Trượt dài vì…game

[ẹc]

...
Staff member
Mỗi khi nhìn thấy hoa sưa ở tượng đài Lênin trên đường Điện Biên Phủ (Hà Nội) khoe sắc trắng, tôi lại nhớ đến một "game thủ" - Người đã phải trả giá cho hành vi phạm tội điên cuồng và rồ dại bằng bản án tử hình. Người này từng háo hức khoe với tôi khi khám phá ra vẻ đẹp của hoa sưa. Trong trẻo là thế nên chẳng thể ngờ, người như vậy lại phạm tội ác tày trời. Và mới đây, vụ án mạng ở Hải Dương cũng do một "game thủ" gây ra khiến xã hội bàng hoàng.​
1. Theo thông tin trên các báo, kinh doanh trò chơi trực tuyến (game online) đang là ngành nghề hấp dẫn. Lĩnh vực này hiện đang thu hút 15 doanh nghiệp tham gia với 45 trò chơi đã phát hành. Cũng phải thôi, không thể đứng ngoài thời cuộc và thị hiếu của xã hội, tôi chấp nhận nghĩ vậy mặc dù không phải là tín đồ lẫn thiện cảm với game.
Không thể đổ hết tội cho những người đã tung ra những trò chơi thu hút hàng triệu người tham gia bởi họ là dân kinh doanh. Cái gì thiên hạ cần thì họ cung cấp, miễn sao không vi phạm pháp luật. Mà pháp luật cũng cho phép và ràng buộc bằng Thông tư 60 ngày 1/6/2006 về "Quản lý trò chơi trực tuyến".
Trách là trách những ai không "quản lý" được mình để sa đà vào thế giới ảo, để rồi lú lẫn và điên rồ khi đang ở thế giới thực; trách những bậc phụ huynh "ban" cho con quyền tự do thái quá; trách cả những chủ quán game, vì lợi nhuận bất chấp giờ giấc, sẵn sàng bật máy 24/24h để những con thiêu thân điên cuồng bắn, giết trên thế giới ảo.
Và đầy đọa bản thân bằng những cơn khát cháy họng, đói quặn ruột gan. Còn nhà sản xuất ư? Họ đã tung ra những trò chơi để thiên hạ giải trí và càng nhiều người tham gia, thành công của họ càng lớn. Cũng bởi là người sáng tạo ra các trò game nên họ cũng là người "giúp" người chơi lách quy định không được chơi quá 5 giờ liên tục theo quy định của pháp luật bằng chiêu hết thời gian quy định, "game thủ" thoát ra, rồi vào lại mà thành tích của phần chơi trước vẫn được giữ nguyên.
Thế mới biết, lương tâm của nhà sản xuất game đóng vai trò tối quan trọng, nếu chỉ đặt lợi ích cá nhân lên trên hết thì họ biến những "game thủ" thành những con thiêu thân và thu lợi. Để các nhà sản xuất game không vượt quá giới hạn rất cần tài năng của người quản lý.
Nếu họ thực sự có năng lực, sẽ không để nhà sản xuất vượt rào. Bằng không, đành phó mặc cho cái gọi là lương tâm của nhà sản xuất. Có một thực tế đáng buồn hiện nay, là một bộ phận những người trẻ đã và đang làm nô lệ cho game. Và sự trượt dài của họ là thực trạng đau xót.
2. Lạc vào lãnh địa game mới thấy mức độ nóng của nó. Người ta ăn ngủ cùng game; người ta tốn tiền bạc, công sức cho game; người ta ném tương lai vào những cuộc chinh phục trong thế giới ảo… Ngõ 67, 211, 87 phố Lê Thanh Nghị hay ngõ Tự Do (phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng), đường Lương (Lương Thế Vinh, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân), khu Ao Sen (quận Hà Đông) là thánh địa game.
Đến đây vào bất kể giờ nào cũng thấy những cặp mắt chăm chú nhìn vào màn hình, những bàn tay thuần thục điều khiển chuột. Mà khách hàng của những quán game này đều là những cao thủ cả, họ từng là hạt nhân của các trường THPT nên mới "vượt rào" trở thành sinh viên Đại học Bách Khoa, Kinh tế quốc dân, Xây dựng… Thế nên, trí tuệ của họ đâu phải loại xoàng, cộng với khả năng tinh nhạy của dân tự nhiên (học giỏi các môn tự nhiên) nên khả năng chinh phục trong các trận chiến oai hùng trên thế giới ảo tương đối khá.
