau, như mối quan tâm của vị độc giả. Ðó mới là nỗi đau đớn cho dân tộc Việt Nam.

Như ngày hôm qua đã trình bày trong mục này, câu chuyện đất đai ở nước ta từ năm 1954 đến giờ nó là một vụ ăn cướp ruộng đất của toàn dân, gom vào trong tay một đảng. Chúng ta thường tố cáo những tội ác trong vụ cải cách ruộng đất theo kế hoạch bên Tàu đưa sang, được các cố vấn Trung Cộng chỉ đạo từng chi tiết. Những cuộc đấu tố, giết người, vân vân, mối hờn oan đến bây giờ vẫn còn ám ảnh nông thôn miền Bắc sông Bến Hải. Nhưng đó cũng chỉ là mặt nổi. Nền tảng bên dưới của những cuộc đấu tố đó là hành động tập trung tài nguyên ruộng đất cả nước vào trong tay các đảng viên cộng sản, từ cấp làng xã lên đến cấp cao nhất ở trung ương. Ðó là một khí cụ mà các ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, sau này sử dụng để kiểm soát bao tử của người dân, kiểm soát lòng trung thành của các đảng viên thuộc hạ. Cho một đảng viên quyền chia ruộng, chia đất, là vừa giúp hắn cơ hội kiếm tiền, lại vừa cho hắn nắm quyền sinh sát trên mọi người chung quanh. Những đảng viên đó sẽ phải một lòng trung thành với cấp trên, lãnh tụ bảo sao nghe vậy.

Ðến bây giờ, kinh tế đã thay đổi, nhiều người dân có thể xoay trở kiếm ăn “ngoài guồng máy”; nhưng đảng Cộng Sản vẫn không muốn bỏ nguyên tắc quyền kiểm soát đất đai vẫn nằm trong tay họ. Vì nguyên tắc đó vẫn là một khí cụ để bọn lãnh tụ bảo vệ lòng trung thành của các cán bộ, đảng viên cấp dưới. Hơn thế nữa, trong lúc nền kinh tế đang chuyển sang công nghiệp hóa, các lãnh tụ đảng còn bám lấy khí cụ đó để làm giầu. Vì quyền quyết định việc sử dụng đất đai, chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, là một thứ máy in ra tiền. Các ông lớn không bao giờ bỏ cái quyền đó; ngược lại họ còn bảo vệ quyền hành của đám thuộc hạ, tay chân để nương tựa lẫn nhau nữa.

Theo những đề nghị của Bộ Trưởng Tài Nguyên và Môi Trường Phạm Khôi Nguyên thì điều 63 (a) của đạo Luật Ðất Ðai năm 2003 sẽ được sửa lại để cho các thành phố và những khu vực đã “quy hoạch phát triển đô thị” được quyền “phân lô bán nền.” Ðất phân lô bán nền ở đây là những diện tích đất đai, có thể là ruộng, rẫy, mà chính quyền địa phương “được phép thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở.” Quý vị thử tưởng tượng trong lúc dân số Việt Nam đang tăng, dự đoán đến năm 2030 sẽ lên tới 150 triệu, riêng cái quyền cho phép ai xây nhà ở đâu, phân lô nơi nào để bán cho người ta xây nhà, quyền đó đã là một mỏ vàng rồi! Ai nắm chìa khóa cái mỏ càng đó? Chính là các đảng viên cộng sản nắm chức nắm quyền ở các địa phương được “quy hoạch” để phát triển thành đô thị!

Thời ông Nguyễn Minh Triết làm chủ tỉnh Bình Dương, đã xẩy ra vụ đem đất vườn cao su tặng cho các cán bộ, quan chức chung quanh ông. Các quan chỉ cần nhận mảnh giấy trao quyền sử dụng đất, chẳng ai cần đặt chân tới chỗ đất mình được tặng nữa. Sau đó nhà nước lại lập ra dự án biến khu đất đó thành khu công nghiệp, bèn mua lại những miếng đất đã cấp pháp. Các vị chủ nhân bèn trả lại đất, thâu tiền bỏ túi, vẫn chẳng ai cần nhìn xem miếng đất mình làm chủ nó hình thù thế nào. Chỉ mấy quyết định trên giấy tờ đó đủ biến bao nhiêu quan chức thành tỉ phú rồi. Bây giờ lại nổ lên những vụ chiếm đất ở Thủ Thiêm, vùng ngoại ô ven biên Sài Gòn, tất cả đều là những kế hoạch đất đẻ ra vàng. Mà cái đũa thần làm được phép lạ đó chính là cái quyền quyết định sử dụng đất nằm trong tay đảng Cộng Sản.

Lại đến kế hoạch mở rộng thành phố Hà Nội mà ông Nguyễn Tấn Dũng mới ban ra, trong nước nhiều người đã chỉ trích là làm bừa, làm mà không tham khảo ai, không nghiên cứu đâu hết, nhưng cứ gọi là kế hoạch. Người dân Hà Nội biết rằng một số ông lớn và họ hàng, phe đảng đã mua đất sẵn ở những vùng sắp được “đô thị hóa” trong kế hoạch mở rộng Hà Nội này rồi. Chỉ cần một chữ ký của ông Nguyễn Tấn Dũng là đất lại biến thành vàng rồi!

