Làm Thế Nào để Chuẩn Bị Tốt Các Kỳ Thi Tiếng Anh

lily_fames_dp

Chủ tịch lò mổ
Để đi học được ở những quốc gia nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, U'c Hà Lan, Niu Dilơn, Xingapo..., bạn còn cần phải có một vốn tiếng Anh cũng tốt như học lực của bạn. "Công lực" tiếng Anh của bạn phải đủ cao để vượt qua tiêu chuẩn của các test những nước này yêu cầu (thường là TOEFL, IELTS). Do việc thi các chứng chỉ này thông thường là rất tốn kém (khoản 100 đô la Mỹ), bạn không thể cho phép mình thử sức đến lần thứ hai hay thứ ba. Anh Xuân Vinh cựu sinh viên ĐH Ngoại thương tốt nghiệp MBA học bằng tiếng Pháp của Trung tâm Pháp-Việt đào tạo về quản lý (CFVG) và tốt nghiệp MBA tại Anh sẽ cho chúng ta những kinh nghiệm thuộc loại xương máu để các bạn cùng tham khảo.

Làm sao để có thể đạt điểm cao trong những kỳ thi test trình độ Anh ngữ này ngay từ lần đầu tiên? Bên cạnh một động lực mạnh mẽ (rất cần thiết), bạn cần có một vốn Anh ngữ vững chắc nhờ một phương pháp ôn luyện phù hợp để làm vốn đi thi. Muốn thế thì phải có ai đó thi rồi và truyền đạt kinh nghiệm lại cho bạn, nếu bạn không muốn rút kinh nghiệm "đau xót" sau khi đã mất trên 100 đô la Mỹ mà điểm vẫn không như ý muốn. Vì thế, bài viết này sẽ giúp cho bạn một số ít kinh nghiệm và cách học tiếng Anh để thi test, bởi tác giả của nó đã có may mắn trải qua thực tế "chiến trường" ở cả hai mặt trận TOEFL và IELTS.
Đến đây, bạn sẽ sốt ruột hỏi vậy kinh nghiệm mà tôi cần biết là gì? Đừng vội vã, bạn sẽ biết được những kinh nghiệm thi test, không chỉ qua bài viết này mà còn rút tỉa ra được qua quá trình học luyện thi của bạn nữa. Kinh nghiệm đầu tiên là: Phải kiên nhẫn, không được nóng vội. Đừng bao giờ hấp tấp đǎng ký thi khi bạn cảm thấy chưa đủ vốn Anh ngữ cần thiết cũng như chưa chuẩn bị kỹ cho cuộc thi. Hấp tấp đǎng ký thi chỉ phí tiền và chỉ giúp cho bạn rút ra một kinh nghiệm bản thân "xót xa" vì mất tiền mà thôi.

Kinh nghiệm tiếp theo: vốn Anh ngữ chỉ được tạo nên qua một thời gian dài luyện "nội công" miệt mài và có phương pháp...
Ngoại trừ một số thần đồng ngoại ngữ có thể đạt đến trình độ Anh ngữ cao cấp khi chỉ mới mười mấy tuổi, đa số chúng ta chỉ đạt một trình độ Anh ngữ kha khá trong thời gian học đại học và cao hơn sau khi đã tốt nghiệp. Bởi vậy, tôi xin khuyên các bạn rằng việc chuẩn bị thi test TOEFL và IELTS nên được bắt đầu từ nhiều và rất nhiều nǎm trước, ngay cả khi các bạn chưa có hoài bão du học (vì một ngày nào đó bạn sẽ có đấy) hay chưa có một khái niệm chính xác nào về các test này. Thế nhưng trong thực tế, có nhiều bạn trẻ rất tự tin (rất tốt!) vào khả nǎng Anh ngữ của mình nên khi đã đạt được một trình độ nhất định nào đó, các bạn này bắt đầu sao nhãng việc rèn giũa vốn tiếng Anh của mình. Bận rộn công việc tại nhiệm sở sau khi tốt nghiệp, phải đi chơi với người yêu, hay phải làm tròn bổn phận công việc nhà... là 1001 lý do để các bạn giải thích cho việc không tiếp tục chǎm chút vốn tiếng Anh của mình. Các bạn không biết rằng muốn đạt điểm cao trong các kỳ test, các bạn cần liên tục luyện vốn ngoại ngữ, cho dù trước đấy các bạn đã đạt trìn độ tiếng Anh khá cao. Vốn Anh ngữ sẽ tự hao hụt dần qua thời gian nếu không được sử dụng và trau dồi. Vì lý do này mà kết quả các test TOEFL và IELTS chỉ có giá trị trong thời gian 2 nǎm.