Tôi tin chắc, bất cứ vị phụ huynh nào khi đi vào đây, thấy chi chít những bảng hiệu xanh đỏ với dòng chữ in đậm "Game", "PS II, III", "Võ Lâm truyền kỳ", "Mu", "Đột kích", "Audision", "Fifa online"… sẽ choáng váng trước sự bùng nổ dịch vụ ăn theo sinh viên. Và họ sẽ lo lắng và tức giận khi thấy con mình bị bủa vây bởi những thú tiêu khiển mà những người cơ hội đã chớp thời cơ nhằm vào đối tượng là trí thức trẻ đang trong thời điểm tối quan trọng của cuộc đời là trau dồi kinh sử.
Tôi từng tiếp cận với Hoàn (đã đổi tên), một sinh viên cá biệt bởi nhập học năm 2003 mà đến năm 2008, cậu ta vẫn là sinh viên năm thứ nhất. Năm 2003, Hoàn vào học Trường Đại học Bách Khoa với số điểm 23. Không thực xuất sắc nhưng học sinh trường quê mà đậu Bách Khoa là oách lắm.
Hoàn thuê nhà trọ ở phường Đồng Tâm với quyết tâm dùi mài kinh sử để đáp đền công ơn cha mẹ. Những ngày đầu, ngoài giờ lên lớp, Hoàn chỉ quanh quẩn trong phòng trọ với những giáo trình dày cộp. Để giúp Hoàn giải trí, những sinh viên năm cũ trong khu trọ đã lôi cậu ra ngồi quán nước, quán bi a, quán game…
Không ngờ, sau vài lần nhập cuộc, cậu ta mê game đến mức không dứt ra được. Nếu kết quả học tập của học kỳ I vào loại khá, thì học kỳ II Hoàn phải thi lại ba môn. Năm thứ hai, Hoàn xin bảo lưu kết quả để có thời gian sống cùng game. Rồi năm thứ ba lại bảo lưu và cả năm thứ tư cũng thế. Đến năm thứ 5, khi bạn bè cùng khoá rậm rịch đi xin việc, Hoàn mới tỉnh ra.
Những sinh viên bảo lưu kết quả học tập để được sống trọn vẹn cùng game như Hoàn không phải hiếm. Nó là thực trạng đáng buồn, phản ánh sự xuống dốc của những sinh viên trọ học xa nhà. Công an phường Đồng Tâm từng giải cứu một sinh viên bị chủ nợ bắt giữ để làm tin, ép gia đình trả nợ. 28 triệu là số tiền con nợ này vay để chơi game, cá độ bóng đá.
Khi con nợ này được cơ quan Công an giải thoát, phụ huynh của anh ta mới biết suốt hai năm liền con mình không một ngày ngồi trên giảng đường. Phần lớn phụ huynh đều tin tưởng con mình chăm chỉ học tập, và hằng tháng họ vẫn chu cấp đầy đủ tiền ăn, tiền học cho con. Chỉ khi sự thực phơi bày, họ mới biết sự trượt dốc của những đứa con mà mình đặt nhiều hy vọng.
3. Trở lại kỷ niệm buồn về người bạn đã phải trả giá đắt cho hành vi phạm tội của mình mà tôi nhắc đến ở trên để thấy rằng, hậu quả của việc chìm đắm vào thế giới ảo đến mức không kiểm soát được bản thân là hiểm họa đối với xã hội.
Với bản tính vốn dĩ hiền lành và vẻ bề ngoài không thay đổi của các "game thủ", những người xung quanh không bao giờ đề phòng. Chỉ đến khi người này gây án, cơ quan Công an tiến hành xác minh mới biết kẻ phạm tội là một "game thủ" quen "chiến đấu" trên mạng. Vụ trọng án đau lòng mới xảy ra tại Hải Dương, thủ phạm cũng là một nô lệ của game.
Khi chúng tôi có mặt tại Hải Dương, người dân vẫn không ngớt bàn tán. Vụ án kinh hoàng khiến nhiều phụ huynh giật mình. Họ buộc phải nhìn lại việc giáo dục, quản lý con của mình. Một vị cán bộ ở tỉnh này nói với chúng tôi, khi chưa tìm ra thủ phạm, ai cũng cầu mong kẻ thủ ác không như nhận định. Thế nhưng, sự thật phũ phàng lại không thể chối bỏ.