Trong tinh thần biến đất thành vàng này, dự án sử đổi Luật Ðất Ðai cho phép các lãnh tụ cấp tỉnh, cấp thành phố được quyết định nơi nào được “phân lô bán nền” để làm nhà ở hoặc nhà cho thuê. Ðó là các quan ở trung ương đem chia quyền biến đất thành vàng cho các thuộc hạ. Khi nắm được quyền đó trong tay, tất cả các thuộc hạ sẽ tận tụy trung thành với Ðảng! Ðó là chất keo sơn đoàn kết các cán bộ, đảng viên đang nắm quyền. Tất nhiên, có những đảng viên “ở ngoài luồng” không được ăn miếng nào nhưng chẳng ai dám nói một tiếng!

Không phải chỉ có các cán bộ đảng viên nắm guồng máy từ trung ương xuống địa phương được quyền chia ăn. Ðảng Cộng Sản cũng không quên chia phần cho quân đội và công an. Quân đội và công an đều có quyền sử dụng đất công trao cho họ quản lý, “để bảo vệ an ninh.” Cấp chỉ huy tha hồ đem đất đai trong phạm vị quyền hạn của mình mà cho thuê, ký hợp đồng vài chục năm để kiếm lời. Họ sẽ nói tiền lời nộp vào công quỹ, nhưng chắc chắn sẽ qua tay chấm mút của các ngài.

Ðất đai nằm toàn quyền trong tay một đảng, không người dân nào được quyền làm chủ, sẽ ngăn cản việc phát triển kinh tế bền vững và lâu dài. Ðó là cái giá mà cả dân tộc Việt Nam phải trả để cho đảng Cộng Sản nắm trọn quyền sử dụng đất đai.

Nhiều người Việt ở ngoài về nước đầu tư đã nếm mùi cay đắng vì luật lệ đất đai nằm hoàn toàn trong tay đảng Cộng Sản. Một nhà đầu tư được thuê hay trao quyền sử dụng đất trong một thời gian, trong mười năm, hai mươi năm, không biết chắc bao giờ họ sẽ đòi lại. Muốn họ đòi lại thì họ có đủ thứ lý do, chẳng ai cãi được bao giờ. Cho nên tốt nhất là nhà đầu tư chỉ làm những dự án có thể thu hồi vốn thật nhanh, “pay back period” thế giới vòng vài ba năm là đủ, sau đó là kiếm lời. Sau khi kiếm lời tạm đủ rồi, có thể sẽ bán lại cho người khác thuộc loại “điếc không sợ sấm!” Chỉ riêng việc sang tên quyền sử dụng đất đai từ một người sang người khác là các quan chức nắm quyền trên đất đai lại có dịp ăn hối lộ thêm lần nữa. Người kế nghiệp cũng chỉ làm sao kiếm đủ vốn lời trong vòng mấy năm rồi bỏ chạy. Cứ như thế, không biết bao giờ mới có những kế hoạch làm ăn lâu dài! Họa chăng là các nhà tư bản ngoại quốc. Vì là người ngoại quốc, họ được sứ quán của họ bảo vệ, không lo bị cướp giật! Còn người Việt Nam thì như cá nằm trên thớt, họ đành để số phận cho Ðảng quyết định, không có ai bảo vệ họ hết!

Những câu chuyện trên cho thấy đến lúc người dân Việt Nam phải đòi lấy quyền làm chủ ruộng đất. Không thể để cho một nhóm người nắm toàn quyền trên ruộng đất. Ðây không phải chỉ là quyền lợi của các cá nhân những người đang sử dụng ruộng đất, mà là quyền lợi chung của cả dân tộc, của các thế hệ con cháu sau này. Vì khi mọi người được làm chủ mảnh đất mình đang cầy cấy hay đang làm nhà ở thì những miếng đất đó không những được dùng mà còn được biến thành vốn để đầu tư nữa. Trong cuốn The Mystery of Capital (Niềm Bí Mật của Nguồn Vốn), nhà kinh tế Hernando de Soto đã nêu lên vấn đề thiếu quyền sở hữu minh bạch trên nhà đất ở các nước đang mở mang. Hàng triệu ngôi nhà ở các thành phố không có giấy tờ để người cư ngụ trong đó trở thành chủ nhân hợp pháp. Nếu được làm chủ hợp pháp, hàng triệu gia đình có thể dùng nhà, đất của mình làm vật “thế chấp” mà đi vay tiền, đầu tư. Lúc nào cũng có sẵn những ngân hàng quốc tế có tiền cho vay, nếu họ biết có tài sản làm thế chấp và nếu quyền sở hữu được luật pháp bảo đảm. Có thể huy động hàng tỷ đô la tiền vốn ở mỗi nước chậm tiến, khi người dân được làm chủ chính thức mảnh đất mình cư ngụ. Nhiều chính phủ trên thế giới đã tiếp nhận bài học của De Soto, lập chương trình hợp pháp hóa quyền sở hữu đất đai của hàng triệu người dân nước họ.

Ruộng và đất không phải chỉ là nơi cầy cấy và nơi cư ngụ. Ðó là một nguồn vốn để phát triển kinh tế. Cho nên người Việt Nam phải đòi đảng Cộng Sản trả lại quyền sở hữu đất đai cho dân. Phải sửa đổi bản hiến pháp để không cho đảng Cộng Sản toàn quyền nắm trong tay ruộng đất cả nước từ hơn nửa thế kỷ nay, biến họ thành chủ nhân ông tuyệt đối trên dân tộc Việt Nam!

Xin làm tiếp thêm post 4 về vấn đề đất đai luôn mà cụ thể hơn là 2 vấn đề đang được quan tâm nhất là khu đất Thái Hà và quần đảo Hòang Sa - Trường Sa
 

?????