Trước đây, khi chuẩn bị cho kỳ thi tuyển học bổng Chevening của Hội đồng Anh nǎm 1998, tôi cùng một đồng nghiệp trẻ đã phải cùng nhau trải qua cửa ải của kỳ thi IELTS. Anh bạn đồng nghiệp này đã tạm gác tất cả công việc của mình để chuẩn bị cho kỳ thi trong thời gian khoảng 10 ngày trước, và với một cường độ học tập rất cao. Trong khi đó, trước kỳ thi 3 ngày, tôi mới thực sự chuyên tâm vào việc luyện thi vì trong suốt thời gian dài trước đó đã ôn luyện tiếng Anh hằng ngày (dù không hề biết rằng mình sẽ đi thi IELTS). Kết quả là người bạn đồng nghiệp đạt 6,5 điểm, nhưng dù đây là một điểm số khá cao, điểm này cũng không đáp ứng được tiêu chuẩn tuyển chọn của Hội đồng Anh. Vấn đề đặt ra là anh bạn của tôi đã không luyện "nội công" vốn tiếng Anh của mình thường xuyên, chỉ chú trọng vào thời điểm cuối cùng trước khi thi, và do đó khó lòng đáp ứng được tiêu chuẩn cao và khắt khe của các suất học bổng.

Tóm lại, nguyên tắc tối thượng để học tiếng Anh là: không được hấp tấp, và phải kiên nhẫn. Cần phải biết rằng vốn tiếng Anh của bạn chỉ tiến triển sau một thời gian dài. Có thấm nhuần tư tưởng này các bạn mới an tâm mà rèn luyện hằng ngày được. Đừng mơ tưởng rằng hôm nay tôi học, tuần sau tôi sẽ tiến bộ thấy rõ, và mọi người sẽ thán phục trước bước đột phá của tôi. Học ngoại ngữ cũng như học võ thuật: Phải tập luyện hằng ngày.

Tóm lại, nguyên tắc tối thượng để học tiếng Anh là: không được hấp tấp, và phải kiên nhẫn. Cần phải biết rằng vốn tiếng Anh của bạn chỉ tiến triển sau một thời gian dài. Có thấm nhuần tư tưởng này các bạn mới an tâm mà rèn luyện hằng ngày được. Đừng mơ tưởng rằng hôm nay tôi học, tuần sau tôi sẽ tiến bộ thấy rõ, và mọi người sẽ thán phục trước bước đột phá của tôi. Học ngoại ngữ cũng như học võ thuật: Phải tập luyện hằng ngày.
 

KuLiu

New Member
Ðề: Làm Thế Nào để Chuẩn Bị Tốt Các Kỳ Thi Tiếng Anh

Sau khi đọc xong rút ra kết luận: fải chăng mình thuộc dạng thần đồng?? =))

Thi toefl, ielts kó kái gì đâu mà khó, kác cháu kứ chăm học, TA nó vào máu, trước khi đi thi làm thêm khóa luyện thi cho vững dạ rồi đi thi thôi. Thi ở VN sướng thí mồ, cháu nào nói khá thì chắc mẩm 7đ.

Kinh ngm này nó là kngm luyện thi chứ ko fải đi thi rồi, đi thi nó chỉ kó 1 kngm thôi, bình tĩnh.... vì thi giới hạn t/g rất khít khao... no time for panic.

Trước khi đi thi nên làm 1 kốc cafe nhẹ, 1 ít đường cho tỉnh táo, đừng ăn wá no hay wá đói.

Bước vào fòng thi thì niệm 1 chút kinh kim kang để trừ tà xả xui...

Thi xong thì thanh thản mời pé Liu đi nhậu thôi
 

KuLiu

New Member
Ðề: Làm Thế Nào để Chuẩn Bị Tốt Các Kỳ Thi Tiếng Anh

Học bổng Chevening từ năm 98 mà 6.5 ko đc đi à, hồi đó đã lấy điểm kao vời vợi thế rùi sao?... Hay hồi trước đề dễ nhỉ?
 

béSu

^.^ Happy Family ^.^
Ðề: Làm Thế Nào để Chuẩn Bị Tốt Các Kỳ Thi Tiếng Anh

Lời khuyên chân thành thi IELTS : tự luyện chăm chỉ cũng đc 6.5 ( kể cả năng khiếu ) :)) đừng bạ đâu luyện đó.. đc 5.0 là vớt vát lắm gòi..
Còn ai muốn share tài liệu tự văn ôn võ luyện liên hệ đây :D
 

