Nhạc teen sẽ... chết?

[ẹc]

...
Staff member
Nhạc teen không kén người hát, cũng chẳng cần có ca từ hoa mỹ khiến lực lượng sáng tác cho dòng nhạc này bùng phát một thế hệ “nhạc sĩ” thực sự gây bất ngờ: có người chỉ dùng nickname, có người chẳng cần biết một nốt nhạc bẻ đôi cũng chẳng cần kỹ thuật thanh nhạc, chỉ cần bài hát có giai điệu, có ca từ dễ thương, vui nhộn…
Thế hệ nhạc sĩ không cần biết nhạc lý
Trào lưu nhạc thế hệ kẹo mút đang đưa ra những vấn đề đáng quan tâm về chất lượng người hát lẫn người sáng tác. Người nghe cũng không cần phải bước chân ra tiệm mua CD mà chỉ cần online để thưởng thức những bản nhạc chất lượng âm thanh kém với đủ thứ tạp âm trên các trang web miễn phí và các diễn đàn trẻ.

Sự dễ dãi ttrong sáng tác và thưởng thức đang dần đưa V-pop vào thói quen tiếp nhận những sản phẩm thiếu tính thẩm mỹ và kiến thức âm nhạc nền tảng. Một dòng nhạc không chóng thì chầy cũng sẽ nhanh chóng lụi tàn như cơn sốt nhạc chợ cách đây không lâu.

080416nhacviet4anh4.jpg
Phạm Quỳnh Anh - Ưng Hoàng Phúc

Vì nhiều lý do, mọi người bắt đầu có cái nhìn dễ dãi hơn về sản phẩm âm nhạc. Một thế hệ nhạc sĩ trẻ xuất hiện với những nickname, nghệ danh nửa tây, nửa ta. Hàng loạt ca khúc ra đời với những ê-kíp hoàn toàn mù mờ về âm nhạc - từ người sáng tác cho đến người hát. Một cô bé mà đến hát karaoke cũng lạc giọng bỗng chốc trở thành một hình mẫu ca sĩ teen với dâu tây, kẹo mút.

Người sáng tác cũng ù ù cạc cạc về nhạc lý, chỉ biết thu âm lại những gì mình ngẫu hứng hát ra sau đó phó mặc cho người làm hòa âm nhào nặn. Những sáng tác kiểu như “Nấm lùn di động”, “Thỏ con chiên bánh”… thậm chí cũng chẳng cần tới khâu hoà âm. Có thể nghĩ rộng ra, cả người sáng tác và người hát chỉ để cho vui nên không quan trọng hoá chuyện tác quyền, chẳng cần có văn bản lời và nhạc để đi đăng ký hay kiếm chác gì từ những sáng tác ngô nghê đó.

080416nhacviet4anh2.jpg
Quang Vinh - Bảo Thy

Thế hệ nhạc teen hiện nay còn sót lại rất ít những người sáng tác được đào tạo bài bản và có đường lối sự nghiệp một cách nghiêm túc. Như Lương Bích Hữu, Phạm Quỳnh Anh, Thu Thủy… dù teen nhưng vẫn có những kiến thức cần thiết nhất về nhạc lý và kỹ năng biểu diễn để khi qua tuổi teen họ vẫn có thể tiếp tục sự nghiệp với hình ảnh và thể loại khác.

Các thế hệ sau như Khổng Tú Quỳnh, chẳng cần biết nhạc và chỉ có khả năng tự huyễn hoặc mình. Những người sáng tác nhạc teen như Nguyễn Hoàng Linh, Nguyễn Hồng Thuận, Hamlet Trương, Thảo Châu Gia Đoàn, Se7en, Andy Trần… thì kẻ biết nhạc, người không nhưng vẫn vỗ ngực tự xưng “nhạc sĩ”.

080416nhacviet4anh3.jpg
Lương Bích Hữu
Không đòi hỏi gì về nội dung chuyển tải, cũng chẳng cần chủ đề cao siêu, dân sáng tác nhạc V-Teen chỉ lượn nhặt những hình ảnh gần gũi xung quanh để cho ra đời những ca khúc xanh xanh đỏ đỏ dễ nghe dễ thuộc. Nó khác xa với loại nhạc theo kiểu: Con đường đến trường, Cô bé dỗi hờn, Góc phố dịu dàng, Cô bé soi gương… từng một thời nao lòng các thế hệ thiếu nhi.