New Member
Ðề: Ông giám mục Ngô Quang Kiệt là cái thứ jì mà dám mục mạ nước VN

Hòang Sa - Trường Sa

Nhìn lại một lịch sử đau thương

Ngày 6 tháng 9 năm 1951 tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, vốn không chính thức xác định rõ các quốc gia nào có chủ quyền trên quần đảo, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu (chính phủ Bảo Đại) tuyên bố rằng cả quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị.

Ngày 4 tháng 9 năm 1958: Chu Ân Lai, Thủ tướng nước CHNDTH công khai tuyên bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục, có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải rất rõ ràng (trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

Ngày 22 tháng 9 năm 1958, báo Nhân Dân số 1653 đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận.

17 đến 19 tháng 1 năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa, 58 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa anh dũng hi sinh làm rung động hàng triệu con tim miền Nam Việt Nam!

Ngày 14 tháng 3 năm 1988 Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm phần lớn Trường Sa, 64 chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam hi sinh giữa biển khơi, nhân dân Việt Nam phải gánh chịu nỗi đau và nỗi nhục mất đất lần thứ hai!

Từ đó đến nay vùng hải đảo Hoàng Sa thiêng liêng đã bị Trung Quốc chia lìa ra khỏi non sông, vùng hải đảo Trường Sa thiêng liêng cũng bị Trung Quốc và các nước khác xâu xé.

Vì còn nghèo nàn nên chúng ta phải chịu nhục nhã mà gác nỗi đau mất nước qua một bên để phát triển kinh tế, nhưng bọn bá quyền vẫn không từ bỏ tham vọng nuốt trọn hải đảo thiêng liêng của chúng ta, bất chấp luân thường đạo lý!

Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng

Ngày 12 tháng 1 năm 2005 Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân Việt Nam ngoài biển khơi, bắt giam 8 ngư dân vô tội, nhân dân Việt Nam giật mình vì hành vi man rợ của Trung Quốc đối với các ngư dân tay không tấc sắt!

Tháng 11 năm 2007 Quốc vụ Viện Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, âm mưu chiến trọn biển Đông, nhân dân Việt Nam phẫn nộ lên tiếng!

Ngày 9/12 và 16/12 sinh viên trí thức ở Hà Nội và Sài Gòn không thể tiếp tục chịu đựng nỗi nhục mất nước đã biểu tình ôn hòa trước Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán Trung Quốc để phản đối hành vi bá quyền của Trung Quốc, mở đầu cho hàng loạt cuộc biểu tình của đồng bào và du học sinh Việt Nam yêu nước trên khắp thế giới.

Nhưng khi “Lòng dân không là ý Đảng”, phản ứng của chính phủ Việt Nam khi Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngăn chặn biểu tình: “…Đây là việc làm tự phát chưa được phép của các cơ quan chức năng Việt Nam. Khi các vụ việc trên xẩy ra bảo vệ của Việt Nam đã kịp thời có mặt, giải thích và yêu cầu bà con chấm dứt việc làm này”. Hàng triệu thanh niên Việt Nam trên khắp thế giới hụt hẫng trước phản ứng của chính quyền, lòng tự trọng bị tổn thương, nhân dân Việt Nam cắn môi chấp nhận nỗi nhục mất nước để chờ Đảng giải quyết, nhưng hãy nhìn lại xem họ đã làm những gì?

Vinh hạnh đón cướp vào nhà



Ngày 04 tháng 10 năm 2007 báo Thanh Niên Việt Nam đăng tin “Để trở thành người rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008”, phát động cuộc thi “Tự hào là người rước đuốc Olympic 2008”. Sẽ không có gì đáng nói vì với truyền thống mến khách, yêu hòa bình, người dân Viêt Nam sẵn sàng chào đón một ngọn đuốc Olympic đúng nghĩa, nhưng nhìn lại hành trình rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 được Trung Quốc công bố trước thế giới, nỗi nhục ngoại xâm, nỗi đau mất nước lại dâng trào lên mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam bởi Trung Quốc đã ngang nhiên rước đuốc qua Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam, Trung Quốc còn ngang ngược thể hiện rõ hình ảnh một phần máu thịt của biển đảo Việt Nam như là một phần lãnh thổ không thể tách rời khỏi lãnh thổ Trung Quốc.

Một lần nữa Trung Quốc đã động đến nỗi đau của nhân dân Việt Nam với lòng yêu nước nồng nàng, đã chà đạp lên lòng tự trọng của một dân tộc với 4000 năm Văn Hiến dựng nước và giữ nước!

Chắc chắn đã có một sự sắp đặt nào đó để lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, cả nước, cả dân tộc cùng vinh hạnh chào đón một “tên cướp ngang ngược nhất mọi thời đại” mặc dù đã biết rằng chỉ chốc lát nữa đây nó sẽ khoe khoang cái tài sản mà nó đã cướp được bằng cách dẫm đạp lên thân xác của hàng trăm chiến sĩ Việt Nam đã đánh đổi mạng sống của mình để bảo vệ danh dự cho dân tộc.

Ngoại trừ việc phải chấp nhận rằng Hoàng Sa đã là của Trung Quốc và sự hi sinh của hàng trăm chiến sĩ ngoài biển khơi là vô ích thì lương tâm của bất cứ người Việt Nam nào cũng phải có cùng một câu hỏi dành cho nhà nước Đảng quyền hiện tại: “Tại sao?...Tại sao lại như thế?...”

