Ấn tượng với clip phản ánh giáo dục bằng hoạt hình vẽ tay ♥

♥Gấu♥

NABPhương
Ấn tượng với clip phản ánh giáo dục bằng hoạt hình vẽ tay

“Trang phục gọn gàng sạch sẽ, cặp to hơn người. Kiến thức thì hỏi cái gì cũng thuộc làu làu mà IQ tăng không đáng kể, nghỉ hè thì cứ như là nghe chuyện cổ tích”.

Đó là một đoạn trong phần thuyết trình về chủ đề “Học quá tải ở học sinh cấp 1 và 2” của một nhóm sinh viên tham gia cuộc thi “Nét đẹp Sinh viên vì cộng đồng” năm 2011 gồm: Lê Hoàng Phương Thảo (ĐH Ngoại Thương cơ sở 2, TP.HCM), Phạm Thị Thu Giang (ĐH KHXH&NV TP.HCM), Phan Xuân Hào (ĐH Sư phạm Kỹ Thuật TP.HCM), Nguyễn Ngọc Thạch (ĐH Quốc tế TP.HCM).Áp lực của một thần đồng… dồn lên đôi vai TèoNhóm đã có một bài thuyết trình đầy ấn tượng với clip hoạt hình minh họa mang tên “Một ngày của Tèo” đầy sáng tạo và độc đáo do chính các bạn thực hiện với nội dung phản ánh khá chân thực sự bất cập trong áp lực học tập của học sinh tiểu học, với hình ảnh cậu học sinh Tèo “hết ngày này qua ngày khác, Tèo chỉ biết học, học và học.”Bằng trí tưởng tượng phong phú, nhóm bạn đã hình thành một thứ “hình mẫu” học sinh tiểu học trong tương lai với lời bình luận hấp dẫn và khôi hài: Cứ cái đà này “mô hình” học sinh tiểu học sẽ trở thành hiện thực. Theo đó: Ngoại hình của các em sẽ là: đầu to, chân tay nhỏ; mắt đeo kính. Trang phục: gọn gàng sạch sẽ, cặp to hơn người. Kiến thức: hỏi cái gì cũng thuộc làu làu mà IQ tăng không đáng kể, nghỉ hè thì cứ như là nghe chuyện cổ tích.


hinh-1.jpg

hinh-2-1.jpg
Hình ảnh cuả Tèo trong clip



Theo nhóm tác giả thực hiện clip này: Áp lực học tập đè nặng lên học sinh tiểu học không còn là vấn đề của riêng một lớp học hay một ngôi trường nào. Vấn đề này còn là sự quan ngại của các bậc phụ huynh “khi mà mỗi đêm họ lại phải thức tới khuya dù rất mệt, chỉ bởi vì đứa con nhỏ vẫn cặm cụi học”.
Cũng trong nội dung clip dễ thương, dí dỏm nhưng có nội dung xã hội, nhóm tác giả với góc nhìn của người trẻ đã thử tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề trên: thứ nhất, những chính sách cắt giảm chưa đúng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khiến “giảm tải” thành “quá tải” và vô tình tạo sức ép đến các trường học và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Số lượng tiết học bị cắt giảm khiến giáo viên không thể truyền tải hết kiến thức và áp dụng bài tập. Điều này đã dẫn đến tình trạng “chạy show” học thêm của đa phần học sinh. Thứ hai, có một nghịch lí là phụ huynh một mặt kêu ca chương trình học quá nặng, nhưng mặt khác luôn muốn rèn cho con thành “thần đồng” nên đã tự ý nhồi nhét thêm kiến thức cho con.Một nguyên nhân nữa chính là do yêu cầu của một xã hội trọng bằng cấp thái quá. Tất cả như một vòng lẩn quẩn mà trách nhiệm bị đùn đẩy cho nhau. Cuối cùng, chỉ có những đứa trẻ non nớt phải gánh chịu sai lầm từ người lớn.Điều những người trẻ muốn gửi gắmNgười đảm nhận chính việc vẽ và dựng clip này là Phương Thảo. Cô đã lấy ý tưởng từ hình ảnh cậu béRussell, nhân vật chính trong bộ phim Up của Walt Disney, để vẽ ra cậu học sinh Tèo “tội nghiệp” của Việt Nam. Chỉ là 1 clip ngắn nhưng đã tốn rất nhiều công sức và sự chuẩn bị từ phía nhóm tác giả thực hiện.Theo các bạn trẻ, vấn đề quá tải trong giáo dục tiểu học không phải lần đầu được nhắc nhưng việc giải quyết thì chưa thực sự đạt hiệu quả. Những giải pháp vội vàng lại càng làm cho tình hình trầm trọng hơn. Để giải quyết tận gốc rễ vấn đề, những người có trách nhiệm nên chấm dứt chuyện đổ lỗi cho nhau, mà cần thống nhất về quan điểm để có hướng hành động nhất quán. Tiến xa hơn, xã hội cần đẩy lùi nạn trọng bằng cấp hơn tài năng thực sự bấy lâu đang tồn tại.


hinh-3-1.JPG




Việc thay đổi không thể đạt được trong một sớm một chiều, nhưng cũng phải bắt đầu ngay bằng những việc làm cụ thể: ví như giáo viên có thể thay đổi phương pháp giảng dạy, chú ý vào kiến thức trọng tâm, kết hợp học và chơi, học đi đôi với hành. Học sinh cũng cần được rèn luyện phương pháp học chủ động, nắm bài ngay tại lớp để tiết kiệm thời gian hơn.Trong đoạn clip ngắn có đoạn: Các vị phụ huynh, xin hãy đừng bắt con mình cõng trên vai ước mơ thần đồng. Hãy theo sát để nhận rõ năng lực, định hướng cho con thay vì cố gắng nhồi nhét, bắt con em học. Phương Thảo chia sẻ: “Thông điệp lớn nhất mà tụi em muốn gửi gắm qua clip này là: Gia đình và xã hội để tìm ra cách giải quyết triệt để, đừng cho các em nhỏ đang phải gánh chịu hậu quả từ sai lầm của người lớn như hiện nay”.


DUY MINH (ZM)Theo Infonet
 
Top