Buổi giao lưu về thiên văn và học tập nghiên cứu thiên văn ở nước ngoài

haianh_zeee

New Member
:-t

Nhân dịp anh Nguyễn Lương Quang, nghiên cứu sinh tiến sĩ thiên văn vô tuyến tại Viện thiên văn thuộc Trung tâm nguyên tử Saclay, Pháp, về Việt Nam trước khi sang Đài Loan dự hội nghị thiên văn vô tuyến quốc tế. CLB Thiên Văn Nghiệp Dư TP.HCM sẽ tổ chức buổi giao lưu với anh Nguyễn Lương Quang qua chuyên đề về thiên văn và cơ hội học tập nghiên cứu thiên văn ở nước ngoài.

Bên cạnh đó sẽ là nội dung giao lưu với anh Vũ Trọng Thư, trưởng dự án chế tạo vệ tinh F1, vệ tinh nhân tạo của Việt Nam về thông tin mới của dự án đang được tiến hành.

Cuối buổi giao lưu CLB thiên văn nghiệp dư TP.HCM sẽ giới thiệu với các bạn các cách quan sát nhật thực an toàn để chuẩn bị cho nhật thực ngày 22/7 sắp tới đây.

Địa điểm: Hội Trường Viện Vật Lý TP.HCM. Số 1 Mạc Đỉnh Chi, Quận 1, TP.HCM

Thời gian: 8h00 sáng thứ 7, 6/6/2009
Vào cửa tự do

Nội dung chương trình:
8h00 - 9h00: giao lưu với anh Vũ Trọng Thư
- Dự án chế tạo vệ tinh nhân tạo F1 của FPT
- Các kiến thức về công nghệ vũ trụ
9h00 - 11h00: giao lưu với anh Nguyễn Lương Quang
- Sự hình thành của các ngôi sao và đám mây phân tử.
- Sơ lược qua vệ tinh thiên văn Planck và Herschel (vừa được đưa vào quĩ đạo) và các dự án khoa học.
- Cơ hội học tập thiên văn miễn phí tại Châu Âu.
11h00-11h30: Hướng dẫn quan sát Nhật Thực

CLB mong được sự góp mặt của các thành viên và những người yêu thiên văn trong buổi giao lưu hết sức thú vị này.

Liên Hệ:
Nguyễn Anh Tuấn: 0989.071359

Thông tin thêm về anh Nguyễn Lương Quang:
- Hiện đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ thiên văn vô tuyến tại Viện thiên văn thuộc Trung tâm nguyên tử Saclay, Pháp. Trung tâm Saclay là một trong những trung tâm thiên văn lớn nhất của nước Pháp và cả châu Âu. Tại đây các nghiên cứu được thực hiện bao gồm lý thuyết, mô phỏng toán học và quan sát sự hình thành của các hành tinh, ngôi sao, thiên hà, cấu trúc lớn của vũ trụ... Bên cạnh đó viện còn có một bộ phận chuyên nghiên cứu và phát triển các thiết bị nghiên cứu thiên văn: kính thiên văn vô tuyến, vệ tinh thiên văn vô tuyến, hồng ngoại, XRAY...

- Anh Nguyễn Lương Quang đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại Học Paris 7 và là thành viên của nhóm nghiên cứu sự hình thành của các ngôi sao tại Viện Saclay. Nhóm nghiên cứu hiện tại đang có có các dự án liên quan đến kính thiên văn không gian Herschel của Châu Âu vừa được phóng lên vào tháng 5 này. Nhóm chịu trách nhiệm 2 dự án quan trong của Herschel: HOBYS và GOUDBT Belt nghiên cứu một cách có hệ thống sự hình thành của các ngôi sao có khối lượng nhỏ (~1 khối lượng Mặt Trời) và sao có khối lượng cực lớn (>10 khối lượng Mặt Trời. Bên cạnh đó nhóm còn sử dụng kính thiên văn vô tuyến IRAM 30m của Tân Ban Nha và giao thoa kế PdBI (Pháp) để xem xét mối liên hệ giữa các đám mây phân tử và sự hình thành của các ngôi sao có khối lượng cực lớn.

Thông tin thêm về dự án vệ tinh nhân tạo F1:
- Dự án chế tạo vệ tinh F1 của công ty FPT với mục tiêu chế tạo vệ tinh nhân tạo của Việt Nam ở cấp độ vệ tinh Nano (khối lượng từ 1kg đến 10kg) sẽ phóng vào quĩ đạo vào năm 2010. Hiện nay dự án đang được triển khai và rất hoan nghênh những bạn có cùng đam mê về không gian vũ trụ, chế tạo robot, nghiên cứu khoa học… cùng tham gia thiết kế và chế tạo vệ tinh.
Các tin tức về dự án được cập nhật tại http://wiki.svfpt.net

Nhật thực một phần tại Việt Nam vào sáng 22/7/2009
Vào sáng 22/7/2009, sẽ diễn ra nhật thực toàn phần với dải quan sát toàn phần bắt đầu từ Ấn Độ, sau đó đến các nước Nepal, Bhutan, Myanmar, Trung Quốc rồi tiếp tục vượt ra ngoài Thái Bình Dương. Việt Nam nằm ngoài dải này nên chỉ quan sát được nhật thực một phần, với độ che phủ của Mặt Trời hơn 60% ở các tỉnh phía bắc và chỉ khoảng 20% ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam.
Quan sát được nhật thực cần phải có các phương pháp để bảo đảm an toàn cho mắt. CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM sẽ giới thiệu các phương pháp quan sát nhật thực tại buổi giao lưu này
__________________

mong mod hay admin của mục này xoá giùm vì đã có một bài trùng của thành viên huynh_ngọc_long_88
 
Top