Và liệu rằng chúng ta có đủ cam đảm để chờ đợi một câu trả lời xác đáng của chính quyền, liệu rằng chúng ta có thể tin tưởng và giao phó vận mệnh, danh dự, đất đai của dân tộc cho một chính quyền đã từng bán đứng dân tộc của mình chăng?

Nhớ lại khi Mỹ đánh Irac, chính quyền đã cho phép Đoàn Thanh Niên biểu tình chống Mỹ, vậy mà giờ đây khi bọn trộm cướp vào nhà mình thì chính quyền lại huy động lực lượng chào đón cướp, lại chọn lựa những người “xuất sắc” và nổi tiếng nhất đại diện cho cả quốc gia cầm đuốc soi đường cho cướp vào tận nhà, một sự trớ trêu mà chắc chắn rằng Đức Thánh Trần Hưng Đạo không bao giờ có thể nghĩ đến con cháu Ông sau này có thể làm một việc nhu nhược đến hèn hạ như thế! Nhà tiên tri lỗi lạc Nguyễn Bỉnh Khiêm không thể nào tin được một dân tộc chống ngoại xâm bất khuất lại có thể điên rồ như thế, cho dù chính Ông có tiên đoán ra đi nữa!

Một tương lai tăm tối

Hãy thử tưởng tượng nếu Trung Quốc chiếm trọn Hoàng Sa, Trường Sa và thôn tính Biển Đông thì điều gì sẽ xẩy ra? Việt Nam sẽ mất khoảng 1 triệu km2 tức gấp ba lần diện tích đất liền hiện tại, toàn bộ tài nguyên khoán sản trong những khu vực có trữ lượng dầu khí lớn nhất thới giới chưa khám phá ra sẽ về rơi vào cái túi không đáy của Bắc Kinh, toàn bộ hải sản và các tài nguyên khác cũng chịu chung số phận. Đó là chưa kể những mối nguy hại về chính trị, quân sự, một tuyến đường biển quan trọng vào bậc nhất thế giới sẽ do Trung Quốc kiểm soát, toàn bộ bờ biển miền Bắc, Miền Trung và một phần lớn Miền Nam Việt Nam bị cô lập với thế giới bên ngoài.

Hiện nay dầu mỏ đang chiếm đáng kể tổng thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, chỉ riêng năm 2007 vừa rồi xuất khẩu dầu thô đạt 15,3 triệu tấn đem về cho ngân sách quốc gia tới 8,6 tỉ USD chiếm tới gần 18% tổng giá trị xuất khẩu của cả năm. Trong tương lai với đà tăng giá của xăng dầu và nhu cầu năng lượng rất lớn nên dầu mỏ vẫn là một trong những sản phẩm quan trọng nhất đối với nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam sẽ không ngoại lệ.

Sẽ là một thảm cảnh cực kỳ tồi tệ cho dân tộc khi hàng tỉ tấn dầu dưới những vùng hải đảo thiêng liêng của chúng ta rơi vào tay Trung Quốc. Nếu chúng ta gìn giữ được đất đai của cha ông để lại thì số tiền được đánh đổi từ dầu thô đó sẽ giúp được hàng chuc triệu người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo, sẽ xây được hàng triệu bệnh viện và trường học, sẽ xây được hàng trăm ngàn căn nhà cho những những dân Việt Nam vất cả cả đời mà không mua nổi một căn nhà, sẽ thành lập được biết bao nhiêu viện dưỡng lão và trung tâm từ thiện để những cụ già, em nhỏ không phải dầm mưa dãi nắng đi ăn xin ở khắp các phố phường và còn nhiều nhiều nữa những nạn nhân của bão lụt, thiên tai, dịch bệnh được hỗ trợ qua cơn hoạn nạn.

Liệu những người ngồi ở cái ghế cao nhất đang nắm giữ vận mệnh của cả dân tộc có biết điều này chăng? Liệu hai triệu Đảng viên Cộng Sản đang lãnh đạo đất nước này có thấu hiểu được thảm cảnh này chăng? Và những người tham gia chào đón ngọn đuốc Olympic đã bị chính trị hóa bởi một chính quyền độc tài bá quyền có hiểu được họ đang dẫm đạp lên danh dự của tổ quốc, đang thờ ơ với nỗi đau của dân tộc, đã quay lưng lại với hàng triệu người Việt Nam đã đánh đổi xương máu để giữ gìn non sông của cha ông chăng? Còn chúng ta! Sau khi đọc những dòng này chúng ta sẽ phải gì để cứu vãn chút ít danh dự cho tổ quốc trước khi làm được những việc lớn lao hơn?

“Mang trong mình dòng máu rồng tiên,
Mà sao không dám ngước mặt nhìn thiên hạ? “

Hãy dành tất cả những câu hỏi trên cho lương tri của người Việt Nam lên tiếng!

Thái Hà và Tòa Khâm Sứ

Tại sao có những vấn đề tranh chấp đất đai như Tòa Khâm Sứ và Thái Hà?

Để trả lời câu hỏi này, khá mất nhiều thời giờ, vì phải lục lại tài liệu của 50 năm trước. Đó là thời kỳ "Cải tạo Công Thương Nghiệp Tư Bản Tư Doanh" diễn ra ở miền Bắc những năm, từ sau vụ Nhân Văn - Giai Phẩm 1958 đến sau Đại Hội Đảng Lao Động Việt Nam tháng 9-1960.

