Chuyên mục học tập dành cho 10b10

Halft

New Member
Topic lập ra nhằm giải đáp các bài tập mang tính "bối rối", "mem" nào bối rối thì góp dzô dzui tí :yoyo52:, giải đáp các "théc méc trên trời dưới đất" :union-46:
 

Halft

New Member
Topic này bao nhiêu không quan trọng, tích tiểu thành đại mà B-), "ngoại bang" cũng có quyền tham gia nếu ưa thích B-)
 

mynkuteloveu

New Member
Đề : Nhân dân ta có 1 câu tục ngữ '' đi một ngày đàng , học 1 sàng khôn '' . hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó ... :((
Có kết wả cho em sớm nház * bà con *
:o3
 

Halft

New Member
Một số ít người thôi chứ không phải tất cả @-)

---------- Post added at 11:54 PM ---------- Previous post was at 10:34 PM ----------

Dàn bài:
_ Mở bài:

  • Dẫn dắt người đọc vào vấn đề, có thể dùng mở bài sau đây: "Từ ngày xưa, người dân Việt Nam ta đa số chỉ sống trong các ngôi làng, ít ai chịu khó đi ra ngoài vì các điều kiện không phù hợp. Vì vậy, nền dân trí nước ta ngày đấy rất hạn chế, vì vậy, việc "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" đã là ước ao, là khát khao của dân tộc ta"
_ Thân bài:
+ Phần 1: Giải thích tục ngữ
* Đi một ngày đàng:

  • Về nghĩa đen, "đi một ngày đàng" tức là đi rất xa, với điều kiện phương tiện lúc bấy giờ vốn không tiên tiến nên việc đi xa như thế rất khó khăn và tốn kém đến thời gian (có thể lên đến 4, 5 năm) và kinh phí
  • Về nghĩa bóng, "đi một ngày đàng" tức là đi để tìm hiểu kiến thức, mỗi vùng miền là một vốn kiến thức hoàn toàn mới lạ mà ta chưa biết đc, vì thế, việc đi như thế rất có ích cho ta nâng cao sự hiểu biết của mình
* Học một sàng khôn:
  • Về nghĩa đen, "học một sàng khôn" là học được một điều rất to lớn và vĩ đại, từ "sàng" ở đây chỉ sự to và rộng lớn
  • Vè nghĩa bóng. "học một sàng khôn" là vốn kiến thức và tầm hiểu biết của mình được nâng lên rất cao
=> "Đi một ngày đàng, gặp một sàng khôn" là khi chúng ta chịu khó bỏ công sức để đi tìm tòi vốn kiến thức, ta sẽ thu được những gì mà ta muốn tìm kiếm và điều ấy rất to lớn
+ Ý nghĩa sâu xa:
*Đây là một chân lý:

  • Đây là một chân lý được ông cha ta tìm hiểu và rút ra, truyền lại cho chúng ta với mong muốn ta sẽ là những người nối tiếp để cống hiến cho nền phát triển của nước nhà, tạo được nguồn mầm non đám tin cậy cho đất nước
*Đây là lời khích lệ tinh thần:
  • Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu,ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên : “Làm trai cho đáng nên trai-Phú Xuân cũng trải,Đồng Nai cũng từng”;”Làm trai đi đó đi đây-Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng,cần thiết và đáng khuyến khích.
​ +Liên hệ thực tiễn:
  • Hiện nay,việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa.Ai cũng có quyền tự do đi lạ,học hành,kể cả ra nước ngoài.Học hỏi bằng con đường tham quan,du lịch;học hỏi bằng con đường du học…Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm,những kiến thức khoa học mới mẻ,tiên tiến của nhân loại,nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.
_Kết bài:


  • Học hỏi không phải là chuyện ngày một,ngày hai mà là chuyện của cả đời người.”Học ở trường,học trong sách vở,học lẫn nhau và học ở cuộc sống”.Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người.Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao.Có tri thức,chúng ta mới làm chủ được bản thân,mới đóng góp hữu ích cho gia đình,xã hội.”Học vấn làm đẹp con người”-đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta.Câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng,học một sàng khôn” là lời khuyên quý báu của người xưa;đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.
​Xong rồi đấy, Click thanks cái nào
:p
 
Top