Darkrain

New Member
Ðề: Làm Thế Nào để Chuẩn Bị Tốt Các Kỳ Thi Tiếng Anh

Muốn nghe được trước hết phải thuộc từ vựng, ko thuộc từ vựng thì dù có học giỏi ngữ pháp đến đâu khi nói trực tiếp bạn rất dễ lúng túng và trường hợp đó là ý thì rất nhiều nhưng hokbik diễn đạt sao ^___^
Kinh nghiệm thương đau khi thi cambrigde hồi năm lớp 8, lúc đó tui là vua lười học từ vựng :)) vô làm bài nghe, nghe thì nghe dc đó nhưng mà hok bik viết seo 0_0 pó hand chấm com ....
 

KuLiu

New Member
Ðề: Làm Thế Nào để Chuẩn Bị Tốt Các Kỳ Thi Tiếng Anh

À, thiên tài thì wa uk 3 tháng, vì dòng đời đẩy đưa + sự ngp. trốn học EFL để đánh snooker... đã kó ng fải mò lên Cam thi. Với điểm số 7.5..., thiên tài này kó quyền đánh snooker trong giờ EFL =)). Sao trước giờ mình đi thi 1 môn toàn để trốn môn khác là sao ta...

Kinh ngm. thi kử: hãy nghĩ kì thi d/v mình kó ý nghĩa ntn? [đ/v cháu là đc trốn học đi chơi].. thì kon ng sẽ kó tập trung ngay.
 

undeadforever

New Member
Ðề: Làm Thế Nào để Chuẩn Bị Tốt Các Kỳ Thi Tiếng Anh

Thi toefl, ielts kó kái gì đâu mà khó, kác cháu kứ chăm học, TA nó vào máu, trước khi đi thi làm thêm khóa luyện thi cho vững dạ rồi đi thi thôi.

Bác ấy nói cứ như làm xiếc :> :rolleyes:
Nói như thế ai chả nói được.U.U
 

KuLiu

New Member
Ðề: Làm Thế Nào để Chuẩn Bị Tốt Các Kỳ Thi Tiếng Anh

Bác ấy nói cứ như làm xiếc :> :rolleyes:
Nói như thế ai chả nói được.U.U

Đó là kái lí lẽ bách điểm qui đồng. Chiêu thức ôn thi thì đầy rẫy, mỗi bang fái tuyên truyền 1 kiểu khác nhau để kiếm tiền. Nhưng kuối kùng thì kũng chỉ là 1 thể loại kiến thức, đích đến kuối kùng kũng là ngấm vào máu. Thế như đi thi toán thì tại sao kêu tìm kực trị thì fải đạo hàm bậc 2? Kái khó chỉ là đạo làm sao cho đúng thôi. Vậy chứ kó mấy kách để nhớ kông thức đạo hàm?? 1 kách... 10 kách, 1000 kách.... kuối kùng kũng là nhớ + vận dụng đc >>> là vào máu.

Anh Văn thì kũng kó khác gì toán, nó ko kó kông thức thì nó kũng kó kách chia thì. Thuộc bảng kửu chương thì kũng như là nhớ từ vựng. Đọc hiểu nhanh thì kũng như là fân tích đề bài. Từng đoạn, từng khúc. Kả kái đề bài bầy bừa thì kũng chỉ kó 1 số kâu hỏi chính. Kả đoạn txt dài thì kũng chỉ kó 5-10 lines là contain info để trả lời true/false/not given.

Viết essay thì kũng như trình bày kách giải. Sao bạn làm toán giải nhanh mà viết essay chậm?? Do Maths think maths, write English THINK IN ENGLISH. Nếu ko kó kách đưa English vào máu thì làm sao mà think? Chỉ là miễn kưỡng đối fó. Điểm số ielts kuối kùng kũng.... ko thể hiện đc gì nhiều. Anh đi nộp đơn ĐH, khi interview ngta ko thèm liếc tới kái = ielts, bởi vì ngta nc đc với mình thì kó gì tự tiện mà trình bày. Kái mảnh giấy giá 73 bảng đó.... đâu kó tính chất đại diện kao bằng khả năng diễn đạt ngôn ngữ kủa mình.

Viết essay khó thì lấy sách ra đọc, nhưng 1 khi ko cho English vào máu thì bản thân việc đọc sách collect info kũng là việc khó, khó chồng lên khó thì viết ra đc kái gì cho ngta chấm điểm đây???
 
Top