Hiện nay tôi chỉ kể lại những gì tôi còn nhớ khi nghe ông nội tôi, rồi đến cha tôi kể lại và hiện nay cụ vẫn đang theo đuổi đơn từ một cách khốn khổ để đòi lại những gì mà nhà nước đã cướp đoạt.

1/ Năm 1959 ở Hà Nội, Đảng tung ra chính sách "cải tạo nhà cửa", nhưng không hề có một văn bản pháp luật nào. Thậm chí có nhiều chủ trương không có cả văn bản mà chỉ là những chỉ thị mồm! Theo đó phàm những ai có sở hữu diện tích nhà trên 120m2 là thuộc diện "tư sản nhà cửa" cần phải "cải tạo" có nghĩa là sẽ bị tước đoạt, nhưng dưới mỹ từ "giao qua nhà nước quản lý".

2/ Thời kỳ "cải tạo" kéo dài trong vòng 6 tháng đầu năm 1959. Khi đó ông nội tôi kể lại rằng hàng ngày, cán bộ cải tạo đến nhà ám từ 8h sáng đến 8h tối. Mục đích chỉ là tra khảo xem có bao nhiêu tài sản, nhả cửa, cất dấu ở đâu và đe dọa phải kê khai bằng hết và "giao qua nhà nước quản lý" để được "xuống thành phần". Hồi đó lý lịch mà khai trong mục thành phần gia đình là "tạch tạch sè" (tiểu tư sản) là đã đủ chết rồi, huống chi lại là "tạch sè" (tư sản) thì không ngóc đầu lên nổi.

Trong không khí khủng bố như vậy, hầu hết các nhà tư sản đều lo âu, hoảng sợ. Nhiều người tự vẫn hoặc uất ức sinh bệnh mà chết hoặc chưa chết ngay cũng bị đầy ải, o ép, thân tàn ma dại, chết dần chết mòn... Con cái của họ thì bị trù dập không được học hành đến nơi, đến chốn, bị kỳ thị vì có lí lịch Tư Sản, hoặc đã chót học rồi thì khi ra trường bị "đày lên rừng"...

Vì thế nhiều nhà tư sản (mà ngay nay Đảng ta đổi giọng gọi là "những người thành đạt") không chịu nổi sức ép này đành nhắm mắt xuôi theo thời cuộc ký vào cái giấy in sẵn mà ngày nay người ta gọi là "giấy hiến nhà"!

Đây chính là tài liệu tuy không phải là giả nhưng rõ ràng không thể coi là hợp pháp, vì nó được ký ra trong tình trạng o ép khủng bố nạn nhân, không khác gì bạn đang đi xe máy mà bị tên cướp dí súng vào lưng bắt ký giấy nhượng lại chủ quyền chiếc xe cho tên cướp!

Tuy nhiên hình như Đảng cũng có một sơ hở: đó là không đòi những giấy tờ văn tự, liên quan đến việc sở hữu hợp pháp căn nhà mà Đảng vừa "quản lý"? Hoặc giả cũng có thể các cán bộ nghĩ rằng "nắm được căn nhà là nắm đằng chuôi, xá gì mấy cái thứ giấy tờ của chế độ cụ đã bị đánh đổ"?

Đó chính là một trong những nguyên nhân gây ra những rắc rối trong việc chứng minh quyền sở hữu bất động sản sau này.

Ai là người sở hữu thực sự bất động sản khi người thì nắm giấy tờ văn tự, được cấp hợp pháp dưới chế độ cũ, kẻ thì nắm tờ khai "hiến nhà" được làm ra một cách bất hợp pháp dưới chế độ mới?

3/ Tuy nhiên tất cả những bất cập này đều bị chìm nghỉm trong cơn giông bão của thời cuộc. Sau cuộc "đánh tư sản" 1960. Suốt mấy năm đầu, hiển nhiên, tuy tuy tiếc của, nhưng không nhà tư sản nào dám ho he, vì giữ được mạng sống, được Đảng ta nhân đạo "cải tạo trong hòa bình" đã là phúc lắm rồi, còn đòi gì nữa?

Rồi 1965 - 1975 cả nước chìm trong khói lửa chiến tranh " chống Mỹ cứu nước".

Nhiều con cái các nhà tư sản được "gia ơn" gỡ bỏ thành phần Tư Sản, cho gia nhập quân đội để đánh Mỹ. Sau 1975, nhiều người được huân chương "chống Mỹ cứu nước". Nước đã được cứu, nhưng nhà thì tan! Giờ đây ngôi nhà của bố mẹ họ đang ở trở thành nhà của nhà nước. Nhiều người không được vào chính căn nhà của mình hồi niên thiếu, mà nếu lạng quạng còn bị cho là ăn cắp (cảnh cười ra nước mắt trong phim Mùa Ổi của Đặng Nhật Minh).

4/ Trong những năm 1978 - 1983 còn tiếp tục chính sách "đánh tư sản" ở miền Nam và "tư sản mới ở miền Bắc" thường gọi là "tài sản bất minh". Cũng vẫn những chiêu bài gần như cũ, nghĩa là tịch thu nhà riêng để "phục vụ lợi ích công cộng"! (như hợp tác xã, trường học, nhà trẻ, hoặc công viên, như vụ Tòa Khâm Sứ!). Rồi những căn nhà thủa "cải tạo nhà cửa" được dùng cho những mục đích rất đẹp "vì lợi ích công cộng" ấy dần dần biến thành cửa hàng, chốn ăn chơi, và cuối cùng... úm ba la... nó trở thành tài riêng của một vị chức sắc nào đó trong thành ủy!