Tuy vẫn còn sự nhí nhảnh và bồng bột của tuổi trẻ, những nhạc teen hôm nay gồng mình và lúng túng khá rõ. Nhạc tình yêu của teen sẽ nói về điều gì? Teen chưa đủ trải nghiệm nhưng vẫn thích ê a thể hiện những rung động non nớt và rồi lầm tưởng là tình yêu.
Nhạc teen hôm nay đơn giản dễ hiểu: Cứ yêu nhau là đi chung xe, là ngồi chờ nhau, là cùng ăn uống ciné chè kem bánh trái, có công chúa hoàng tử gấu bông (như trong phim truyền hình hot và được teen yêu thích Goong - Được làm hoàng hậu): Nấm lùn di động, Thỏ con chiên bánh, Hoàng tử gấu bông, Công chúa vịt yêu, Tiệm bánh dâu tây, Kem dâu tình yêu Sự ngô nghê này cứ thế tấn công vào các trường học. Không chỉ có vậy, hình tượng ca sĩ “mẫu” để khán giả teen hôm nay yêu thích phải hội tụ đủ các yếu tố: đẹp và lạ, không cần chất giọng.
080416nhacviet4anh1.jpg
Khổng Tú Quỳnh
Thị hiếu mới này đang hình thành một cách tự phát và thiếu một nền tảng thẩm mỹ cơ bản. Nhạc V-teen bùng nổ và tụ họp được khá đông thính giả trẻ, các bậc phụ huynh không lên tiếng phản đối nhưng cũng chẳng ai muốn cổ suý cho việc truyền tải những ca khúc mà tính thẩm mỹ quá thấp này…
 

hieuprovn

New Member
Ðề: Nhạc teen sẽ... chết?

hờ hờ !
adim nói rất là đúng !
nhưng còn tùy 1 vài trường hợp người nhạc sỹ đã thể hiện tất cả chính mình !
có khi còn châm chuốc cho new song sắp ra để cho mọi người thưởng thức !
nhưng thật đáng buồn với 1 số trường hợp mua beat nhạc nước ngoài , lạ lẫm mà viết lời rồi tự xưng mình sáng tác . Thật đáng buồn cho nhạc việt . Nhạc teen sẽ ko chết nếu mọi người biết quan tâm nhiều hơn , thấu hiểu , cảm nhận dc 1 phần dù chỉ 1 phần thì lúc đó nhạc teen sẽ có cơ hội thì sao ??
 

teddybear2211

New Member
Ðề: Nhạc teen sẽ... chết?

hihi... nói gì nhỉ?... quá đúng lun... chính vì thế cho nên những bài nhạc trẻ bây giờ có bao giờ ở lâu trong lòng khán giả đâu nà...
 

cupic4491

New Member
Ðề: Nhạc teen sẽ... chết?

Túm lại lò: Nhạc trẻ giờ ra chỉ để hát chơi cho zui thui chứ hem khắc sâu vào lòng người như mí thế hệ trước nhở!!! :D
 

hayate_kakashi

New Member
Ðề: Nhạc teen sẽ... chết?

Nghe nhạc giao hưởng thấy còn hay hơn , nhạc teen càng nghe càng dỡ -> khỏi nghe . Chỉ thích coi mấy cô ca sĩ tuổi teen như KHổng tú QUỳnh :x ............ Chưa kể lời nhạc nhảm nhí , hòa âm phải nói không bằng đứa con nít ở USA tập làm DJ nữa , lời bài hát lang mang , ca ngợi chuyện trên núi ......... -> Nhạc teen ko sớm hay muộn cũng sẽ die ;)) . Riêng các ca sĩ thì vẫn con đó để mọi người ngắm =.=

Thế hệ nhạc teen hiện nay còn sót lại rất ít những người sáng tác được đào tạo bài bản và có đường lối sự nghiệp một cách nghiêm túc. Như Lương Bích Hữu, Phạm Quỳnh Anh, Thu Thủy… dù teen nhưng vẫn có những kiến thức cần thiết nhất về nhạc lý và kỹ năng biểu diễn để khi qua tuổi teen họ vẫn có thể tiếp tục sự nghiệp với hình ảnh và thể loại khác.
Cái này thì đúng bé hữu nhà ta học nhạc viện thành phố chung với ưng hoàng phúc hệ 13 năm thì phải :x
 

teddybear2211

New Member
Ðề: Nhạc teen sẽ... chết?

hihi.. hình như theo ý Kakashi thì bây giờ người ta ca sĩ nhìu hơn là nghe hát...
Kakashi hâm mộ Hữu à?
 
Top