Mọi kẻ phạm tội đều phải trả giá. Nhưng có những người không có tên trong bản án cũng phải trả giá bằng sự đau đớn, dằn vặt, mặc cảm suốt đời. Đó chính là thân nhân của kẻ phạm tội. Với họ, khi ai đó nhắc đến từ game hay "game thủ", có cái gì đó như gai nhọn đâm vào họ. Để lảng tránh, họ phải đứng dậy.
Nhưng không phải lúc nào cũng cho họ sự thoái lui dễ dàng, họ buộc phải lắng nghe. Không bao giờ họ thoát ra khỏi sự ám ảnh cũng như cảm giác bị muôn con mắt nhìn vào như đang dè bỉu, bình phẩm.
Hiểu điều này vì tôi biết, bố mẹ, anh chị em của "game thủ" từng hồn nhiên khám phá hoa sưa đã phải khổ sở như thế nào để sống tiếp. Thế nên, tôi cũng biết rằng, những người ruột thịt của "game thủ" vừa gây án ở Hải Dương sẽ phải đối diện với những thách thức chưa lường hết, cảm giác mặc cảm và tự ti sẽ mãi đeo đẳng họ.
4. Tội phạm bắt nguồn từ game, một khái niệm xuất hiện cùng với sự bùng nổ của mạng Internet. Những vụ án có "yếu tố" game liên tục xuất hiện trên chuyên mục pháp luật của các báo điện tử. Cần tiền chơi game, phạm tội. Mâu thuẫn trên thế giới ảo, dẫn đến "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" ở thế giới thực. Chiếm đoạt "đồ" trên thế giới ảo, lừa đảo chiếm đoạt tiền ở thế giới thực… Tính chất các vụ án khá đa dạng, từ những vụ trộm cắp vặt đến cướp giật điện thoại di động, trấn cướp xe máy và cả án mạng.
Vụ trọng án mà thủ phạm là một cậu bé ở huyện Mê Linh, Hà Nội khiến dư luận bàng hoàng. Chỉ vì mấy cái nồi chẳng đáng giá là mấy, vậy mà mất cả một mạng người. Hay như vụ án ở huyện Thường Tín, một cháu bé vô tội trở thành nạn nhân của mấy cậu thiếu niên khoác áo "game thủ".
Nên lý giải thế nào đây? Từ việc giải trí, một nhu cầu thiết yếu của mọi cá nhân dẫn đến hàng loạt vụ phạm tội. Ngăn chặn thế nào, cấm game thì không thể được bởi không phải ai chọn game để giải trí đều trở thành kẻ phạm pháp cả. Nếu nói theo quy luật tự nhiên, ai vượt qua quy trình chọn lọc khắc nghiệt sẽ tồn tại thì không thể chấp nhận. Bởi lẽ, để ai đó được chọn lọc mà xã hội phải hứng chịu những hiểm họa khôn lường thì "học phí" quá đắt.
Đã "hạ độc" thì phải có thuốc giải. Đã nghiện thì phải cai, giống như ma tuý, mặc dù tỷ lệ cai thành công không nhiều nhưng những trung tâm cai nghiện của Nhà nước và cả tư nhân đều ra đời và đảm trách nhiệm vụ này.
Chúng tôi được biết, Trung tâm Văn hoá và Thể thao miền Nam đã mở lớp cai nghiện game. Trung tâm này đã đưa ra những dấu hiệu nhận biết "con nghiện": Không giới hạn; nói dối; hành vi kỳ quặc; say mê tốc độ; thất vọng; chồng chéo; thoát li thực tế; chi tiêu quá mức…
Thông thường, những người này thường có một trong những rối loạn như trầm cảm, sợ xã hội, rối loạn kiểm soát xung quanh, xa thực tế… Chiếu theo những dấu hiệu trên để nhận biết bản thân và người thân của mình đã nghiện game chưa. Nếu nghiện rồi, hãy đi tìm thuốc chữa trước khi quá muộn.
Tôi xin kết thúc bài viết ở đây bằng một câu chuyện cười, một người trẻ tuổi nọ tuyên bố sẽ vào rừng sâu đi tu. Anh này đã chuẩn bị cho mình tinh thần chỉ ăn rau rừng, uống nước suối. Thế nhưng khi có người nhắc, ở rừng sâu không có Internet thì anh sực tỉnh và không đi tu nữa.
Câu chuyện trên cho thấy, với nhiều người, mạng không dây là thứ tối cần thiết trong đời sống. Nhưng làm thế nào để không bị phụ thuộc nó một cách quá đáng và bị tính hữu dụng của nó biến thành nô lệ hay một kẻ phạm tội là vô cùng quan trọng. Hy vọng những thông tin trong bài viết nhỏ này sẽ như một lời nhắc nhở
reddot.gif