Đó chính là qui trình phù thủy: "Đảng lãnh đạo, Nhân Dân làm Chủ, Nhà Nước Quản Lý" và "sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý".

Thoạt đầu nó được biến từ của riêng thành của công với mục đích rất tốt đẹp, không ai cãi được, nhưng sau cùng nó lại biến trở thành của riêng, nhưng đổi chủ!

5/ Chính vì thế những năm cuối 1980 (sau chính sách Đổi Mới 1987, quay lại kinh tế Tư Bản) hiện tượng khiếu nại, kiện cáo đòi lại chủ quyền nhà đất đã bị nhà nước tước đoạt trong các chính sách đánh tư sản trước kia, ngày càng nở rộ và trầm trọng đến độ sau đại hội Đảng 7 , nhà nước phải có nghị quyết 297 (tháng 7.1991) qui định (vắn tắt 2 ý chính):

a/ Các bất động sản đã bị nhà nước quản lý thời cải tạo XHCN sẽ trờ thành tài sản của nhà nước.

b/ Chỉ riêng các bất động sản tuy thuộc diện nêu trên nhưng đến ngày 1.7.1991 mà nhà nước không quản lý, không bố trí sử dụng thì nhà nước công nhận quyền sở hữu của chủ nhà.

Kể từ 1992 phong trào khiếu nại, khiếu kiện về nhà đất thực sự bùng nổ trở thành một làn sóng ngầm suốt 16 năm qua, nhưng hầu như không thể hiện ra bên ngoài cho suôt đến tận những năm đầu thế kỷ 21.

Chính vì bị "chiếu tướng" như vậy nên đến năm 2003 Đảng phải chỉ đạo Quốc Hội ra Nghị Quyết 23 nhằm "xóa cờ " (cách nói của những dân oan đi khiếu kiện về nhà đất").

Mấy dòng " lược sử" về Nhà Đất như trên hy vọng rằng sẽ trả lời cho thắc mắc của bạn congnhan21 "Nhưng tại sao lại không đòi từ cách đây mấy chục năm"?

Ðiều 1 của Nghị Quyết 23/2003/QH11 do Chủ Tịnh Quốc Hội Nguyễn Văn An ký ngày 26 tháng 11 năm 2003

Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1 tháng 7 năm 1991.

Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất.

Trích đoạn Hồi Ký "Làm người là khó" của Đoàn Duy Thành, nguyên bí thư thành ủy Hải Phòng, phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng (tương đương như Phó thủ tướng).

Trong khi đó bất ngờ ở Hà Nội có chỉ thị “Z30” rất mật, tịch thu nhà từ 2 tầng trở lên, bất kể to nhỏ, trị giá bao nhiêu. Chỉ thị “Z30” không được phổ biến cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ có chỉ thị bằng “miệng”. Hải Phòng cũng được 1, 2 đồng chí Bộ Chính trị nhắc nhở rằng Hà Nội làm trước, Hải Phòng theo Hà Nội mà làm. Bên Sở công an cũng được mấy đồng chí Thứ trưởng nhắc Giám đốc Sở Công an Hải Phòng triển khai, đề nghị Thành uỷ thông qua chủ trương cho làm...

Tôi triệu tập Ban Thường vụ Thành uỷ để bàn việc này. Tôi đề nghị mọi người suy tính thật kĩ mọi mặt, vì vấn đề này liên quan đến pháp luật, không thể tùy tiện tịch thu nhà của dân được, nếu họ không phạm pháp. Hải Phòng cần đợi chỉ thị chính thức bằng văn bản của Trung ương hoặc Chính phủ sẽ làm cũng không muộn. Mà tiến hành cũng phải có phương pháp. Trung ương chỉ thị rõ nguyên nhân tịch thu... mới tiến hành được.

Tôi trực tiếp lên Hà Nội xem việc tịch thu một số nhà. Tôi thấy chẳng khác gì Cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất còn đấu tố rồi mới tịch thu, nhưng Z30 chỉ đọc lệnh là tịch thu, bốc cả gia đình gia chủ lên xe đi ở chỗ khác. Tôi đi 3 lần xem được 3 nhà. Tôi đến Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ xin xem chỉ thị Z30. Hoá ra chẳng ai biết cả và tỏ vẻ giữ bí mật, thái độ người được tôi hỏi cũng sợ sệt, e dè nói “nước đôi”, không bảo làm, cũng không bảo không! Tôi thấy rất lạ lùng. Đang thời buổi hoà bình xây dựng, mọi người đang phấn khởi làm ăn, cớ sao lại có việc làm “kì lạ” này? Nhất là tôi thấy tận mắt một gia đình bị tịch thu, cả nhà đội khăn tang bị đẩy lên xe, khóc sướt mướt...

Về đến Hải Phòng tôi lại thấy dân chúng xao xuyến lo sợ. Nhiều người chạy đến Bí thư Thành uỷ hỏi han... Còn những gia đình đang xây dựng thì dừng lại không xây, hoặc thu nhỏ lại, định xây 2 tầng thì rút còn 1 tầng thôi v.v... Ngày nay, khi tôi đi từ Hải Phòng sang Kiến An, tôi vẫn thấy buồn phiền về “Z30” đã làm cho con đường này mất đẹp. Nhà cửa hai bên, xây dựng thời kì “Z30”, không xứng với con đường mở rộng!