 

teachervinh

Bad Cutter
Ðề: Trượt dài vì…game

câu chuyện hay.........đây là một cuộc chiến đáng sợ chứ không phải đơn giản.............hy vọng các bạn marie không gặp phải điều này:banhbao18:
 

kyomibu

Ham Ăn
Ðề: Trượt dài vì…game

hjhj,chuyện này báo chí nói hoài,nhưng cái chính vẫn là ý thức của người chơi thoy,có nói 10000000000lần mà người ta nghiện game thì vẫn nghiện thoy.nên tham gia vào các clb đội nhóm(dòng sông xanh chẳng hạn) thì hay hơn ngồi cày game suốt ngày ở nhà,đúng ko??:banhbao32::banhbao32::banhbao32:
 

galord

Member
Ðề: Trượt dài vì…game

....Họ chơi game mà không biết thưởng thức!!....Một cách điên rồ như thế không xứng gọi là một game thủ .... Với lại đa phần bạn trẻ giờ thích chơi G-A-M-E O-L-I-N-E hơn nhiều.... Khái niệm off và on không khác nhau mấy .Cũng là game nhưng chính on khiến các bạn lao lực nhiều hơn những game off .... Hơn nữa việc bỏ chi phí LỚN cho một TRÒ CHƠI là điều NGU XUẨN hơ hết ...... Rất nhiều bài báo đã viết và bình luận nhưng liệu có lay động dc ??? Họ thật đáng thương và cũng thật đáng trách..... Dẫu sao thì Quan điểm "thi trượt vì game" ko thể ko đúng ....Và cuối cùng .... "Cuộc đời chúng ta là do ta quyết định chứ ko phải là nhân vật trong game" :union-33: :union-33:
 

sophia_moon

New Member
Ðề: Trượt dài vì…game

Game thì chơi để giải trí thôi....Moon có 2 bà chị nghện game phát thương...khuyên wài hem bỏ...Đã bỏ ra hàng chục triệu chỉ để mua quần áo trên game. thường thì con nhà jàu hay nghiện game áh:-q:-q:-q:-q
 

[ẹc]

...
Staff member
Ðề: Trượt dài vì…game

giàu có wá, ngưỡng mộ thật :banhbao32:
mà game online thì ko phải giàu mới chơi mà nghèo cũng chơi dzữ lém, tòan trộm cắp để có tiền chơi hem àh, giống như ma túy vậy đó.:-q
 

galord

Member
Ðề: Trượt dài vì…game

......Không biết khi nào nạn nghiện game không còn nhi? ....... Có lẽ là ......"KHÔNG BAO VỜ"...... Con người thì cứ sáng tạo ...... Có thể trong tương lai con người sẽ tạo thêm 1 khái niệm mới về giải trí ,mang tên gọi mới nhưng lấy cốt từ G-A-M-E ....... Tóm lại muốn kết thúc nghiện game thì chỉ khi END DAY:banhbao30::banhbao30:
 

Muppet

New Member
Ðề: Trượt dài vì…game

Game online là cái gì nhỉ ? À, là những cái game bỏ đi. Nhưng lại có những người chúi đầu vào chơi đến điên cuồng, chơi đến "quên mình" vì "Tổ Quốc", đem đổ cả đống tiền vào ba cái thứ vớ va vớ vẩn mà thật ra chả đáng một xu cắc bạc nào cả... Buồn cười thật
 
Top