Tại các cuộc Hội nghị lớn của Thành phố, tôi nói: “Đây là vấn đề quyền công dân, thành phố sẽ không làm việc này với bất kì gợi ý của ai. Chỉ khi có chỉ thị chính thức, đóng “dấu son” búa liềm, hoặc dấu Quốc huy, thì Hải Phòng sẽ thực hiện nghiêm chỉnh”...

Dư luận sức ép 4 phía với Hải Phòng. Thành phố Hồ Chí Minh điện ra hỏi: “Hải Phòng có làm không?”. Tôi trả lời: “Đợi chỉ thị chính thức”. Trong khi đó Hà Nội đã lịch thu tới 105 nhà. Có những đồng chí phê bình Giám đốc Sở Công an Hải Phòng mất lập trường, mất quan điểm, vì đồng chí Giám đốc Sở Công an Hải Phòng trả lời: “Hải Phòng chưa làm, vì Hải Phòng có cách làm khác...”.

Điều đáng buồn là bác Nguyễn Văn An, người ký Nghị Quyết 23/2003/QH11, lại là người hiểu rất rõ những sai lầm và bất công trong cácchính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đó:

Câu chuyện “Z30” 25 năm trước - Bài 1: Bàng hoàng vì chỉ thị miệng
04-03-2008 22:26:36 GMT +7
BÙI HOÀNG TÁM

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, năm 1982 khi làm bí thư tỉnh ủy Hà Nam Ninh đã không cho thực hiện Chỉ thị Z30 tại tỉnh. Lúc đó có lệnh miệng từ trên: tịch thu tài sản những gia đình có nhà hai tầng trở lên!

Trở lại “sự kiện Z30” chúng tôi muốn nhìn lại sự ấu trĩ của một thời để càng hiểu thêm giá trị to lớn của đổi mới và cùng nhau rút ra những bài học thấm thía.

Câu chuyện “Z30” xảy ra vào thời khắc lịch sử đêm trước đổi mới. Trong một lần trò chuyện với nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, khi xảy ra sự việc là bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Ninh, chúng tôi bất ngờ biết đến câu chuyện này.

Mật lệnh

Vào một ngày giữa năm 2006, Chủ tịch Nguyễn Văn An cho gọi tôi đến Văn phòng Quốc hội - 37 Hùng Vương. Chỉ sau mấy tiếng gõ nhè nhẹ rụt rè của tôi, ông xuất hiện ngay sau cánh cửa. Nụ cười hào sảng, cái nắm tay ấm và chặt của ông đã khiến sự e dè của tôi biến mất. Hôm đó, ông đã kể cho tôi khá tường tận về lý do vì sao khi còn làm bí thư tỉnh ủy, ông đã không đồng ý cho tỉnh Hà Nam Ninh thực hiện Chỉ thị Z30.

Năm 1982, Nguyễn Văn An khi đó mới 45 tuổi, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và nhận nhiệm vụ bí thư tỉnh ủy Hà Nam Ninh. Ngày đó, Hà Nam Ninh là một tỉnh rộng, gồm các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình sáp nhập lại nên đất rộng, dân số rất đông. Thời điểm ấy, bị cô lập do chính sách cấm vận của Mỹ cùng những non kém, sai lầm trong quản lý của ta, kinh tế gần như kiệt quệ, đời sống nhân dân cả nước vô cùng khó khăn. Tiếng là thành phố công nghiệp nhưng đa số người dân Nam Định sống dựa vào nghề nông. Ngay ở Nhà máy Dệt Nam Định, niềm tự hào của nền công nghiệp và ngành dệt thì máy móc cũng quá cổ lỗ, dây chuyền lạc hậu và thiếu nguyên liệu trầm trọng. Hàng ngàn cán bộ, công nhân trong tình trạng thất nghiệp triền miên. Công nghiệp đã vậy, thương mại thì lưu thông trì trệ, luôn tạo ra sự độc quyền, đặc lợi cho một số người vì nạn ngăn sông, cấm chợ ở hầu hết các địa phương. Cơ chế hợp tác xã đánh kẻng, chấm công trở thành một gánh nặng đè lên vai nông dân. Năng suất lúa suy giảm, ruộng đất bị bỏ hoang. Các chương trình đánh bắt cá ven biển èo uột và thường xuyên thất bại.

Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn An hiểu rằng bây giờ không phải là lúc ngồi vạch ra những ý tưởng viển vông với nhà máy to, công trường lớn mà con đường thoát đói nghèo cho mảnh đất này là phải ngay lập tức chỉnh đốn nông nghiệp. Vì vậy, nhiều chính sách “cởi trói” cho nông dân đã được tỉnh “vụng trộm“ ban hành, đời sống nhân dân trong tỉnh tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang từng bước được cải thiện.

Giữa lúc công việc bước đầu có chiều thuận lợi thì một buổi chiều, ông An nhận được công văn từ Công an thành phố Nam Định gửi sang trình bí thư tỉnh ủy duyệt phương án kiểm tra hành chính và tịch thu tài sản bất minh. Kèm theo công văn là một bản danh sách gồm hơn 200 gia đình nằm trong diện phải ra quyết định tịch thu tài sản. Tiêu chí để lập danh sách là những đối tượng có nhà từ hai tầng trở lên và được xếp thứ tự ABC.

Mới nhìn qua bản danh sách, Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn An tái mặt. Sao lại có chuyện vô lý thế này? Để có tiền xây căn nhà tránh mưa, tránh nắng, người dân phải trả bằng biết bao mồ hôi, công sức với khoảng thời gian nhiều khi đằng đẵng cả chục năm trời. Thế mà giờ đây lại có lệnh tịch thu tài sản của họ là cớ gì? Để kiểm chứng lại những suy nghĩ của mình, ông An đã yêu cầu văn phòng lục tài liệu để tìm xem từ trước đến nay có văn bản pháp luật nào quy định về việc này hay không nhưng tuyệt nhiên không thấy có.

Buổi sáng xám

Ông An bèn gọi điện thoại sang ông giám đốc công an thành phố:

- Tôi đã tìm hiểu rất kỹ và được biết từ trước đến nay, Đảng và Chính phủ chưa bao giờ có chỉ thị dạng như thế này. Bên các anh lấy văn bản này ở đâu ra vậy?

- Dạ, cái này do cấp trên chỉ đạo ạ! - ông giám đốc công an thành phố trả lời.

- Cấp trên là cấp nào? Cụ thể là ai chứ? Sao không đưa ra bàn ở cấp ủy?

- Báo cáo anh, đây là chỉ thị vào hàng tuyệt mật của trung ương nên không thể đưa ra bàn ở cấp ủy được. Vả lại, Hà Nội và một số địa phương đã cho triển khai rồi ạ!

Ngẫm nghĩ một lát, ông An nói:

- Để tôi trực tiếp lên Hà Nội xem xét tình hình và tìm hiểu cụ thể. Từ giờ đến khi tôi về, các anh phải “án binh bất động” đợi lệnh tôi - ông An chỉ đạo.

Suốt đêm đó, Nguyễn Văn An không tài nào chợp được mắt. Tính đi tính lại, nghĩ tới nghĩ lui nhưng ông vẫn không hiểu vì sao lại có cái chỉ thị miệng kỳ lạ này. Tờ mờ sáng hôm sau, ông An gọi lái xe đến đón. Để kiểm chứng cảm xúc của mình, trước khi lên đường đi Hà Nội, ông yêu cầu lái xe chạy một vòng quanh thành phố Nam Định. Ngắm những dãy nhà lúp xúp chen chúc nhau ở các khu phố Trần Hưng Đạo, Hàng Đồng, Hàng Thiếc, Hàn Thuyên, Cổng Hậu..., ông không khỏi chạnh lòng. Trưởng thành từ một công nhân điện, lăn lộn cùng cơ sở, gắn bó với đồng ruộng nhiều năm rồi mới trở thành người lãnh đạo cao nhất của một tỉnh, ông quá hiểu sự vất vả, gian nan của người dân quê hương ông. Những con người cần kiệm và thông minh nhưng vẫn đang phải sống vật lộn cùng nghèo khổ... Thế mà giờ đây ông đang phải đối mặt với một việc cực kỳ khó khăn: Ký lệnh đồng ý để các cơ quan công quyền tịch thu tài sản của người dân mà không cần tòa án và cũng không có bất cứ một bằng chứng nào để có thể khẳng định đó là tài sản bất minh. Ông chợt rùng mình khi nghĩ đến bản danh sách hơn 200 hộ nằm trong diện này, “Rồi họ sẽ ra sao khi bị tịch thu nhà cửa, tài sản?”.

Ôtô chở ông đến Hà Nội khi trời chưa sáng rõ mặt người, các công sở cửa còn đóng im ỉm. Lân la các khu phố, ông được biết Hà Nội đã triển khai chỉ thị này từ mấy hôm nay và tình hình rất xấu. Ông còn nghe nói có gia đình cả nhà thắt khăn tang, bị tống lên xe, kêu khóc ầm ĩ...

Ông đến Văn phòng Trung ương Đảng cũng là lúc các phòng ban đã bắt đầu làm việc. Ông định vào thẳng để hỏi cho ra nhẽ nhưng lại thôi vì nghĩ mình là cán bộ trẻ, mới nhậm chức chưa lâu nên cũng có phần e ngại. Đi dò hỏi các phòng, ban người thì bảo nên làm, người lại bảo không, chẳng ai có ý kiến gì khẳng định. Thấy không kết quả, ông cho xe về Nam Định.

Con đường từ Hà Nội về Nam Định. Nguyễn Văn An hoang mang không biết nên xử trí thế nào cho phải. Nếu không ký quyết định triển khai thì biết đâu lại làm trái chỉ đạo, mà ký thì không có cơ sở pháp luật. Đã không ít lần ông tự nhủ “Các nơi đã làm rồi, hay mình cũng triển khai cho xong?”. Thế nhưng lần nào cũng vậy, cứ nghĩ đến đấy là hình ảnh người dân lam lũ lại hiện lên trong tâm trí ông...

Nguồn : http://www.x-cafevn.org

Có lẽ nhiêu đây theo mình đã có thể nói lên bản chất của vấn đề . Ai muốn tranh luận cùng ????? cứ post bài và mình sẽ trả lời trong khả năng của mình

Kenny : không biết với những bài đó có thể nói lên quan điểm đúng sai được chưa nhĩ?

Nếu mấy bạn gặp trở ngại gì trong khi truy cập vào những trang mà tôi đưa thì làm ơn tắt pm mình , mình sẽ cung cấp bài viết về vượt tường lửa để các bạn có thể truy cập vào

Riêng bản thân mình thì mình xin phép được nói điều này . Mình không theo Công Giáo , nhưng mình đứng trên một cơ sở lập trường và khách quan để nhân định vấn đề . Nếu sự lập trường và khách quan ấy có điều sai sót thì kính mong tất cả các bạn hãy đóng góp cho mình để có những suy nghĩ chính chắn và đúng đắng hơn

Thân all
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top